Trẻ trong độ tuổi 6 – 36 tháng là đối tượng dễ mắc viêm tai giữa. Bệnh viêm tai giữa nếu không được điều trị kịp thời thì có thể để lại di chứng suốt đời. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây!
Viêm tai giữa là bệnh gì?
Tai giữa là phần không gian chứa đầy không khí phía sau màng nhĩ. Vùng này chứa hệ thống xương con mỏng manh có chức năng dẫn truyền âm thanh từ màng nhĩ đến tai trong. Từ đó giúp con người có thể nghe thấy.
Viêm tai giữa là tình trạng viêm niêm mạc tai giữa. Bệnh có thể diễn tiến cấp hay mạn tính. Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi do cấu trúc, chức năng vòi nhĩ chưa hoàn chỉnh và hệ miễn dịch còn yếu.
Các dạng viêm tai giữa ở trẻ
Có hai dạng chính là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết.
– Viêm tai giữa cấp là sự viêm nhiễm dai dẳng ở tai giữa. Bệnh này có thể là nguyên nhân đang xảy ra làm tổn thương tai giữa và màng nhĩ. Tổn thương kéo dài có thể làm chảy dịch liên tục qua lỗ thủng màng nhĩ.
– Viêm tai giữa có dịch tiết là tình trạng tai giữa có dịch không nhiễm trùng trong hơn ba tháng. Bệnh thường không có các triệu chứng cơ năng rõ ràng. Đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác đầy nặng tai.
Nguyên nhân gây viêm tai giữa
Virus, vi khuẩn là các tác nhân chính gây viêm tai giữa. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này có thể là do tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên không được điều trị đúng cách. Từ đó khiến cho virus, vi khuẩn di chuyển vào tai giữa và gây bệnh ở đây.
Yếu tố nguy cơ
Một số yếu tố có thể tăng nguy cơ viêm tai giữa là:
– Tuổi: trẻ nhỏ từ 6 tháng – 2 tuổi.
– Tiền sử gia đình: gia đình hay có người bị viêm tai giữa.
– Vừa mắc cảm lạnh: tạo điều kiện thuận lợi để virus xâm nhập vào tai giữa.
– Bệnh mãn tính: mắc các bệnh như suy giảm miễn dịch hoặc các bệnh hô hấp mạn tính.
– Sống trong môi trường ô nhiễm: không khí ô nhiễm kết hợp với khói thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai.
Triệu chứng của bệnh
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu sau thì bạn nên đưa bé đi khám và kiểm tra:
– Trẻ sốt cao lên tới 39 – 40 độ C, hay quấy khóc và ăn kém, bỏ ăn, nôn trớ và nặng hơn là co giật.
– Đối với trẻ nhỏ sẽ lắc đầu và liên tục lấy tay cho vào trong tai. Còn trẻ lớn hơn đã biết nói sẽ kêu đau tai.
– Trẻ sẽ có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như đi ngoài phân lỏng nhiều lần. Triệu chứng này gần như xuất hiện đồng thời với triệu chứng sốt.
– Bé trằn trọc khó ngủ và tỏ ra bứt rứt khi đặt nằm xuống.
– Trẻ không giữ thăng bằng và hay nghiêng phần đầu sang một bên.
Biến chứng
Nếu cha mẹ không phát hiện những triệu chứng viêm tai giữa và kịp thời đưa trẻ đi khám và điều trị thì chỉ vài ngày sau bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn. Sau từ 2 – 3 ngày, màng tai bị thủng sẽ có mủ chảy ra ngoài qua lỗ tai.
Một số biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:
– Suy giảm thính giác:
Tình trạng suy giảm thính giá nhẹ khá phổ biến khi bị nhiễm trùng tai. Tình trạng này thường thuyên giảm sau khi hết nhiễm trùng. Nhiễm trùng tai xảy ra nhiều lần hoặc có dịch trong tai giữa có thể dẫn đến tình trạng giảm thính lực nghiêm trọng hơn.
– Chậm nói hoặc chậm phát triển:
Nếu thính giác bị suy giảm tạm thời hoặc vĩnh viễn ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, trẻ có thể bị chậm nói hoặc chậm phát triển khả năng ngôn ngữ.
– Nhiễm trùng lan sang các cơ quan khác:
Nhiễm trùng không được điều trị hoặc đã được điều trị nhưng không khỏi có thể lan sang các mô lân cận. Từ đó gây viêm xương chũm hoặc hiếm hơn là lan sang các mô khác trong hộp sọ, bao gồm não hoặc màng bao quanh não gây viêm màng não.
– Rách màng nhĩ:
Hầu hết các vết rách màng nhĩ sẽ lành trong vòng 1 tháng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, màng nhĩ không tự liền, cần phải điều trị bằng phẫu thuật.
Phương pháp điều trị viêm tai giữa
Viêm tai giữa có thể được chữa trị thông qua 2 phương pháp:
Điều trị bằng thuốc
Điều trị viêm tai giữa bằng phương pháp dùng thuốc là lựa chọn phổ biến nhất. Theo đó, người bệnh có thể được điều trị bằng các loại thuốc theo đơn của bác sĩ như:
– Thuốc kháng sinh,
– Thuốc kháng histamin,
– Thuốc chống viêm phù nề,
– Thuốc xịt mũi, bơm hơi vòi nhĩ.
Thời gian điều trị bằng thuốc thường kéo dài 1 đến 2 tuần. Trong trường hợp màng nhĩ bị thủng, người bệnh cần dùng thuốc nhỏ tai kết hợp với vệ sinh tai, làm sạch mủ bằng nước muối và dung dịch sát trùng thích hợp. Để ngăn tình trạng bít tắc ống tai.
Phẫu thuật
Trong trường hợp nhiễm trùng lan rộng, điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể cần điều trị ngoại khoa như:
– Nạo VA;
– Cắt amidan;
– Đặt ống thông khí tùy vào từng tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ có thể áp dụng.
Biện pháp phòng bệnh
Để phòng bệnh viêm tai giữa cho con, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
– Thường xuyên vệ sinh tay cho trẻ và để các đồ vật không sạch sẽ cách xa tầm với của trẻ.
– Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng thời gian.
– Khuyến khích cho con bú sữa mẹ bởi trong sữa mẹ có đề kháng giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm tai giữa.
– Nếu cho trẻ bú bình hãy giữ trẻ ngồi thẳng và tránh cho bú khi đang nằm.
– Để trẻ tránh xa nơi có khói thuốc lá.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm tai giữa. Nếu phát hiện con có những triệu chứng nghi ngờ bệnh, cần cho con đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời. Liên hệ 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Viêm amidan ở trẻ có nên cắt không?
Viêm amidan là tình trạng thường gặp ở trẻ. Việc cắt amidan không những không ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của trẻ mà còn giúp loại bỏ ổ viêm, tránh những biến chứng nguy hiểm do viêm amidan gây ra. Amidan là gì? Amidan là một tổ chức lympho của cơ thể nằm […]
Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi
Ngay từ giây phút chào đời, bé yêu đã phải thích nghi với môi trường mới, ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm từ virus, vi khuẩn gây bệnh. Trước khi mầm bệnh kịp xâm nhập, bố mẹ cần giúp bé có một “lớp lá chắn” bảo vệ cho con chống lại các mầm bệnh […]
Chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần: Những điều mẹ cần biết
Trẻ sinh non 36 tuần thường có sức đề kháng yếu. Vì vậy cần có chế độ chăm sóc đặc biệt hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Cùng DoLife tìm hiểu những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần nhé! Phân nhóm sinh non cơ bản Theo thông tin […]
Trẻ sinh non 8 tháng có phát triển bình thường được không?
Một thai kỳ đầy đủ để trẻ sinh ra an toàn, khỏe mạnh là thai đạt khoảng đủ 40 tuần tuổi. Việc sinh sớm từ 3 – 6 tuần có thể mang đến những rủi ro nhất định cho mẹ và bé. Vậy trẻ sinh non 8 tháng có sao không? Để DoLife giúp bạn […]