Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

26/03/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Viêm gan B là bệnh có khả năng lây truyền rất cao. Bệnh có thể biến chứng thành xơ gan, ung thư gan nếu như không được điều trị kịp thời. Vậy viêm gan B có lây qua đường ăn uống không? Cùng tìm hiểu qua bài viết.

Viêm gan B là bệnh gì?

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus HBV gây ra. Căn bệnh này được xem là nỗi lo cho tất cả mọi người. Nguyên nhân là do bệnh có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người lành với tốc độ cao gấp 50 – 100 lần so với virus HIV.

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời gian tồn tại của virus HBV trong môi trường ít nhất 7 ngày. Đối với những người chưa được tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B, nếu bị virus HBV xâm nhập vào cơ thể, thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài từ 30 – 180 ngày. Người bệnh sau khi nhiễm tầm 30 – 60 ngày, virus sẽ có thể được phát hiện trong cơ thể thông qua các xét nghiệm như HBsAg.

Viêm gan B có khả năng cao phát triển từ cấp tính thành viêm gan B mạn tính nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đặc biệt là trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh nhiễm viêm gan B từ người mẹ. 

Tình trạng viêm gan B tại Việt Nam hiện nay

Trên thế giới, số người mắc bệnh viêm gan B tương đối cao. Theo thống kê, tỷ lệ người mắc bệnh viêm gan B tại Việt Nam cũng không hề thấp. Số lượng bệnh nhân của căn bệnh này đang ra tăng không ngừng. Trên thực tế, có khoảng 9 triệu người dân Việt Nam đang đối mặt với loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.

Trong đó, số lượng bệnh nhân nam cao hơn nhiều so với lượng bệnh nhân là nữ giới. Rất nhiều người lo lắng, liệu viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Viêm gan B lây qua đường nào?

Có 3 con đường lây truyền viêm gan B. Cụ thể:

Lây truyền từ mẹ sang con

Nghiên cứu cho thấy người mẹ mắc viêm gan B có đến 95% khả năng lây truyền sang cho con trong quá trình mang thaichuyển dạ. Nguy cơ lây truyền tăng dần theo thời gian mang thai. Cao nhất ở cuối thai kỳ và sau sinh. Đặc biệt nếu không được dự phòng tốt.

Điều đáng nói là 90% trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan B từ mẹ có khả năng phát triển thành mãn tính. Chính vì vậy, chẩn đoán và theo dõi phụ nữ mang thai nhiễm viêm gan B có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn chặn chu kỳ viêm gan B mạn.

Phụ nữ mang thai đều cần được xét nghiệm viêm gan B để có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Trong trường hợp người mẹ nhiễm bệnh, trẻ cần được tiêm vaccine phòng ngừa viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi chào đời. Việc này giúp hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh từ người mẹ sang trẻ xuống còn khoảng 5%. Ngoài ra để ngăn ngừa lây truyền virus cho bào thai, người mẹ có tải lượng HBV rất cao có thể được chỉ định điều trị trong thai kỳ.

Viêm gan B không lây truyền qua đường sữa mẹ. Trừ khi người mẹ bị nứt hoặc chảy máu núm vú. Do đó, người mẹ nhiễm viêm gan B vẫn có thể cho con bú trực tiếp. Hoặc vắt sữa cho con bú gián tiếp.

Lây truyền qua đường máu

Virus viêm gan B tồn tại trong máu người bệnh với mật độ lớn. Máu của người bệnh khi tiếp xúc với vết xước trên da hoặc niêm mạc người lành có thể làm lây truyền virus. Việc truyền máu – nhận máu không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm,… sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HBV.

Bên cạnh đó, HBV còn lây truyền khi dùng chung bàn chải đánh răng, bấm móng, dao cạo và các dụng cụ cá nhân khác với người bệnh. Mà trong quá trình sử dụng gây xây xước, chảy máu. Bệnh còn có thể lan truyền khi sử dụng dịch vụ nha khoa, thẩm mỹ, phẫu thuật, xăm hình,… với dụng cụ không đảm bảo vệ sinh sạch khuẩn.

Viêm gan B nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây xơ gan, ung thư gan

Lây truyền qua đường tình dục

Virus viêm gan B còn có thể tìm thấy trong dịch âm đạo, tinh dịch của người bệnh. Ngoài ra, các chất lỏng bài tiết có nguồn gốc từ dòng máu cũng có sự hiện diện của HBV. Nguy cơ lây truyền viêm gan B khi quan hệ tình dục với người bệnh sẽ tăng lên nếu có các hành vi tình dục sau đây:

– Quan hệ tình dục gây tổn thương, xây xước.

– Quan hệ tình dục không an toàn: không dùng bao cao su; quan hệ bừa bãi, …

– Mắc các bệnh lý nhiễm trùng lây qua đường tình dục, hình thành ổ mủ, viêm loét tại bộ phận sinh dục.

Viêm gan B lây qua đường ăn uống không?

Viêm gan B không lây qua đường ăn uống

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy viêm gan B lây truyền qua đường ăn uống giữa người bệnh và người lành. Người lành hầu như không bị nhiễm HBV qua đường nước bọt. Chính vì vậy, nguy cơ mắc bệnh gần như không có khi cùng ăn uống, sử dụng chung bát đũa với người bệnh.

Tuy nhiên những người có vấn đề tại khoang miệng như viêm lợi, chảy máu chân răng, lở loét, nhiệt miệng,… cần cẩn trọng khi ăn uống chung. Việc lây nhiễm virus qua các vết thương này cũng có thể xảy ra.

Nhìn chung, viêm gan B cũng không lây qua đường tiếp xúc thông thường. Việc bắt tay, ăn thực phẩm nấu bởi người mắc bệnh, hôn hay dùng chung các vật dụng chứa dịch tiết nước bọt không làm lây truyền virus.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?” Hy vọng thông qua bài viết bạn đã có những kiến thức hữu ích về căn bệnh này. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Đau ruột thừa: Triệu chứng đặc trưng và cách giảm đau hiệu quả

Đau ruột thừa: Triệu chứng đặc trưng và cách giảm đau hiệu quả

Đau ruột thừa là bệnh lý phổ biến và có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng cấp tính ở ruột thừa, có thể diễn tiến nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại hệ quả khó lường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng người […]

Viêm loét dạ dày tá tràng : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Viêm loét dạ dày tá tràng : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến ở độ tuổi 30-50, bệnh có thể tái phát và có thể phát triển thành bệnh mãn tính. Vì vậy việc nắm thông tin về nguyên nhân, triệu chứng rất quan trọng. Theo dõi bài viết để tìm hiểu thêm. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng […]

Trào ngược dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trào ngược dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trào ngược dạ dày là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi. Vậy trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Trào ngược dạ dày là bệnh gì? Trào ngược dạ dày hay Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là tình trạng dịch […]

Polyp dạ dày: Dấu hiệu và cách điều trị

Polyp dạ dày: Dấu hiệu và cách điều trị

Polyp dạ dày thường có ít hoặc không có dấu hiệu cụ thể. Hầu hết các khối u đều lành tính, không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nhưng vẫn có nguy cơ tiền triển thành ung thư, nên việc tìm hiểu dấu hiệu vô cùng quan trọng. Polyp dạ dày là gì? Polyp dạ […]