Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324
Ung thư tuyến giáp có chữa được không? Điều trị như thế nào? - Bệnh viện Quốc Tế Dolife
Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Ung thư tuyến giáp có chữa được không? Điều trị như thế nào?

06/03/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Ung thư tuyến giáp có khả năng chữa trị thành công cao hơn so với những bệnh ung thư khác? Vậy điều trị ung thư tuyến giáp bằng phương pháp nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Ung thư tuyến giáp là bệnh gì?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở trước cổ, có hình cánh bướm. Tuyến giáp có nhiệm vụ chính là tiết hormone tuyến giáp vào máu để vận chuyển tới từng mô trong cơ thể. Giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm, cho phép tim, não, các cơ quan làm việc ổn định.

Ung thư tuyến giáp hình thành khi các tế bào trong tuyến giáp bị thay đổi, phân chia quá nhanh mà không chịu sự kiểm soát của cơ thể

Ung thư tuyến giáp là tình trạng các tế bào tuyến giáp tăng sinh bất thường, quá mức cho phép. Bệnh lý này là bệnh ác tính nhất trong số các bệnh ung thư của tuyến nội tiết. Bởi khi tuyến giáp gặp vấn đề, các bộ phận khác cũng bị ảnh hưởng. Thế nhưng, may mắn là bệnh lý này có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm.

Có những loại ung thư tuyến giáp nào?

Ung thư tuyến giáp được chia thành 2 nhóm. Đó là ung thư thể biệt hóa và ung thư thể không biệt hóa.

Ung thư thể biệt hóa

Nhóm ung thư thể biệt hóa chiếm số đông. Với khoảng 90% các trường hợp. Đặc điểm của nhóm này là bệnh tiến triển chậm, có tiên lượng tốt. Gồm:

– Ung thư biểu mô tuyến giáp thể nang.

– Ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú.

– Ung thư biểu mô tuyến giáp kết hợp thể nang và thể nhú.

Ung thư thể không biệt hóa

Với số lượng ít hơn, chỉ khoảng 10% các trường hợp. U tuyến giáp thể không biệt hóa có đặc điểm là tiến triển nhanh, nguy cơ di căn cao. Gồm:

– Ung thư biểu mô tuyến giáp thể không biệt hóa.

– Ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy.

Nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh K tuyến giáp. Tuy nhiên, những nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

– Bệnh liên quan tới yếu tố di truyền: Người có tiền sử gia đình có bố mẹ, hoặc người thân mắc bệnh, thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

– Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-4 lần so với nam giới. Thường do liên quan yếu tố hormon ở phụ nữ kích thích quá trình hình thành nhân ở tuyến giáp, các bướu nhân này có thể phát triển thành ung thư.

– Bệnh tuyến giáp: Người bị bệnh bướu nhân tuyến giáp, viêm tuyến giáp, bệnh basedow, suy giáp có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn những người khác.

– Nhiễm phóng xạ: Cơ thể người có thể bị nhiễm phóng xạ qua đường tiêu hóa, qua đường hô hấp cũng gây ảnh hưởng đến tuyến giáp.

– Một số yếu tố nguy cơ khác: Tình trạng thiếu hoặc thừa i ốt, thường xuyên uống rượu, hút thuốc lá, thừa cân béo phì…

Bệnh ung thư tuyến giáp là bệnh lý có tiên lượng khá tốt, so với các loại ung thư khác

Dấu hiệu nhận biết K tuyến giáp

K tuyến giáp khi ở giai đoạn đầu thường không có nhiều biểu hiện cụ thể. Thường người bệnh sẽ phát hiện bản thân bị ung thư tuyến giáp khi tình cờ đi thăm khám sức khỏe định kỳ. Hoặc đang điều trị, theo dõi bệnh lý nào đó về tuyến giáp.

Tuy nhiên bệnh nhân cần chú ý các triệu chứng thuộc bệnh bướu giáp như sau:

– Ở cổ xuất hiện các hạch bất thường: hạch thường mềm, nhỏ, ở vị trí cùng bên với khối u, những hạch này có thể di động được;

– Hình thành bướu giáp trạng: khối u có đặc điểm là cứng, bờ rõ. Với những khối u có kích thước lớn có thể quan sát được bằng mắt thường, di động theo nhịp nuốt.

Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể xuất hiện những dấu hiệu khác:

– Khối u gia tăng kích thước, trở nên to và rõ hơn, chuyển động theo nhịp nuốt;

– Sụt cân không rõ nguyên nhân;

– Nổi hạch cổ;

– Khối u to chèn ép các bộ phận xung quanh sẽ gây khó nuốt, khàn tiếng, nuốt vướng, khó thở,…;

– Thâm nhiễm, thậm chí là sùi loét tới chảy máu da vùng cổ.

Ung thư tuyến giáp có chữa khỏi được không?

Nếu K tuyến giáp được phát hiện sớm thì có khả năng chữa khỏi hoàn toàn. Bởi ung thư tuyến giáp thường có cơ hội chữa khỏi cao hơn so với những loại ung thư khác. Nguyên nhân là vì diễn tiến của K tuyến giáp có phần chậm hơn. Và nếu bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ điều trị thành công là rất cao. Cụ thể:

– Khi bệnh nhân được chữa trị ở giai đoạn 1 và 2 (khi khối u mới chỉ khu trú tại tuyến giáp chưa xâm lấn sang tổ chức khác): Gần như 100% bệnh nhân sống sót sau 5 năm, trên 10 năm là hơn 75%;

– Sang đến giai đoạn 3: Khi u tuyến giáp lớn hơn 4cm. Và đã lan ra bên ngoài tuyến giáp, có thể tấn công các hạch bạch huyết gần đó. Lúc này tỷ lệ bệnh nhân sống sót sau 5 năm còn 80%;

– Giai đoạn 4 khi ung thư đã di căn sang những cơ quan khác trong cơ thể, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn dưới 50% tùy từng bệnh nhân.

Chẩn đoán ung thư tuyến giáp

Chẩn đoán ung thư tuyến giáp qua siêu âm

K tuyến giáp có thể chẩn đoán thông qua một số phương pháp như:

– Qua triệu chứng bệnh: ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu phát triển khá âm thầm. Hầu như không có triệu chứng đặc trưng. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể phát hiện ung thư ở tuyến giáp nếu thấy khối u vùng cổ khi soi gương, đeo dây chuyền, bị đau cổ, hàm hoặc tai. Đến giai đoạn sau khi nhân tuyến giáp đủ lớn, nó có thể chèn ép vào khí quản hoặc thực quản gây nuốt vướng, khó thở, khàn tiếng hoặc nổi hạch vùng cổ,…

– Phát hiện u giáp tình cờ qua siêu âm, khám sức khỏe.

– Lấy máu xét nghiệm nhằm đo nồng độ TSH (hormone kích thích tuyến giáp).

– Xét nghiệm chọc hút tế bào bằng kim nhỏ để xác định chẩn đoán bệnh.

Điều trị ung thư tuyến giáp như thế nào?

Sau khi chọc hút tế bào và kết luận bị K tuyến giáp hoặc nghi ngờ k tuyến giáp thì bệnh nhân sẽ được lên kế hoạch điều trị. Việc điều trị bệnh thường là kết hợp nhiều phương thức để thu được kết quả tốt nhất. Các phương thức đó là:

– Phẫu thuật: 

Cắt toàn bộ tuyến giáp và nạo vét hạch cổ. Với những trường hợp ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm có thể chỉ cần thực hiện phẫu thuật. Với trường hợp có di căn hạch cổ, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bổ trợ bằng I-131 sau phẫu thuật. Bệnh nhân đã được cắt toàn bộ tuyến giáp cần uống hormone tuyến giáp (levothyroxine) cho đến cuối đời.

– Xạ trị với i-ốt phóng xạ:

Cho đồng vị phóng xạ i-ốt 131 vào cơ thể bệnh nhân để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại hoặc điều trị ung thư tuyến giáp tiến triển. Xạ trị giúp làm giảm tốc độ phát triển. Và sự lan tràn của các tế bào ác tính.

Lưu ý: 

– Tùy thuộc vào kích thước khối u, loại mô học, tình trạng di căn hạch cổ,… mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau. 

– Sau phẫu thuật và điều trị i-ốt phóng xạ, bệnh nhân có một chế độ điều trị nội tiết và theo dõi chặt chẽ, dài hạn. Điều này để giảm khả năng tái phát ung thư tuyến giáp. Và đưa người bệnh trở lại cuộc sống như người khỏe mạnh bình thường. 

– Người bệnh cũng được theo dõi định kỳ chặt chẽ (siêu âm vùng cổ và xét nghiệm máu) để phòng ngừa ung thư tái phát.

Trên đây là những thông tin về bệnh K tuyến giáp. Tuy là căn bệnh nguy hiểm nhưng vẫn có cơ hội chữa khỏi nếu như được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Điều nguy hiểm là K tuyến giáp thường rất khó phát hiện trong thời gian đầu. Vì vậy, chủ động khám sức khỏe định kỳ là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Bài viết liên quan

Sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục bệnh sốt xuất huyết. Vậy người mắc sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Chế độ dinh dưỡng cho người sốt xuất huyết Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm […]

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Ung thư máu là căn bệnh đe dọa đến tính mạng người mắc phải. Tầm soát ung thư máu giúp phát hiện bệnh sớm. Từ đó nâng cao khả năng chữa trị. Vậy tầm soát ung thư máu cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Ung thư máu […]

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

U nang tuyến giáp điều trị như thế nào?

U nang tuyến giáp điều trị như thế nào?

U nang tuyến giáp là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó khiến cuộc sống của người bệnh ảnh hưởng nặng nề. Hãy cùng DoLife tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị u nang tuyến giáp trong bài viết nhé! U nang […]


Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324