Nhân xơ tử cung: Dấu hiệu nhận biết, phân loại và điều trị

23/02/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Theo ước tính, khoảng 70 – 80% phụ nữ phát triển nhân xơ tử cung trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng xuất hiện triệu chứng hay cần điều trị. Vậy khi nào cần phẫu thuật cắt nhân xơ tử cung.

Nhân xơ tử cung là gì?

Nhân xơ tử cung (u xơ tử cung) là bệnh lý tử cung lành tính. U xơ được cấu tạo từ các tế bào cơ trơn và mô liên kết dạng sợi, phát triển ở phía trên hoặc trong thành tử cung. 

Bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phổ biến là 30 – 45 tuổi.  Đa phần nhân xơ tử cung đều là các khối u lành tính. Tuy nhiên, nếu khối u phát triển lớn, có nguy cơ tiến triển thành ác thì thì cần được phẫu thuật loại bỏ.

Nguyên nhân dẫn đến nhân xơ tử cung

Hiện vẫn còn nhiều giả thuyết về nguyên nhân dẫn đến nhân xơ tử cung. Trong đó, giả thuyết lớn nhất là do di truyền hoặc/và ảnh hưởng của hormone.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng: sự phát triển của nhân xơ chịu ảnh hưởng từ hormone estrogen và progesterone. Nồng độ các hormone này tăng cao, đặc biệt là trong thời gian mang thai, khiến u xơ phát triển. Trong thời kỳ mãn kinh hoặc khi dùng thuốc kháng hormone, u xơ sẽ không phát triển hoặc có xu hướng nhỏ lại.

Cùng với đó, nội tiết tố tăng cao cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của nhân xơ tử cung.

Phân loại u xơ cổ tử cung

Dựa vào vị trí khối u, nhân xơ tử cung được phân thành 3 loại chính:

– U xơ dưới thanh mạc – loại thường gặp nhất

U tạo khối rõ ràng, phát triển dưới cơ tử cung hướng ra phía ngoài. Một số trường hợp khối u có cuống gây xoắn và hoại tử.

– U xơ trong cơ tử cung: khối u nằm hoàn toàn trong cơ tử cung làm tử cung to lên.

– U xơ dưới niêm mạc – loại ít gặp nhất

U phát triển từ cơ tử cung hướng về phía lòng tử cung, đội lớp niêm mạc lên. Với những trường hợp u phát triển, khối u có thể chiếm toàn bộ tử cung. Với trường hợp u có cuống, khối u có thể thò ra ngoài gây nhiễm trùng.

Dấu hiệu nhận biết nhân xơ tử cung

Có tới 20% phụ nữ bị nhân xơ tử cung không thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu nào. Ngoài ra, tùy thuộc vào kích thước, vị trí khối u mà chị em có thể cảm thấy những triệu chứng khác nhau. 

Nhìn chung khi bị nhân xơ tử cung, chị em thường gặp một số triệu chứng:

– Bụng nặng, đau do nhân xơ chèn ép lên các cơ quan xung quanh 

Kinh nguyệt bị rối loạn: rong kinh, cường kinh, kinh nguyệt không đều… do sự tăng estrogen và ảnh hưởng của khối u.

– Đau mỏi lưng do khối u chèn ép lên dây thần kinh thắt lưng. Cơn đau có thể lan rộng xuống vùng chân, đùi.

– Đi tiểu nhiều, tiểu rắt, tiểu khó kiểm soát… do khối u chèn vào bàng quang.

– Đau khi quan hệ tình dục do áp lực từ trong lòng âm đạo có thể tác động đến khối u.

Khi nào cần phẫu thuật cắt nhân xơ tử cung

Tùy vào tình trạng u xơ tử cung mà người bệnh có thể được chỉ định mổ hoặc không.

Các trường hợp không cần phẫu thuật cắt nhân xơ tử cung

– U xơ có kích thước nhỏ, không có triệu chứng, không gây biến chứng. Trường hợp này, bệnh nhân được chỉ định theo dõi định kỳ 3 – 6 tháng/lần để theo dõi sự phát triển của khối u và tầm soát các biến chứng có thể xảy ra.

– Phụ nữ chưa muốn phẫu thuật, chống chỉ định phẫu thuật hoặc đang mong muốn có con. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp như: sử dụng thuốc nội tiết và thuốc đối kháng estrogen để kiểm soát sự phát triển của u xơ.

Các trường hợp cần phẫu thuật cắt nhân xơ tử cung

– U xơ kích thước lớn, tử cung to tương đương với kích thước của thai 3 tháng. 

– U xơ có nguy cơ chèn lên vào các cơ quan khác của ổ bụng.

– U xơ kèm các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt như rong kinh, cường kinh, rong huyết mà không đáp ứng với điều trị nội tiết.

– U xơ kích thước lớn chèn lên niệu quản khiến thận ứ nước.

– U xơ gây cản trở quá trình làm tổ ở niêm mạc tử cung của trứng đã thụ tinh. Việc này khiến phụ nữ khó có thai hoặc thai nhi bị chèn ép gây sảy thai, dị tật.

– U xơ nằm trong dây chằng rộng.

– U xơ nằm dưới niêm mạc tử cung.

Tùy thuộc vào tình trạng khối u, sau khi thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Người bệnh có thể được chỉ định mổ mở hoặc mổ nội soi. 

Với những chị em mong muốn tiếp tục sinh con sau phẫu thuật, khối u xơ sẽ được loại bỏ bằng phương pháp bóc tách. Tuy nhiên, việc này cũng có thể chảy nhiều máu. Nếu không cầm được máu, người bệnh sẽ phải cắt bỏ tử cung hoàn toàn. 

Cẩn trọng thai kỳ khi bị u xơ tử cung

Người bệnh có thể mang thai bình thường trong trường hợp:

– U xơ tử cung có kích thước nhỏ

– U xơ không phải dạng xâm lấn hoặc u xơ dưới niêm mạc

Với các trường hợp u xơ hình thành và phát triển trong quá trình mang thai do sự ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, mẹ bầu sẽ không phẫu thuật trong thai kỳ. Bởi việc này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Khi đó, bệnh nhân sẽ được xem xét phẫu thuật trong sinh hoặc sau khi sinh.

Tuy nhiên, thông thường, sau sinh, nội tiết tố cơ thể dần ổn định, u xơ tử cung sẽ không tăng kích thước hoặc kích thước sẽ giảm dần. 

Để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên khám sức khỏe thường xuyên, từ đó sớm phát hiện bệnh lý, điều trị kịp thời, hiệu quả.

Bên cạnh đó, phụ nữ từ 21 tuổi trở lên (hoặc từ khi phát sinh quan hệ tình dục) được khuyến cáo nên khám phụ khoa định kỳ 4 – 6 tháng/lần để tầm soát bệnh lý và chăm sóc sức khỏe sinh sản hiệu quả.

Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng nhân xơ tử cung.  Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì, mẹ liên hệ với hotline 1900 1984 của DoLife để được tư vấn ngay nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Theo số liệu thống kê trên toàn thế giới có từ 6-10% nữ giới mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, trên thực tế con số này có thể cao hơn vì bệnh không có triệu chứng rõ ràng để phát hiện sớm và kịp thời chữa trị. Hãy tham khảo bài viết dưới đây […]

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Chọc ối là một trong những phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi chính xác nhất hiện nay. Nhưng phương pháp này liệu có an toàn hay không? Khi nào mẹ nên chọc ối? Để có được câu trả lời chính xác mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé! Chọc ối […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]