Trẻ mọc răng sữa: Dấu hiệu và hướng dẫn ba mẹ cách chăm sóc bé

21/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Mọc răng sữa là quá trình mà bất kỳ em bé nào cũng đều phải trải qua trong quá trình lớn lên. Thời kỳ này không chỉ gây ra nhiều thay đổi về sức khỏe của trẻ mà khiến bé cảm thấy ít nhiều khó chịu. Để DoLife hướng dẫn ba mẹ cách chăm sóc bé đúng cách trong khoảng thời gian này nhé!

Thời điểm trẻ mọc răng sữa

Khi nào trẻ mọc răng

Thông thường, trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên khi được 6 – 8 tháng tuổi. Thời gian để bé hoàn thiện đủ 20 chiếc răng thường kéo dài đến khi con được khoảng 30 tháng tuổi (2 – 3 tuổi). 

Ở một số trường hợp, trẻ có thể mọc răng sớm, răng nhú từ khi con đang ở tháng thứ 3, 4, 5. Hoặc trẻ có thể mọc răng muộn sau 1 tuổi.

Thời gian và thứ tự mọc răng sữa ở trẻ

Những chiếc răng đầu tiên của trẻ xuất hiện thường là răng cửa, bắt đầu từ răng cửa hàm giữa đến hàm trên và các răng còn lại. Thứ tự mọc răng thông thường là:

– Răng cửa giữa hàm dưới: bắt đầu nhú khi trẻ được 6 – 10 tháng tuổi. 

– Răng cửa giữa hàm trên: bắt đầu nhú khi trẻ được 8 – 12 tháng tuổi.

– Răng cửa bên hàm dưới: bắt đầu nhú khi trẻ được 10 – 16 tháng tuổi.

– Răng cửa bên hàm trên: bắt đầu nhú khi trẻ được 9 – 13 tháng tuổi.

– Răng hàm sơ cấp hàm dưới: bắt đầu nhú khi trẻ được 14 – 18 tháng tuổi.

– Răng hàm sơ cấp hàm trên: bắt đầu nhú khi trẻ được 13 – 19 tháng tuổi.

– Răng nanh hàm dưới: bắt đầu nhú khi trẻ được 17 – 23 tháng tuổi.

– Răng nanh hàm trên: bắt đầu nhú khi trẻ được 16 – 22 tháng tuổi.

– Răng hàm thứ cấp hàm dưới: bắt đầu nhú khi trẻ được 23 – 31 tháng tuổi.

– Răng hàm thứ cấp hàm trên: bắt đầu nhú khi trẻ được 25 – 33 tháng tuổi.

Quá trình mọc răng có thể xê dịch ít nhiều, tùy thuộc vào cơ địa từng trẻ.

Răng cửa giữa của trẻ thường mọc đầu tiên
Răng cửa giữa của trẻ thường mọc đầu tiên

Dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng sữa

Các dấu hiệu mọc răng sữa ở trẻ thường khá đặc trưng, trong đó, trẻ thường có các biểu hiện như:

– Xuất hiện chồi răng. Chồi răng nhỏ xuất hiện dọc theo nướu, trông như những vết sưng nướu nhỏ. Khi dùng ngón tay sạch lướt qua trên nướu, ba mẹ có thể cảm thấy có răng cứng ở bên dưới.

– Chảy dãi. Nước dãi xuất hiện nhiều, thậm chí có thể gây phát ban trên mặt cho trẻ.

– Má ửng hồng do răng mọc xuyên qua nướu gây kích ứng da. Phần má của bé cũng có thể ấm hơn bình thường.

– Nướu nhạy cảm, sưng đau khiến trẻ thường xuyên quấy khóc.

– Khó ngủ, ngủ không ngon giấc, khó ổn định khi nghỉ ngơi

– Trẻ thích đưa đồ vật vào miệng, có xu hướng hướng cắn, nhai đồ vật.

– Trẻ chán ăn, bỏ bú do nướu bị sưng đau.

– Thường xuyên xoa mặt, dụi tai

Ba mẹ cần lưu ý rằng, không phải tất cả trẻ khi mọc răng sữa đều xuất hiện các dấu hiệu trên. Ba mẹ cũng cần dựa trên thói quen sinh hoạt và độ tuổi của bé để có thể đưa ra phán đoán sơ bộ về sức khỏe của con.

Chồi răng nhỏ xuất hiện dọc theo nướu, trông như những vết sưng nướu nhỏ
Chồi răng nhỏ xuất hiện dọc theo nướu, trông như những vết sưng nướu nhỏ

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình mọc răng ở trẻ

Quá trình mọc răng của trẻ có thể diễn ra nhanh, chậm, sớm muộn dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, các yếu tố có ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình trẻ mọc răng sữa như:

– Di truyền: Tốc độ, khả năng mọc răng của trẻ di truyền từ bố mẹ.

– Chế độ dinh dưỡng: Việc được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp quá trình mọc răng ở trẻ diễn ra đúng thời điểm, ít nguy cơ mọc răng chậm.

– Hàm lượng vitamin D và canxi trong cơ thể: Đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến thời điểm mọc răng ở trẻ, do canxi và vitamin D là những dưỡng chất thiết yếu ở răng và cả xương.

Việc trẻ mọc răng sớm hay muộn (không quá nhiều) là điều hoàn toàn bình thường, ba mẹ không cần quá lo lắng. Việc ba mẹ cần làm là chú trọng vào chế độ dinh dưỡng để giúp răng trẻ mọc lên chắc khỏe và không dị dạng.

Hướng dẫn ba mẹ cách chăm sóc bé khi mọc răng

Mọc răng sữa là một trong những cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ, cần nhận được sự quan tâm và chăm sóc cẩn thận từ ba mẹ. Để giúp bé có hàm răng chắc khỏe và thoải mái hơn trong quá trình mọc răng, ba mẹ cần lưu ý khi chăm sóc con:

– Lau nướu và toàn bộ khoang miệng cho trẻ hàng ngày bằng vải sạch một cách nhẹ nhàng.

– Có thể dùng bàn chải silicon mềm để vệ sinh răng nướu cho trẻ.

– Ba mẹ có thể cho con dùng vòng cắn mọc răng để giúp bé giảm ngứa lợi, bớt khó chịu.

– Ưu tiên các loại thức ăn mềm, lỏng, giàu canxi và vitamin.

Khi răng sữa của trẻ đã mọc đủ 20 chiếc, ba mẹ có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc răng miệng cho bé như:

– Đánh răng với nước bằng bàn chải chuyên dụng dành cho bé

– Bắt đầu cho con dùng chỉ nha khoa khi răng chạm nhau

– Khi trẻ được 2 tuổi, bắt đầu cho con đánh răng với bàn chải và kem đánh răng

– Hướng dẫn con cách vệ sinh răng miệng đúng cách

Một số vấn đề trẻ thường gặp phải khi mọc răng

Trong quá trình mọc răng, trẻ thường gặp phải một số vấn đề như: 

– Đi tướt

Đi tướt do mọc răng là tình trạng trẻ đi ngoài nhiều lần với tình trạng phân lỏng, có mùi chua và thường kéo dài khoảng 4 ngày. Chăm sóc trẻ trong thời gian này, ba mẹ không cần cho bé uống thuốc. Việc nên làm là điều chỉnh chế độ ăn phù hợp để con có tiêu hóa và đề kháng tốt hơn.

– Sưng lợi

Sưng lợi kèm chảy nước miếng thường xuất hiện trong khoảng 5 – 7 ngày trước khi trẻ mọc răng. Đây là hiện tượng hết sức bình thường, ba mẹ không nên quá lo lắng.

– Đau khi mọc răng

Để giúp bé giảm bớt các cơn đau khi mọc răng, ba mẹ cho bé súc miệng với nước muối ấm loãng. Bên cạnh đó, việc chườm mát quanh vùng má cũng giúp bé cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.

Hi vọng các thông tin trong bài viết đã giúp ba mẹ có thêm kiến thức trong việc chăm sóc bé ở giai đoạn mọc răng sữa. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc hay cần hỗ trợ, ba mẹ liên hệ DoLife nhé!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản là căn bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy hen phế quản có nguyên nhân là do đâu và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Hen phế quản […]

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Vào mùa nắng nóng có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như: nắng nóng làm cơ thể dễ mất nước, suy nhược, chóng mặt, đánh trống ngực và ngất xỉu… Các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng Vào mùa nắng nóng có thể gặp phải một số vấn đề […]