Quai bị ở trẻ không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không chăm sóc đúng cách, căn bệnh này dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu xem những điều nên làm và không nên làm khi chăm sóc trẻ bị quai bị trong bài viết dưới đây!
Quai bị ở trẻ là bệnh gì?
Bệnh quai bị được gây ra bởi virus quai bị (Mumps virus). Căn bệnh này rất dễ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, nước bọt của người bệnh. Virus quai bị thâm nhập vào cơ thể. Sau đó chúng di chuyển đến tuyến nước bọt ở phía trước tai (tuyến mang tai). Lúc này trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như sưng, đau cổ họng, khó nói, khó nhai, đau tai, sốt,…
Đối tượng dễ mắc bệnh quai bị thường là trẻ dưới 15 tuổi, tập trung nhiều ở trẻ 6-12 tuổi. Bệnh quai bị ở trẻ hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Các phương pháp điều trị hiện nay đều hướng đến điều trị triệu chứng của bệnh. Đồng thời nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng.
Trẻ bị quai bị nếu được nghỉ ngơi, chăm sóc hợp lý thì bệnh có thể khỏi trong khoảng 1 – 2 tuần.

Biểu hiện của bệnh quai bị ở trẻ
Sau khoảng thời gian ủ bệnh từ 6-9 ngày, trẻ bị bệnh sẽ có những biểu hiện sau:
- Sốt nhẹ trong 1-2 ngày. 3 – 4 ngày sau đó, trẻ có thể sốt cao 38 độ
- Mệt mỏi, nhức đầu, khó chịu
- Tuyến nước bọt đau nhức, sưng to (Thường bắt đầu sưng một bên và sau đó sưng to cả 2 bên). Trẻ khó nuốt nước bọt, khó nói
- Cảm thấy ớn lạnh, sợ gió.
- Trẻ thường tiết nhiều nước bọt hơn bình thường
- Đau tai
- Đau mỏi cơ
- Chán ăn, bỏ ăn
- Trong một số trường hợp ở bé trai, trẻ có thể sưng và đau tinh hoàn.

Điều trị quai bị ở trẻ cần lưu ý những gì?
Đa số trẻ mắc quai bị đều có thể chữa khỏi tại nhà nếu như bố mẹ có cách chăm sóc hợp lý. Vậy, bố mẹ cần lưu ý những gì khi chăm sóc trẻ bị quai bị.
Những điều nên làm:
- Hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc giảm đau, hạ sốt và liều dùng cho trẻ. Quai bị là bệnh do virus gây ra nên sẽ không điều trị bằng kháng sinh.
- Cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng kín gió.
- Cho trẻ ăn những đồ ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa, … để trẻ dễ nuốt.
- Cách ly trẻ với những người khác để tránh lây nhiễm bệnh.
- Chườm lạnh ở những vị trí trẻ bị sưng như cổ, mang tai sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
- Cho trẻ uống nhiều nước
- Vệ sinh mắt, mũi, miệng cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
- Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, tắm nhanh và tắm trong phòng kín gió
Những điều không nên làm:
- Không tự tiện sử dụng thuốc bôi, thuốc đắp, thuốc uống khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Không nên cho trẻ chạy nhảy hoạt động mạnh có thể gây viêm tinh hoàn ở bé trai hoặc viêm buồng trứng ở bé gái.
- Không cho trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, không khí lạnh.
- Không cho trẻ ăn những thực phẩm có chứa axit như cóc, xoài, me, dưa chua,…
- Không cho trẻ ăn những đồ ăn cay, nóng, đồ ăn nhanh… và những đồ ăn khiến tình trạng sưng, viêm nặng hơn như thịt gà, đồ nếp,…
- Không cho trẻ đến chỗ đông người
Khi nào trẻ bị quai bị cần gặp bác sĩ?
Bố mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu như trẻ bị quai bị có những biểu hiện sau:
- Trẻ sốt liên tục 3 ngày không hạ
- Tuyến nước bọt sưng kéo dài hơn 7 ngày
- Các triệu chứng sưng, đau đớn của trẻ không giảm mà ngày càng nặng hơn.
- Trẻ lờ đờ, mệt mỏi, bỏ ăn, …
- Trẻ bị co giật
- Trẻ có biểu hiện mất nước
- Bé trai có biểu hiện sưng, viêm tinh hoàn
>>>Đặt lịch khám Nhi tại DoLife ngay<<<
Cách phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì vậy, bố mẹ nên chú ý đến những biện pháp phòng bệnh quai bị cho trẻ.
- Cách phòng ngừa quai bị hiệu quả nhất là tiêm phòng đầy đủ các mũi vacxin phòng quai bị cho trẻ. Một nghiên cứu cho thấy, trẻ đã tiêm đủ 2 mũi vacxin MMR (vacxin phòng ngừa bệnh sởi, quai bị, Rubella) có khả năng phòng ngừa bệnh quai bị đến 95%.
- Tập cho trẻ thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài
- Rèn cho trẻ thói quen rửa tay sạch bằng xà phòng.
- Vệ sinh mắt, mũi, miệng hàng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
Trên thực tế, quai bị ở trẻ không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm. Nếu như có cách điều trị, chăm sóc phù hợp, bệnh quai bị hoàn toàn có thể chữa trị mà không để lại biến chứng.
Hy vọng sau khi đọc bài viết, bố mẹ đã giải đáp được thắc mắc: Trẻ bị quai bị cần lưu ý những gì? Nếu như còn những thắc mắc về vấn đề sức khỏe của con, bố mẹ hãy liên hệ đến hotline 1900 1984 của BVQT DoLife.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan

Bệnh hạ cam: Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị
Bệnh hạ cam là bệnh lý nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Mắc hạ cam làm tăng nguy cơ nhiễm HIV 5 – 9 lần so với bình thường. Dấu hiệu của bệnh hạ cam là gì? Làm sao để điều trị? Tìm hiểu ngay trong bài viết! Bệnh hạ cam là gì? Hạ […]

Lưu ý cốt lõi khi chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp trên ba mẹ cần nắm rõ
Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, cơ địa yếu là đối tượng dễ mắc viêm đường hô hấp trên. Đặc biệt, khi giao mùa hay thời tiết chuyển lạnh, số ca mắc các bệnh lý này ở trẻ lại tăng cao. Ba mẹ cần lưu ý những gì khi chăm sóc con? Lưu ngay […]

Mách ba mẹ cách chữa đi ngoài phân lỏng cho trẻ đơn giản, hiệu quả tại nhà
Đi ngoài phân lỏng là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây thường là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng và không gây hại cho sức khỏe trẻ. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ba mẹ lưu ngay bài viết […]

Nhận biết ngay 4 cấp độ tay chân miệng ở trẻ – Cẩn trọng trong chăm sóc!
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh được chia làm 4 cấp độ với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Nắm rõ 4 cấp độ bệnh lý sẽ giúp ba mẹ xác định được phương pháp chăm sóc phù hợp, giúp bé nhanh hồi […]