Tìm hiểu về tầm soát ung thư tuyến tụy 

13/07/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Bạn có biết, ung thư tuyến tụy là bệnh lý vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến 95%. Do đó, tầm soát ung thư tụy là biện pháp vàng giúp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Vậy quy trình tầm soát bao gồm những bước nào, cần chú ý gì trước khi tầm soát, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Tìm hiểu khái quát về bệnh ung thư tuyến tụy 

Ung thư tuyến tụy là loại ung thư hình thành ở một số tế bào của tuyến tụy. Đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao khoảng 95%. Mặt khác, cũng có những trường hợp khối u lành tính hình thành trong tuyến tụy.

Nguy hiểm hơn, ung thư tuyến tụy thường diễn ra âm thầm mà không có triệu chứng. Chỉ khi tới giai đoạn về sau, khi bệnh đã nặng, lúc này cơ thể mới xuất hiện dấu hiệu bất thường. Cụ thể, người bệnh sẽ thường xuyên gặp tình trạng như:

– Đau lưng và đau vùng bụng dưới

– Mắt và vùng da bị vàng

– Ngứa dữ dội ở các vị trí như lòng bàn tay hay lòng bàn chân

– Thay đổi màu sắc của nước tiểu

– Thường xuyên phải chịu đựng cảm giác buồn nôn

– Đi ngoài ra phân lỏng, phân có mùi tanh hôi khó chịu

– Sụt giảm nhiều cân đột ngột

– Cơ thể dần suy nhược, thay đổi tâm sinh lý

Nhìn chung, ung thư tuyến tụy hiếm khi xảy ra ở người có độ tuổi dưới 40. Theo thống kê, hơn 50% người mắc ung thư ở độ tuổi trên 70. Trong đó, có khoảng 25% số người mắc liên quan đến hút thuốc. Từ 5 đến 10% liên quan đến gen di truyền.

Ung thư tuyến tụy là loại ung thư hình thành ở một số tế bào của tuyến tụy
Ung thư tuyến tụy là loại ung thư hình thành ở một số tế bào của tuyến tụy

Tại sao mỗi chúng ta đều nên thực hiện tầm soát ung thư tuyến tụy? 

Trước tiên cần hiểu đúng về tầm soát ung thư. Tầm soát, hay còn gọi sàng lọc ung thư là việc sử dụng biện pháp, thủ thuật trên cơ thể người nhằm phát hiện những tế bào ác tính. Việc tầm soát có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp người bệnh phát hiện sớm các tổ chức ung thư từ thời điểm mới hình thành. Bởi như đã đề cập trước đó, bệnh lý ung thư ở giai đoạn khởi phát thường không có biểu hiện. Do đó, tầm soát ung thư chính là biện pháp hữu ích ngay khi chưa có biểu hiện nào. Từ đó, bệnh nhân có hy vọng tìm ra biện pháp phù hợp để điều trị thành công ung thư.

Tầm soát ung thư tuyến tụy mang ý nghĩa vô cùng quan trọng
Tầm soát ung thư tuyến tụy mang ý nghĩa vô cùng quan trọng

Hiện nay có những phương pháp tầm soát ung thư tuyến tụy nào? 

Tùy thuộc vào thể trạng và sức khỏe của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Một số phương pháp có thể được ứng dụng trong sàng lọc bao gồm:

Phương pháp tầm soát ung thư: Xét nghiệm định lượng CA19-9

Hơn 80% trường hợp ung thư tụy có nồng độ chất kháng nguyên CA19-9 tăng cao hơn so với mức bình thường.

Phương pháp tầm soát ung thư: Nội soi đường mật ngược dòng 

Phương pháp này có mục đích thông qua nội soi ống mềm để bác sĩ có thể phát hiện những tổn thương của tuyến tụy.

Phương pháp tầm soát ung thư: Chụp cắt lớp vi tính 

Phương pháp này sử dụng máy quét chiếu tia X từ các góc độ khác ở trong cơ thể. Thông qua hình ảnh thu được, bác sĩ có thể quan sát toàn bộ thương tổn nếu có.

Phương pháp tầm soát ung thư: Chụp cộng hưởng từ (MRI) 

Máy MRI sử dụng sóng siêu âm và máy quét nhằm tạo ra hình ảnh giúp bác sĩ có thể quan sát chi tiết khu vực bên trong ổ bụng.

Phương pháp tầm soát ung thư: Siêu âm

Siêu âm là kỹ thuật quen thuộc trong tầm soát ung thư. Thông qua đầu dò siêu âm có tần số cao, bác sĩ thu được hình ảnh của cơ quan trong ổ bụng. Việc thu thập hình ảnh sẽ là dữ liệu quan trọng để chẩn đoán bệnh.

Siêu âm là kỹ thuật quen thuộc trong tầm soát ung thư
Siêu âm là kỹ thuật quen thuộc trong tầm soát ung thư

Phương pháp sinh thiết

Thông qua việc chẩn đoán hình ảnh, trường hợp người bệnh phát hiện khối u cần tiến hành lấy mẫu. Tiếp theo đó, bác sĩ thực hiện sinh thiết nhằm xác định tính chất của khối u, lành tính hay ác tính.

Ngày nay điều trị ung thư tuyến tụy thế nào? 

Việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư tuyến tụy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Giai đoạn ung thư, vị trí ung thư, sức khỏe tổng thể người bệnh cũng như mong muốn cá nhân. Thông thường, hầu hết trường hợp ung thư sẽ được loại bỏ tất cả tế bào khi có thể. Nếu như đây không phải là phương án phù hợp, bác sĩ sẽ tập trung vào cải thiện các triệu chứng, hạn chế khối u phát triển.

Bạn có thể tham khảo một số biện pháp điều trị ung thư tuyến tụy phổ biến hiện nay bao gồm:

Hình thức phẫu thuật khối u đầu tụy 

Trường hợp khối u nằm ở phần đầu của tuyến tụy, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt khối tá tụy. Đây là thủ thuật tương đối phức tạp, với mục tiêu là loại bỏ hoàn toàn phần đầu tụy. Đầu tụy bao gồm phần đầu tiên của ruột non, túi mật, cũng như một phần ống túi mật. Ở các trường hợp khác, một phần dạ dày hoặc ruột cũng sẽ được bác sĩ cân nhắc loại bỏ. Tiếp theo sau, bác sĩ kết nối phần còn lại của tuyến tụy, dạ dày và ruột để đảm bảo giúp bệnh nhân có thể tiêu hóa thức ăn bình thường.

Hình thức phẫu thuật khối u ở thân và đuôi tụy 

Trường hợp khối u hình thành ở thân và đuôi bên trái tuyến tụy thì bác sĩ sẽ cắt bỏ ở đó. Đôi khi, trong một số trường hợp khác, bác sĩ cũng cân nhắc cắt bỏ phần lá lách.

Hình thức phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tuyến tụy 

Đây là biện pháp bắt buộc phải thực hiện nếu bệnh lý ung thư đã bước sang giai đoạn nguy hiểm. Khi phải cắt bỏ hoàn toàn tuyến tụy, lúc này người bệnh cần được đảm bảo điều trị với insulin và enzyme suốt cuộc đời.

Nhìn chung, mỗi ca phẫu thuật đều ẩn chứa nhiều rủi ro như nguy cơ xuất huyết và bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, một số tác dụng phụ không mong muốn cũng có thể xảy ra sau phẫu thuật như là buồn nôn, hay nôn nhiều. Do đó, sau khi điều trị kết thúc, bạn vẫn cần ở lại trong bệnh viện theo thời gian mà bác sĩ chỉ định để theo dõi sức khỏe.

Những lưu ý quan trọng khi thực hiện tầm soát ung thư tuyến tụy 

Trước khi thực hiện sàng lọc ung thư tuyến tụy, bạn đừng bỏ qua những lưu ý quan trọng dưới đây:

– Tìm hiểu và lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín, nơi có đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn cũng như hệ thống thiết bị hiện đại, tân tiến

– Hãy tham khảo trước về những hạng mục cần thăm khám. Nếu như có xét nghiệm máu, bạn cần nhịn ăn trong thời gian tối thiểu là 6 tiếng.

– Cung cấp trung thực thông tin về bệnh sử cũng như tình trạng hiện tại để bác sĩ có phương án phù hợp.

– Mặc trang phục thoải mái và dễ chịu để thuận tiện cho quá trình sàng lọc.

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn cung cấp những thông tin quan trọng về tầm soát ung thư tuyến tụy. Nếu như có bất cứ thắc mắc hoặc cần hỗ trợ thêm thông tin về tầm soát ung thư, hãy liên hệ ngay với HOTLINE 1900 1984 của Bệnh viện Quốc tế Dolife để chúng tôi có thể hỗ trợ nhanh nhất.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm đường tiết niệu sau sinh điều trị thế nào?

Viêm đường tiết niệu sau sinh điều trị thế nào?

Viêm đường tiết niệu sau sinh là nỗi ám ảnh đối với nhiều chị em. Vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng sữa nên rất nhiều chị em chọn chịu đựng, không chữa trị. Tuy nhiên điều này khiến bệnh càng thêm nặng. Vậy có những phương pháp nào điều trị viêm đường tiết niệu […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Vì sao thiếu Vitamin D trẻ bị còi xương?

Vì sao thiếu Vitamin D trẻ bị còi xương?

Còi xương là căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi. Theo các chuyên gia, nguyên ngân chủ yếu khiến trẻ còi xương đó là do thiếu Vitamin D. Vậy, vì sao thiếu Vitamin D lại gây còi xương cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau. […]

Bệnh đại tràng: Biểu hiện và các kiến thức cần biết

Bệnh đại tràng: Biểu hiện và các kiến thức cần biết

Có tới khoảng 20% dân số Việt Nam mắc bệnh về đại tràng. Căn bệnh này khiến người mắc phải gặp nhiều đau đớn. Vậy có những căn bệnh đại tràng nào? Nguyên nhân của bệnh là gì và biểu hiện ra sao? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Chức năng […]