Tăng sản hạch bạch huyết là rối loạn hiếm gặp, ít triệu chứng nhưng lại có thể đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng người bệnh. Tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này ngay trong bài viết!
Tổng quan về tăng sản hạch bạch huyết
Tăng sản hạch bạch huyết là gì?
Hạch bạch huyết (hạch lympho) là tổ chức mô nhỏ hình trứng hoặc hình hạt đậu được bao bọc bởi lớp vỏ mô liên kết, đi kèm với các mạch bạch huyết trong cơ thể. hạch bạch huyết có vai trò như một trạm giác để phát hiện, tấn công các kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể đồng thời sản xuất kháng thể để đưa vào tuần hoàn máu.
Cơ thể người trưởng thành có khoảng 500 – 600 hạch bạch huyết với kích thước từ vài mm đến khoảng 2cm.. Một số hạch bạch huyết nông dưới da có thể sờ thấy như: hạch ở cổ, nách, bẹn. Các hạch sâu tập trung ở khu vực ổ bụng, lồng ngực.
Tăng sản hạch bạch huyết (Castleman) là tình trạng rối loạn – sản sinh quá mức tế bào trong hạch bạch huyết. Trong đó, dạng phổ biến nhất là tăng sản ở 1 hạch bạch huyết (thường gặp ở ổ bụng hoặc lồng ngực). Tăng sản ở nhiều hạch bạch huyết có thể ảnh hưởng tới các hạch trên khắp cơ thể, liên quan tới virus herpes typ 8 ở người (HHV-8) và virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV).
Nguyên nhân
Hiện nguyên nhân gây tăng sản hạch bạch huyết vẫn chưa được tìm ra. Có một số nguyên cứu chỉ ra rằng tăng sản nhiều hạch bạch huyết trên cơ thể có liên quan đến việc nhiễm virus herpes typ 8 ở người. Ngoài ra, loại virus này cũng có mối liên hệ tới sự phát triển của khối u ác tính Sarcoma Kaposi – biến chứng thường gặp trong HIV và AIDS.
Yếu tố nguy cơ
Tăng sản hạch bạch huyết có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, bệnh tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi 50 và 60. Tỷ lệ nam giới mắc bệnh cũng cao hơn nhiều so với nữ giới.
Người bệnh nhiễm virus herpes typ 8 ở người là đối tượng có nguy cơ cao nhất mắc tăng sản hạch bạch huyết.
Dấu hiệu của tăng sản hạch bạch huyết
Triệu chứng
Tăng sản hạch bạch huyết nếu chỉ xuất hiện ở 1 hạch thường người bệnh thường không có bất kỳ triệu chứng bệnh nào. Đa phần các trường hợp phát hiện hạch bạch huyết to lên đều là tình cờ hoặc khi khám định kỳ, khám lâm sàng hoặc làm chẩn đoán hình ảnh để phục vụ bệnh lý khác. Những vị trí thường xuất hiện hạch to bất thường như: cổ, nách, bẹn, xương đòn…
Với trường hợp tăng sản ở nhiều hạch bạch huyết, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như:
– Sốt cao
– Sụt cân không kiểm soát
– Mệt mỏi
– Đổ mồ hôi đêm
– Buồn nôn
– Lách to/ gan to
– …
Biến chứng
Tăng sản hạch bạch huyết là tăng nguy cơ xuất hiện u lympho ở người bệnh.
Các trường hợp tăng sản 1 hạch bạch huyết, người bệnh thường có tiên lượng tốt sau phẫu thuật loại bỏ phần hạch bất thường. Tuy nhiên, với các trường hợp tăng sản nhiều hạch, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa do hậu quả của suy tạng, nhiễm khuẩn. Đặc biệt, các trường hợp người bệnh mắc bệnh cùng với HIV, AIDS thì tiên lượng lại càng nguy hiểm.
Điều trị tăng sản hạch bạch huyết
Chẩn đoán
Như đã đề cập trong phần trên bài viết, đa phần các trường hợp tăng sản hạch bạch huyết được vô tình phát hiện.
Việc chẩn đoán bệnh cần dựa trên thăm khám lâm sàng và kết quả từ các xét nghiệm, kỹ thuật cận lâm sàng như:
– Xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra tình trạng nhiễm khuẩn, thiếu máu, bất thường của protein trong máu.
– Chụp CT scan, chụp cộng hưởng từ khu vực cổ, ổ bụng, lồng ngực, chậu… để xác định tình trạng tăng sản.
– Sinh thiết hạch bạch huyết để phân loại với các bất thường, rối loạn mô lympho khác (u lympho).
Điều trị
Tùy thuộc vào thể bệnh mà người bệnh đang mắc phải, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
– Điều trị tăng sản một hạch bạch huyết
Với trường hợp tăng sản chỉ diễn ra ở một hạch bạch huyết, bác sĩ thường chỉ định làm phẫu thuật để loại bỏ hạch bạch huyết bị bệnh. Đa phần các trường hợp này thường có hạch bệnh ở lồng ngực hoặc ổ bụng, việc phẫu thuật cũng khá phức tạp.
Với những trường hợp không thể phẫu thuật để loại bỏ hạch tăng sản, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc hoặc xạ trị để phá hủy hạch. Phương pháp này được cho là khá hiệu quả trong điều trị.
Sau khi loại bỏ hạch bị bệnh, người bệnh vẫn cần tái khám theo đúng hẹn và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ để để theo dõi tái phát.
– Điều trị tăng sản nhiều hạch bạch huyết
Khi có nhiều hạch bạch huyết bị tăng sản, người bệnh thường được điều trị bằng dùng thuốc để khống chế sự phát triển quá mức của các tế bào trong hạch. Tùy vào mức độ bệnh mà việc điều trị cụ thể sẽ khác nhau.
Việc điều trị thường bao gồm:
– Liệu pháp miễn dịch: Sử dụng các loại thuốc như rituximab (Rituxan) hoặc siltuximab (Sylvant).
– Hóa trị để làm chậm sự tăng sản quá mức của tế bào. Phương pháp này thường chỉ được chỉ định khi người bệnh không đáp ứng được với liệu pháp miễn dịch hoặc bị suy tạng.
– Dùng Corticosteroid để chống viêm.
– Dùng thuốc chống virus để ngăn chặn hoạt động của virus herpes typ 8 ở người và virus HIV.
Trên đây là những thông tin chung về Tăng sản hạch bạch huyết . Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?
Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]
Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?
Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì? Khám đường huyết thai kỳ hay […]
Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn
Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]
Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?
Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]