Tầm soát ung thư phổi bằng cách nào?

07/12/2024
Tác giả: admin
Chia sẻ

Tầm soát ung thư phổi giúp sớm phát hiện ra các dấu hiệu ung thư, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời làm tăng cơ hội được điều trị khỏi và kéo dài tuổi thọ của người bệnh. Vậy có thể tầm soát ung thư phổi bằng cách nào? Ai nên tầm soát ung thư phổi?. Hãy tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé!

Tầm soát ung thư phổi quan trọng như thế nào?

Phương án tối ưu để phát hiện và điều trị hiệu quả ung thư phổi

– Hơn 80% trường hợp mắc ung thư phổi đã được cứu sống nhờ được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu, từ đó có hướng điều trị bệnh kịp thời.

– Tầm soát ung thư phổi là phương án tối ưu giúp sớm phát hiện ra nguy cơ ung thư phổi kể cả khi chưa có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào. 

Vai trò, ý nghĩa của tầm soát ung thư phổi

Tầm soát ung thư phổi sớm là cách giúp cho bản thân chủ động kiểm soát bệnh một cách an toàn và hiệu quả nhất.

– Phát hiện sớm các dấu hiệu dẫn đến ung thư phổi.

– Kịp thời can thiệp sớm và tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao.

– Giảm thiểu tối đa chi phí chữa trị bệnh ung thư phổi.

– Tiết kiệm tối đa thời gian và công sức trong việc điều trị bệnh.

– Ngăn ngừa rủi ro bệnh tật và nguy cơ tử vong trong tương lai.

Tầm soát ung thư phổi bằng cách nào?

Khám sàng lọc

Khám sàng lọc là bước thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để chuẩn đoán và có hướng điều trị cụ thể, người bệnh sẽ cung cấp các thông tin gồm:

– Triệu chứng bệnh lý gần đây.

– Tiền sử bệnh.

– Các yếu tố di truyền.

– Đặc thù nghề nghiệp có nguy cơ ung thư phổi hay không.

Xét nghiệm máu 

Xét nghiệm máu được xem là phương pháp sàng lọc ung thư cần thiết. Bởi trong máu có những chất chỉ điểm khối u riêng biệt đối với từng loại ung thư khác nhau. Nếu nồng độ chất chỉ điểm này tăng cao thì được xem là căn cứ để chuẩn đoán nguy cơ có khối u ác tính.

Chụp X-quang phổi

Các khối u phổi khi chụp X-quang sẽ xuất hiện dưới dạng một khối màu xám trắng. Tuy nhiên. Tuy nhiên, chụp X-quang đôi khi sẽ không thể đưa ra chẩn đoán chính xác vì có thể nhầm lẫn với các tình trạng khác như áp xe phổi (ổ mủ hình thành trong phổi)

Chụp cắt lớp vi tính CT

– Đây là kỹ thuật tầm soát ung thư phổi thường được khuyến nghị. Thời gian chụp nhanh chỉ mất vài phút và không gây đau đớn.

– Nếu phát hiện thấy yếu tố nghi ngờ, người bệnh sẽ được chỉ định làm những xét nghiệm khác và có thể cần làm sinh thiết để xác nhận chính xác đó có phải là ung thư hay không.

Chụp CT chuẩn đoán ung thu phổi
Chụp CT chuẩn đoán ung thu phổi

Nội soi phế quản

Thủ thuật nội soi phế quản giúp quan sát rõ tình trạng bên trong phổi. Nội soi phế quản có thể đánh giá vị trí bất thường dựa trên chẩn đoán hình ảnh trực tiếp. Bất kỳ vị trí bất thường nào đều có thể được tiến hành sinh thiết để tìm xem có phải là ung thư hay không.

Sinh thiết

Sinh thiết phổi chỉ được chỉ định khi bác sĩ phát hiện được tổn thương bất thường trong phổi mà không thể xác định được bản chất thông qua các phương pháp cận lâm sàng khác.

Nên tầm soát ung thư phổi khi nào?

Ung thư phổi là nguyên nhân có tỷ lệ gây tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư nên nếu được phát hiện sớm khi bệnh ở giai đoạn đầu và khối u còn nhỏ, chưa lan rộng thì khả năng điều trị thành công sẽ cao hơn. 

Đối với những người không có triệu chứng bệnh 

– Tầm soát ung thư phổi được khuyến nghị đối với những người từng hút thuốc lá hoặc đang hút thuốc

– Người bệnh nên đi tầm soát ung thư phổi ngay cả khi không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng cụ thể nào. 

– Những người này thường có cơ hội phát hiện và điều trị khỏi bệnh cao hơn.

Đối với những người có triệu chứng rõ ràng của bệnh

– Thông thường các triệu chứng của bệnh ung thư phổi sẽ không biểu hiện rõ cho đến khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. 

– Các triệu chứng của ung thư phổi vẫn có thể là: Ho kéo dài, sụt cân bất thường, đau nhức đầu, khàn giọng, thở khò khè,… 

Ai nên tầm soát ung thư phổi?

Tầm soát ung thư phổi được khuyến nghị đối với các đối tượng đặc biệt sau:

Người có tiền sử hút thuốc lá 

Những người này thường được khuyến cáo nên tầm soát ung thư phổi khi từ 50 tuổi trở lên.

Những người đã và đang hút số lượng lớn thuốc lá trong nhiều năm liên tiếp

Nếu có tiền sử hút thuốc nhiều nên đi tầm soát ung thư phổi, ví dụ:

+ ½ gói/ngày trong 40 năm.

+ 1 gói/ngày trong 20 năm trở lên.

+ 2 gói/ngày trong 10 năm trở lên. 

Những người đã bỏ thuốc lá

Nên tầm soát ung thư phổi nếu đã từng hút nhiều thuốc lá trong thời gian dài và đã bỏ hút thuốc trong vòng 15 năm qua.

Người đã từng bị ung thư phổi

Nếu từng bị ung thư phổi và đã được điều trị cách thời điểm hiện tại từ 5 năm trở lên, có thể cân nhắc làm tầm soát ung thư phổi.

Những người có các yếu tố nguy cơ với bệnh ung thư phổi

– Nam giới trên 55 tuổi

– Người bị COPD – bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính 

– Những người trong  gia đình có người mắc bệnh ung thư phổi

– Những người đã làm việc tại nơi tiếp xúc với các chất độc hại trong thời gian dài (uranium, thạch tín, amiăng, niken, crom, cadimi…).

Những điều cần lưu ý khi tầm soát ung thư phổi

Để quá trình tầm soát ung thư phổi diễn ra thuận lợi và chuẩn xác nhất, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

– Nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi làm tầm soát.

– Cung cấp đầy đủ thông tin về các triệu chứng và bệnh lý cho bác sĩ. 

– Báo ngay cho bác sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường sau khi chụp CT.

– Lựa chọn địa chỉ tầm soát ung thư phổi uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại. 

Hy vọng rằng qua những thông tin mà bài viết chia sẻ sẽ giúp những người có tiềm ẩn nguy cơ ung thư phổi giải đáp thắc mắc tầm soát ung thư phổi bằng cách nào. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 1984 của Bệnh viện Quốc tế Dolife để chúng tôi có thể hỗ trợ giải đáp nhanh chóng!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Trẻ bị quai bị: bố mẹ lưu ý những gì để con nhanh khỏi?

Trẻ bị quai bị: bố mẹ lưu ý những gì để con nhanh khỏi?

Quai bị ở trẻ không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không chăm sóc đúng cách, căn bệnh này dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu xem những điều nên làm và không nên làm khi chăm sóc trẻ bị quai bị trong bài viết dưới […]

Đẻ mổ xong có chườm nóng được không?

Đẻ mổ xong có chườm nóng được không?

Đẻ mổ có chườm nóng được không là câu hỏi mà rất nhiều chị em đặt ra. Bởi sau khi sinh, ai cũng nôn nóng muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Vì vậy, hãy cùng DoLife tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé! Chườm nóng có tác dụng gì? Chườm nóng […]

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi

Ngay từ giây phút chào đời, bé yêu đã phải thích nghi với môi trường mới, ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm từ virus, vi khuẩn gây bệnh. Trước khi mầm bệnh kịp xâm nhập, bố mẹ cần giúp bé có một “lớp lá chắn” bảo vệ cho con chống lại các mầm bệnh […]

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]