Suy thượng thận thứ phát: Những thông tin cần lưu ý

28/11/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Suy thượng thận thứ phát là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Vai trò của hormon tuyến thượng thận

Cấu tạo tuyến thượng thận bình thường có 2 phần: phần bên trong gọi là tủy thượng thận. Phần bên ngoài hay còn được gọi là phần vỏ thượng thận. 

Phần bên trong sản xuất epinephrine (còn gọi là adrenaline). Phần vỏ bên ngoài của tuyến thượng thận tạo ra hai hormon steroid quan trọng cần thiết cho sự sống là cortisol và aldosterone. Hai loại hormone này có vai trò như sau:

  • Cortisol huy động các chất dinh dưỡng. Ức chế các phản ứng viêm; kích thích gan tăng tạo đường; làm tăng lượng đường trong máu. Và đồng thời cũng giúp điều hòa lượng nước trong cơ thể.
  • Aldosterone điều hòa lượng muối, kali và nước trong cơ thể. Qua đó điều chỉnh thể tích máu và huyết áp.

Vỏ thượng thận cũng sản xuất các hormone giới tính được gọi là androgen thượng thận. Trong số này quan trọng nhất là DHEA (dehydroepiandrosterone).

Cơ thể người có 2 tuyến thượng thận nằm phía trên 2 thận

Suy thượng thận thứ phát là bệnh gì?

Suy thượng thận thứ phát là một phân loại thường gặp của bệnh suy tuyến thượng thận. Trong đó, tuyến thượng thận không sản xuất đủ lượng hormone steroid cần thiết do tuyến yên suy yếu, không do tổn thương tuyến thượng thận.

Tuyến thượng thận nằm trên mỗi quả thận. Có 2 phần gồm tủy và vỏ thượng thận. Trong đó phần tủy tiết hormone catecholamine. Phần vỏ tiết nội tiết tố nam androgen, mineralocorticoid (chủ yếu là aldosterone) và glucocorticoid (chủ yếu là cortisol). 

Những hormone này ảnh hưởng đến hầu hết các mô và cơ quan của cơ thể. Đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì quá trình trao đổi chất, điều chỉnh huyết áp và chất điện giải.

Tuy nhiên tuyến yên bị suy yếu khiến hormon hướng vỏ thượng thận (ACTH) không được sản xuất đầy đủ, giảm kích thích tuyến thượng thận. Từ đó gây suy thượng thận thứ phát.

Nguyên nhân gây suy thượng thận thứ phát

Bệnh suy thượng thận được phân thành 3 loại chính, bao gồm:

  • Suy thượng thận nguyên phát
  • Suy thượng thận thứ phát
  • Suy thượng thận cấp ba

Trong đó suy thượng thận nguyên phát xảy ra do tuyến thượng thận bị tổn thương và suy giảm chức năng. Suy thượng thận cấp ba xảy ra do suy giảm vùng dưới đồi. Suy thượng thận thứ phát do sự suy yếu của tuyến yên.

Tuyến yên suy yếu gây thiếu sản xuất hormon hướng vỏ thượng thận (ACTH). Điều này làm giảm kích thích tuyến thượng thận. Và từ đó không sản xuất đủ lượng hormone steroid cần thiết.

Trong đó glucocorticoid (cortisol) bị ảnh hưởng nhiều nhất. Quá trình sản xuất mineralocorticoid ít bị ảnh hưởng do những tuyến thượng thận không bị tổn thương hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp.

Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến tuyến yên suy yếu và gây suy thượng thận thứ phát:

  • Khối u: U sọ hầu hoặc u tuyến yên làm tổn thương tuyến yên và ngăn cản quá trình sản xuất hormon hướng vỏ thượng thận (ACTH).
  • Phẫu thuật hoặc xạ trị: Những mô sản xuất ACTH có thể bị phá hủy khi tiến hành xạ trị hoặc phẫu thuật tuyến yên.
  • Corticosteroid ngoại sinh: Bệnh thường gặp ở những bệnh nhân sử dụng Corticosteroid ngoại sinh. Khi được sử dụng, thuốc làm ức chế kích thích vùng dưới đồi, giảm hoạt động tiết CRH và ACTH của tuyến yên.
  • Hội chứng Sheehan: Bệnh lý này còn được gọi là hoại tử tuyến yên sau sinh. Bệnh xảy ra do quá trình sinh nở làm mất nhiều máu và sốc dẫn đến tổn thương tuyến yên (suy tuyến yên).
  • Apoplexy tuyến yên: Suy thượng thận có thể xảy ra do Apoplexy tuyến yên. Bệnh thể hiện cho tình trạng suy giảm nguồn cung cấp máu của tuyến yên. Apoplexy tuyến yên thường gặp ở những người có khối u tuyến yên.

Biểu hiện suy thượng thận thứ phát

Mệt mỏi, chán ăn có thể là một trong những triệu chứng của bệnh suy thượng thận thứ phát

Các triệu chứng liên quan đến mức độ thiếu hụt cortisol thường tiến triển dần dần, nhưng không đặc hiệu, các triệu chứng phổ biến nhất là:3

  • Mệt mỏi, mất năng lượng.
  • Chán ăn, sụt cân.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Yếu cơ.
  • Cáu kỉnh và trầm cảm.

Vì trong suy tuyến thượng thận thứ phát, việc sản xuất aldosterone vẫn diễn ra gần như bình thường. Nên huyết áp thấp và hạ kali ít có khả năng xảy ra như trong suy tuyến thượng thận nguyên phát. Nhưng hạ natri có thể có vì giảm khả năng ức chế hormon chống bài niệu.

Nếu nghi ngờ có suy thượng thận thứ phát (như sau phẫu thuật tuyến yên, hoặc sau khi ngừng sử dụng glucocorticoid sau một đợt kéo dài). Người bệnh cần điều trị thích hợp có thể ngăn ngừa triệu chứng.

Tuy nhiên, nếu suy thượng thận không được nghĩ đến, có thể bị bỏ qua do các triệu chứng thường không đặc hiệu. Cho đến khi vào những thời điểm cơ thể trải qua “căng thẳng” dữ dội, chẳng hạn như phẫu thuật, chấn thương hoặc nhiễm trùng nặng, nếu tuyến thượng thận không thể sản xuất đủ cortisol, sẽ rơi vào tình trạng suy thượng thận cấp.

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể có của suy tuyến thượng thận cấp:

  • Huyết áp thấp, nặng hơn là dẫn đến sốc.
  • Đau bụng, buồn nôn, nôn ói, lú lẫn.
  • Giảm ý thức như lú lẫn, lơ mơ hoặc hôn mê.
  • Hạ natri máu nghiêm trọng.

Biến chứng của suy thượng thận thứ phát

Nhìn chung suy thượng thận thứ phát có tiên lượng tốt. Bệnh gây ra những triệu chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến những hoạt động trong cơ thể. Tuy nhiên các triệu chứng được kiểm soát và tuyến thượng thận hoạt động bình thường khi nguyên nhân được khắc phục.

Khi không được điều trị, suy tuyến thượng thận có thể gây nhiều biến chứng, bao gồm:

  • Hạ huyết áp
  • Hạ huyết áp thế đứng
  • Hạ đường huyết
  • Tăng sắc tố da
  • Rối loạn tâm thần kinh
  • Suy giảm chức năng sinh dục
  • Rối loạn tâm thần kinh
  • Mệt mỏi mãn tính
  • Rối loạn tiêu hóa

So với suy thượng thận nguyên phát, thể thứ phát thường ít nghiêm trọng hơn và có nguy cơ tử vong thấp hơn.

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Nghiệm pháp kích thích ACTH (Cortrosyn) liều thấp giúp đo khả năng của tuyến thượng thận sản xuất cortisol để đáp ứng với ACTH

Bệnh suy thượng thận thứ phát được chẩn đoán bằng cách:

  • Kiểm tra bệnh sử, 
  • Các biểu hiện và triệu chứng lâm sàng,
  • Xét nghiệm cận lâm sàng. 

Trong đó các xét nghiệm có thể giúp phát hiện và đánh giá chính xác tình trạng. Cụ thể:

  • Đo mức cortisol: Bệnh nhân được đo mức cortisol cơ bản trong máu hoặc nước bọt. Nồng độ cortisol thường cao nhất vào buổi sáng vì vậy nên thực hiện đo vào buổi sáng. Do đó cortisol ở mức thấp có thể phản ánh bệnh.
  • Xét nghiệm kích thích ACTH: Đây là một trong những xét nghiệm chính trong chẩn đoán suy thượng thận cấp hai. Xét nghiệm này cho phép phân biệt tình trạng nguyên phát và thứ phát. Khi thực hiện, bệnh nhân được đo mức cortisol vào thời điểm trước và sau khi tiêm ACTH. Nồng độ cortisol tăng sau tiêm phát hiện suy thượng thận cấp hai hoặc cấp ba.
  • Xét nghiệm giải phóng hormone corticotropin: Xét nghiệm này được dùng để phân biệt suy thượng thận cấp hai và cấp ba.
  • Chụp CT hoặc MRI: Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được thực hiện để phát hiện những bất thường của thận và tuyến thượng thận. Đồng thời chẩn đoán phân biệt, xác định nguyên nhân do mạch máu hoặc nhiều vấn đề khác.
  • Một số xét nghiệm khác: Kiểm tra nồng độ ACTH, renin và aldosterone, xác định sự mất cân bằng điện giải.

Điều trị suy thượng thận thứ phát thế nào?

Các hormone bị thiếu hụt cần phải được thay thế là nguyên tắc của điều trị suy thượng thận thứ phát. Bên cạnh đó cũng cần đồng thời kiểm soát tốt các nguyên nhân gây bệnh. Trong đó bệnh nhân được yêu cầu bổ sung glucocorticoid. Một số khác được yêu cầu bổ sung mineralocorticoid hoặc/ và androgen nhưng không phổ biến.

Những loại thuốc được chỉ định trong điều trị suy thượng thận thứ phát:

+ Thiếu hụt glucocorticoid (cortisol thấp)

Những trường hợp bị thiếu hụt glucocorticoid (cortisol thấp) chủ yếu được sử dụng thuốc Hydrocortisone (Cortef) với liều 15 – 25mg/ ngày. Đây là một loại thuốc kháng viêm. Thuộc nhóm Glucocorticoid. Thuốc có tác dụng thay thế cortisol khi ACTH và cortisol không được tạo ra đầy đủ.

Ngoài ra thuốc Hydrocortisone còn có tác dụng chống dị ứng, ức chế miễn dịch và chữa viêm trong điều trị bệnh tự miễn. Vì vậy thuốc có thể giảm bớt các triệu chứng và ngăn biến chứng của bệnh.

Một số lựa chọn khác:

  • Hydrocortisone + Fludrocortison cho trường hợp nặng
  • Methylprednisolone (Medrol)
  • Prednisone (Rayos)
  • Dexamethasone (Decadron)

+ Thiếu hụt mineralocorticoid (aldosterone thấp)

Đối với những trường hợp thiếu hụt mineralocorticoid (aldosterone thấp), bệnh nhân chủ yếu được sử dụng Fludrocortisone (Florinef). Đây là một loại corticosteroid, có tác dụng thay thế hàm lượng aldosterone thiếu hụt trong cơ thể, điều trị suy thượng thận, hạ huyết áp tư thế đứng và tăng sản thượng thận bẩm sinh (hội chứng adrenogenital).

Trong điều trị suy thượng thận nguyên phát và thứ phát, Fludrocortisone thường được dùng đường uống, ở dạng acetate và kết hợp với Hydrocortison.

+ Thiếu hormone giới tính (androgen thấp)

Hiếm khi suy thượng thận thứ phát làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hormone giới tính. Những người có androgen thấp sẽ được sử dụng androgen đường uống, cụ thể như Dehydroepiandrosterone (DHEA). Đây là một tiền chất hormone steroid nội sinh.

Khi uống, DHEA có thể thay thế hàm lượng androgen thiếu hụt. Từ đó duy trì sinh lý và những hoạt động bình thường của cơ thể.

Trên đây là những thông tin về bệnh suy thượng thận thứ phát. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng. Tuy nhiên thuốc và các phương pháp điều trị nguyên nhân có thể giúp khắc phục bệnh. Vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ nếu xuất hiện biểu hiện nghi ngờ mắc suy thượng thứ phát. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]