Suy nhược cơ thể: Dấu hiệu cảnh báo!

09/11/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Nếu như bạn gặp tình trạng lo âu, khó ngủ, mệt mỏi kéo dài, đừng chần chừ mà hãy đi thăm khám ngay. Bởi đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo suy nhược cơ thể.

Khái quát về trạng thái suy nhược cơ thể 

Suy nhược cơ thể là những triệu chứng mệt mỏi toàn thân, thời gian mắc bệnh có thể kéo dài ít nhất trong khoảng 6 tháng. Trạng thái suy nhược có thể xảy ra ở cả nam và nữ, trong khoảng độ tuổi từ 20 đến 40 sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Theo nghiên cứu, phụ nữ thường chịu ảnh hưởng nhiều hơn là nam giới. 

Nếu như không được khắc phục kịp thời, trạng thái này có thể trở nên nghiêm trọng hơn, xuất hiện thêm những triệu chứng cực đoan như: Sợ hãi vô cớ, sống khép kín, không muốn tiếp xúc với mọi người xung quanh, kèm theo những cơn ác mộng về đêm khiến cho bệnh mất ngủ/ khó ngủ. Về lâu dài, sẽ dẫn đến những hệ lụy như tư duy kém, tư tưởng khó tập trung, hay quên, phản xạ thần kinh chậm lại, cử chỉ và hành vi đôi khi không chính xác. 

Với những dấu hiệu suy giảm sức khỏe trên, người bị suy nhược cơ thể sẽ không còn động lực làm việc hoặc năng suất làm việc suy giảm. Do đó, những người có cơ thể suy nhược cũng sẽ dễ gặp thất bại, chán nản và buông xuôi. 

Suy nhược cơ thể là những triệu chứng mệt mỏi toàn thân, thời gian mắc bệnh có thể kéo dài ít nhất trong khoảng 6 tháng.
Suy nhược cơ thể là những triệu chứng mệt mỏi toàn thân, thời gian mắc bệnh có thể kéo dài ít nhất trong khoảng 6 tháng.

Những nguyên nhân khiến cơ thể bị suy nhược

Trạng thái suy nhược có thể xuất hiện do một số nguyên nhân nhất định như: 

– Do lao động quá sức: Lao động nặng nhọc, làm nhiều việc trong giờ mà ít ngày nghỉ ngơi cũng như chế độ sinh hoạt không hợp lý dẫn đến tình trạng cơ thể luôn bị mệt mỏi, trở nên thiếu sức sống và gây nguy cơ suy nhược về lâu dài. 

– Do một số bệnh lý như huyết áp, thiếu sắt, bệnh lý nhiễm trùng và suy giảm hệ miễn dịch, nhiễm virus… cũng dễ dàng là một trong những nguy cơ gây suy giảm hệ miễn dịch. 

– Do chế độ dinh dưỡng thiếu hụt: Ở những người phải ăn uống một cách kiêng khem, hoặc những người kén ăn, ăn uống thiếu chất… sẽ dễ dàng bị suy nhược cơ thể.

– Những người bị trầm cảm: Rối loạn cảm xúc hay tâm lý bất ổn sẽ khiến cho việc sinh hoạt hằng ngày bị ảnh hưởng đáng kể. Những đối tượng này cũng có nguy cơ cao bị suy nhược cơ thể do tâm lý. 

– Một số nguyên nhân khác như: Người phụ nữ mang thai, những người cao tuổi kém ăn… khiến cho cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, không đủ cung cấp cho hoạt động của cơ thể dẫn đến tình trạng bị mệt mỏi kéo dài. 

Lao động quá sức.
Lao động quá sức.

Một số dấu hiệu cơ thể bị suy nhược là gì? 

Có thể dự đoán dấu hiệu cơ thể suy nhược dựa trên một số triệu chứng như: 

– Mệt mỏi, kiệt sức, đổ mồ hôi trộm, da xanh xao, đôi khi có tình trạng ngất xỉu. 

– Đau yếu kéo dài khoảng hơn 6 tháng. 

– Bị thờ ơ và trầm cảm. 

– Do cảm giác chán ăn, đầy hơi, buồn nôn và giảm ngon miệng. 

– Do tính khí thất thường. 

– Khả năng quan hệ tình dục bị suy giảm.

Những ảnh hưởng của bệnh lý này là gì? 

Suy nhược không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng toàn bộ cuộc sống. 

Những ảnh hưởng về vấn đề sức khỏe 

Khi cơ thể bị suy nhược, mất hết năng lượng và sức lực, đặc biệt là sau khi vận động thường cảm thấy bị khó thở, ngất xỉu. Bên cạnh đó, suy nhược cơ thể cũng dễ dàng làm tăng nguy cơ tim mạch. Sức khỏe sinh sản cũng sẽ chịu ảnh hưởng đáng kể, như tình trạng xuất tinh ở nam giới hoặc rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới. 

Những ảnh hưởng về vấn đề hệ thần kinh 

Cơ thể bị suy nhược trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe như suy giảm trí nhớ, việc học tập và làm việc cũng vì thế mà trở nên kém hiệu quả hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng khó tập trung, giảm năng suất làm việc. 

Những ảnh hưởng về vấn đề tinh thần 

Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà suy nhược cũng khiến cho tinh thần người bệnh trở nên bất ổn, dễ kích động, khó kiểm soát được cảm xúc. Từ đó, ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, cũng như các mối quan hệ xung quanh.

Điều trị và phòng ngừa như thế nào? 

Một số biện pháp điều trị suy nhược cơ thể

– Người bị suy nhược cơ thể sẽ được bác sĩ cho uống thuốc và tư vấn phương hướng điều trị tích cực, điều trị theo chương trình thể dục đặc biệt và điều trị hành vi để giảm những triệu chứng suy nhược như đau đầu, khó tập trung. 

– Bác sĩ kê thuốc điều trị đau đầu, đau cơ, thuốc chống trầm cảm… để giúp cải thiện mệt mỏi và tăng khả năng tiếp thu. 

– Tuân thủ theo phác đồ điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm. 

– Xây dựng chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, điều độ. 

– Ăn uống có chọn lọc, phù hợp với sức khỏe của bản thân. Thực đơn ăn uống cần phải đảm bảo 4 thành phần như (đạm, chất béo, bột đường, vitamin) và cần bổ sung thêm các loại rau xanh như (súp lơ, cải chíp, rau nhiều axit folic và vitamin tốt cho sức khỏe). 

– Không nên tạo áp lực cho bản thân, không ăn đêm nhiều. Tốt hơn hết là nên đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, ngủ sâu. 

– Làm công việc quan trọng vào buổi sáng. 

– Nghỉ ngơi bằng cách đi bộ hoặc thư giãn. 

– Tham gia hội nhóm, trò chuyện với những người có cùng vấn đề để nhận được sự giúp đỡ. 

Đừng quên xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng.
Đừng quên xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng.

Biện pháp phòng ngừa suy nhược là gì? 

– Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất như: Glucid, lipid, protein, vitamin và khoáng chất. Hạn chế ăn đồ ăn chế biến sẵn, các chất béo ngọt và kích thích. 

– Bổ sung 1,5 lít nước/ngày, có thể uống nước lọc, nước hoa quả nhằm bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể. 

– Đi thăm khám ngay nếu như cơ thể có những triệu chứng bất thường. Điều này sẽ giúp bạn xác định và điều trị triệt để những vấn đề tiềm ẩn, ngăn ngừa tình trạng suy nhược tiến triển xấu. 

Trên đây là những thông tin về trạng thái suy nhược. Theo chuyên gia, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi để cơ thể có thời gian phục hồi và tăng thêm sức đề kháng cho cơ thể. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn giấc ngủ là một bệnh lý thường gặp. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe và tinh thần người bệnh. Vậy rối loạn giấc ngủ điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì? Rối loạn […]

Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả

Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả

Bắp chân to cơ là tình trạng không hiếm gặp. Bắp chân to khiến thẩm mỹ bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bắp chân bị to và cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Khái niệm về bắp chân Trước khi tìm hiểu về bắp […]

Buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?

Buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?

Buồng trứng đa nang là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của người mắc bệnh. Vậy đa nang buồng trứng có chữa khỏi được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Buồng trứng đa […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]