Thời tiết giao mùa là thời điểm bùng phát các loại bệnh truyền nhiễm, trong đó có sốt siêu vi. Vậy sốt siêu vi là gì? Sốt siêu vi nguy hiểm như thế nào? Điều trị có khó không? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Sốt siêu vi là gì?
Sốt siêu vi (sốt virus) là tình trạng sốt cấp tính do cơ thể nhiễm phải virus hay siêu vi trùng. Khi cơ thể nhiễm phải virus, hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại để loại bỏ những tác nhân này ra khỏi cơ thể. Một trong những phản ứng của cơ thể đó chính là nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường, có thể lên đến 38 – 40 độ.
Sốt siêu vi có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, tuy nhiên, bệnh hay gặp nhất ở trẻ em, do đây là đối tượng có sức đề kháng còn yếu. Bệnh đặc biệt thường bùng phát vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột, hoặc từ lạnh sang nóng, ấm, tạo điều kiện cho virus xâm nhập. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với người bệnh cũng khiến cho trẻ em dễ bị lây bệnh.
Khác với vi khuẩn, virus sẽ không bị tiêu diệt bởi kháng sinh. Vì vậy, khi bị sốt virus, không thể dùng kháng sinh để tiêu diệt. Lúc này, chỉ có thể trông chờ vào hoạt động của hệ miễn dịch sẽ tiêu diệt virus. Qúa trình này thường kéo dài từ 2-7 ngày hoặc lâu hơn.
Triệu chứng sốt siêu vi
Khi virus xâm nhập vào cơ thể, sẽ mất khoảng 16 – 48h để chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng. Lúc này, cơ thể sẽ có biểu hiện sốt.
Các biểu hiện khi người bệnh bị sốt siêu vi gồm:
– Sốt (có thể sốt từ 37,2 – 39 độ C, tùy theo loại virus tiềm ẩn)
– Ho
– Hắt hơi
– Sổ mũi
– Người ớn lạnh, sợ gió
– Đồ mồ hôi
– Mất nước
– Mệt mỏi
– Chán ăn, bỏ ăn
– Cơ thể đau nhức, khó chịu
– Viêm da ….
Điều trị sốt siêu vi có khó không? Lưu ý những gì?
Điều trị sốt siêu vi sẽ tập trung điều trị làm giảm triệu chứng. Bởi virus sẽ không tiêu diệt được bằng kháng sinh. Người bệnh chỉ có thể trông chờ vào hoạt động của hệ miễn dịch sẽ tiêu diệt virus.
Vì vậy, khi bị sốt siêu vi, người bệnh cần được chăm sóc và điều trị tại nhà đúng cách với những lưu ý sau:
Uống nhiều nước
– Sốt siêu vi với triệu chứng chủ yếu là sốt. Vì vậy, nó khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao. Từ đó khiến cơ thể rất dễ bị mất nước.
– Do đó, khi vị sốt virus, điều cần làm nhất là uống nhiều nước. Đây là cách hạ sốt siêu vi cho người lớn và trẻ em được ưu tiên.
– Nếu uống nước lọc quá nhàm chán, bạn có thể đổi sang các loại nước trái cây, nước ép, súp,…
– Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho trẻ tăng lượng sữa và cữ sữa bú. Việc này đảm bảo cơ thể trẻ không bị mất nước do sốt.
Sử dụng thuốc không kê đơn
– Thuốc hạ sốt Ibuprofen và Acetaminophen là những thuốc không kê đơn người sốt siêu vi có thể sử dụng.
– Aspirin cũng có thể giúp bạn hạ sốt nhưng không được dùng cho người dưới 18 tuổi.
– Lưu ý, đối với các trường hợp sốt xuất huyết, chỉ được sử dụng acetaminophen để hạ sốt.
Nghỉ ngơi nhiều hơn
Sốt virus là tình trạng cho thấy cơ thể đang nỗ lực chống lại nhiễm trùng. Vì vậy, bạn cần nghỉ ngơi giúp có thể thư giãn. Hãy ngủ đủ 8-10 tiếng mỗi ngày và tránh hoạt động thể chất mạnh.
Bổ sung chất dinh dưỡng trong chế độ ăn
Để cơ thể khỏe mạnh, tăng đề kháng, bạn cần bổ sung dinh dưỡng cho bữa ăn.
– Nên ăn các loại cháo, súp, … các loại đồ ăn loảng để dễ tiêu
– Ăn các loại trái cây họ cam, chanh,… để tăng cường vitamin C
– Không ăn các đồ ăn cay, nóng, nhiêu dầu mỡ,…
Sốt siêu vi – khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Về cơ bản, sốt siêu vi có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong những trường hợp bệnh nhân có các biểu hiện sau, hãy đến gặp bác sĩ ngay để thăm khám kịp thời:
Đối với trẻ em:
– Li bì, khó đánh thức
– Khó chịu, nôn mửa nhiều lần kèm theo đau đầu, đau bụng dữ dội
– Sốt không giảm kéo dài hơn ba ngày
– Co giật
Đối với người lớn:
– Đau đầu dữ dội
– Phát ban
– Nhạy cảm với ánh sáng
– Cổ cứng
– Lơ mơ, tiếp xúc kém
– Nôn mửa nhiều lần
– Khó thở và đau ngực
– Đau bụng
– Co giật, động kinh
Nếu bạn đang có những biểu hiện sốt siêu vi và các dấu hiệu đang trở nặng, hãy đặt lịch thăm khám với bác sĩ TẠI ĐÂY.
Hy vọng bài viết trên đã giúp Qúy bạn đọc có những kiến thức để chăm sóc người bệnh sốt siêu vi. Hãy tự nâng cao đề kháng để giữ cơ thể luôn khỏe mạnh trong thời điểm giao mùa này.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Bệnh ho gà ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh ho gà thường gặp phải ở trẻ dưới 10 tuổi, chiếm tới 90% tổng số ca bệnh. Vậy căn bệnh này có triệu chứng thế nào? Các biến chứng có thể gặp phải là gì? Điều trị bệnh ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Ho gà ở trẻ em là […]
Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Viêm tiểu phế quản với các dấu hiệu như ho, sốt và thở khò khè. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm tránh các biến chứng nguy hiểm. Ba mẹ theo dõi bài viết sau để tìm hiểu thông tin về triệu chứng và cách điều trị bệnh. Bệnh viêm tiểu phế quản […]
Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?
Bạch hầu là căn bệnh dễ lây lan và có nguy cơ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Vậy bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh là gì? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bạch hầu là bệnh gì? Bệnh bạch […]
Viêm phổi ở trẻ em: Khi nào trẻ cần nhập viện?
Viêm phổi ở trẻ là tình trạng viêm phổi do vi khuẩn, vi-rút gây ra. Vậy viêm phổi có phải là bệnh nguy hiểm? Khi nào ba mẹ nên cho con nhập viện tránh những biến chứng? Ba mẹ cùng tìm hiểu theo bài viết sau. Viêm phổi ở trẻ là gì Viêm phổi ở […]