Rối loạn tiền đình kéo dài bao lâu và cách xử trí

06/04/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Rối loạn tiền đình là vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng tới hàng triệu người trên thế giới. Người bệnh cần làm gì khi bị rối loạn tiền đình? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết bên dưới!

Tổng quan về rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là tình trạng mất thăng bằng tư thế, xuất hiện cảm giác chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, ù tai. 

Rối loạn tiền đình thường gặp ở nữ giới, người thường xuyên tiếp xúc với môi trường căng thẳng, nhiều tiếng ồn lớn, ít vận động…. Ước tính, khoảng 35% người trên 40 tuổi từng gặp rối loạn tiền đình và tình trạng này đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa.

Phân loại rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình được chia thành 2 loại là ngoại biên và trung ương:

– Rối loạn tiền đình ngoại biên

+ Thường gây ra bởi tổn thương tai trong, bệnh lý mạch máu vùng sau cổ, dây thần kinh tiền đình.

+ Người bệnh thường tỉnh táo khi di chuyển nhưng lại chóng mặt khi thay đổi tư thế.

– Rối loạn tiền đình trung ương

+ Nguyên nhân do sự tổn thương của nhân tiền đình, đường dây liên hệ của nhân dây tiền đình tiểu não, thân não. 

+ Người bệnh thấy choáng váng, khó đi lại, sa sầm mặt mày khi thay đổi tư thế.

Nguyên nhân

Hiện vẫn chưa có nguyên nhân nào được cho là chính thức gây ra tình trạng rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, rối loạn tiền đình có thể liên quan tới:

– Nhiễm vi khuẩn, virus ở tai

– Rối loạn toàn hoàn máu ảnh hưởng tới não, tai

– Chấn thương đầu

– …

Bên cạnh đó, một số yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ gây bệnh như:

– Tuổi tác: Càng lớn tuổi thì nguy cơ mất thăng bằng gây rối loạn tiền đình càng tăng cao.

– Người có tiền sử bị chóng mặt.

Rối loạn tiền đình thường phổ biến hơn ở nữ giới
Rối loạn tiền đình thường phổ biến hơn ở nữ giới

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không

Về cơ bản, rối loạn tiền đình không phải là vấn đề nguy hiểm, gây hại, đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ diễn tiến của nhiều bệnh lý liên quan như:

– Đi lại khó khăn, cơ thể mệt mỏi gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.

– Giảm khả năng tập trung.

– Khó kiểm soát tâm trạng, dễ nổi giận.

– Tăng nguy cơ mất thính lực.

Xử trí khi bị rối loạn tiền đình

Xử trí khi bị rối loạn tiền đình

Việc điều trị rối loạn tiền đình hiện nay chủ yếu dựa trên các phương pháp nội khoa và thay đổi lối sống. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và dùng thuốc khi không có chỉ định từ bác sĩ.

Khi rối loạn tiền đình xuất hiện gây ra tình trạng chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng, nôn mửa, người bệnh nên:

– Nghỉ ngơi tại không gian yên tĩnh, thoáng mát và có ánh sáng nhẹ.

– Nằm ở tư thế đầu để thấp, không dịch chuyển đầu nhiều.

– Dùng thuốc chống nôn bằng đường tiêm tĩnh mạch nếu cần thiết. Việc tiêm thuốc cần được thực hiện bởi nhân viên y tế, tuyệt đối không tự ý thao tác.

– Bù nước và điện giải.

Nếu các triệu chứng của rối loạn tiền đình lặp đi lặp lại nhiều lần, người bệnh đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp, tránh gây biến chứng nguy hiểm.

Khi bị rối loạn tiền đình, người bệnh cần được nghỉ ngơi
Khi bị rối loạn tiền đình, người bệnh cần được nghỉ ngơi

Phòng ngừa

Lối sống có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng rối loạn tiền đình. Bởi vậy việc thay đổi và xây dựng một lối sống lành mạnh góp phần tích cực vào việc phòng ngừa cũng như giảm mức độ nghiêm trọng bệnh. Trong đó, mọi người lưu ý:

– Khi xuất hiện tình trạng chóng mặt, hãy nằm xuống, nhắm nhẹ mắt và hít thở đều.

– Hạn chế độc sách, dùng điện thoại, máy tính khi đang di chuyển trên xe (xe máy, ô tô, xe buýt, tàu lửa…)

– Mang kính mát và đội mũ mỗi khi ra ngoài, đặc biệt là với các trường hợp rối loạn tiền đình nhạy cảm với ánh sáng.

– Tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao để cải thiện lưu thông máu và khả năng tuần hoàn. Tập trung vào các bài tập cho vùng cổ, đầu, vai gáy.

– Hạn chế vận động quá sức hay các hoạt động tác động lên vùng đầu cổ.

– Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, làm việc quá sức.

– Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Ưu tiên các loại thực phẩm tốt cho tim mạch, trái cây, rau xanh và hạn chế sử dụng mỡ động vật.

– Uống đủ 1.5 – 2 lít nước/ngày để quá trình trao đổi chất của cơ thể được diễn ra trơn tru.

– Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…

– Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, không đi ngủ muộn.

Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các dấu hiệu sức khỏe bất thường đồng thời can thiệp kịp thời các triệu chứng bệnh, phòng tránh biến chứng.

Hy vọng các thông tin trong bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức xử trí với tình trạng rối loạn tiền đình. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ ngay!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Bài viết liên quan

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản là căn bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy hen phế quản có nguyên nhân là do đâu và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Hen phế quản […]

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Vào mùa nắng nóng có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như: nắng nóng làm cơ thể dễ mất nước, suy nhược, chóng mặt, đánh trống ngực và ngất xỉu… Các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng Vào mùa nắng nóng có thể gặp phải một số vấn đề […]