Móng quặp: Điều trị như thế nào? 

30/10/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Móng quặp (hay móng mọc ngược) là tình trạng móng bị biến dạng, chủ yếu là ở ngón chân cái. Đây là tình trạng có thể nói là khá phổ biến, ước tính trong khoảng 5 người sẽ có 1 trường hợp gặp phải tình trạng này. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm nguyên nhân cũng như giải pháp điều trị, hãy tham khảo bài viết để có lời giải đáp bạn nhé!

Tìm hiểu khái quát về hiện tượng móng quặp 

Như đã đề cập ở trên, móng quặp là thuật ngữ chỉ tình trạng móng phát triển một cách bất thường. Thay vì mọc thẳng như bình thường, móng chân sẽ bị quặp cong giống như móng vuốt và cắm sâu trong thịt ở cạnh khóe của ngón chân cái. Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới các cơn đau khó chịu, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng xương và nhiễm trùng máu nguy hiểm cho người gặp phải. 

Đây là bệnh lý khá phổ biến (với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 20%). Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nếu không được chữa khỏi sớm có thể gây khó khăn khi di chuyển, đặc biệt là người thường xuyên mang giày thể thao hoặc hoạt động liên quan nhiều đến chân.

Những nguyên nhân gây ra tình trạng móng bị quặp 

Móng quặp có thể được hình thành từ một số những nguyên nhân như: 

– Cắt tỉa móng quá ngắn, cắt quá sát vào khóe móng chân làm mất đi định hướng từ móng cũ. Từ đó, móng bị phát triển lệch và mọc chọc thẳng vào bên trong da thịt. 

– Thói quen đi giày hoặc dép quá chật: Việc thường xuyên đi giày có kích thước không phù hợp với chân như giày cao gót, giày mũi nhọn sẽ làm phần móng bị chèn ép, và từ từ cuốn vào bên trong phần thịt. 

– Tái phát chấn thương ở ngón chân nhiều lần: Những người chơi thể thao đòi hỏi chân phải hoạt động với cường độ cao như là chạy bộ, đánh bóng rổ… Do đó, dễ bị thương ở đầu móng chân. Nếu như không sử dụng bảo hộ chuyên dụng hoặc lựa chọn loại giày phù hợp sẽ dễ khiến cho ngón chân bị chèn ép, từ đó dẫn đến tình trạng móng bị mọc ngược. 

– Vệ sinh chân không cẩn thận là một trong những nguyên nhân khác khiến móng bị quặp. Đặc biệt, nếu sau khi vận động mạnh hoặc làm các công việc thường xuyên di chuyển sẽ khiến chân tiết ra nhiều mồ hôi, nếu không vệ sinh kỹ cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 

Các triệu chứng khi móng bị mọc ngược 

Móng bị mọc ngược có thể chia làm các giai đoạn như: 

Giai đoạn 1 của tình trạng móng quặp  

Người bệnh chỉ có cảm giác đau nhẹ, đặc biệt là khi chạy hoặc khi nhón mũi chân. Nếu như nhìn kỹ, bạn sẽ thấy khóe của móng chân bị viêm đỏ nhẹ. Ngoài ra, đĩa móng gây chấn thương cho biểu mô cuốn móng bên. Tình trạng này nếu như xảy ra liên tiếp sẽ gây phù nề cuốn móng bên. 

Giai đoạn 2 của tình trạng móng quặp  

Người bệnh sẽ cảm thấy ngón chân hoặc cả bàn chân bị đổ mồ hôi nhiều hơn. Mùi hôi thường có phần rất nồng và khó chịu. Ngoài ra, phần viêm ở khóe móng đã dồn đụn lên ụ thịt. Dưới ụ thịt là phần móng bị vùi lấp, có thể là dịch tiết, máu hoặc mủ. Triệu chứng này thường kèm theo là bị sốt. 

Giai đoạn 3 của tình trạng móng quặp 

Sau khoảng thời gian, nếu như không được điều trị, móng chân lúc này sẽ cắm sâu vào ụ thịt, gây viêm tấy đỏ và lở loét, chảy mủ. Tình trạng nhiễm trùng ở giai đoạn này đã trở nên trầm trọng. Theo thời gian, khối nhiễm trùng có thể đi sâu tận vào bên trong xương. 

Một số cách cải thiện tình trạng móng chân mọc ngược

Tình trạng móng chân mọc ngược hầu như không gây ra tác động xấu đến sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, nó gây cảm giác đau đớn, khó chịu đồng thời làm mất thẩm mỹ. 

Dưới đây là một số cách cải thiện bạn có thể áp dụng, như: 

Ngâm rửa chân trong hỗn hợp nước ấm và muối Epsom

Nếu tình trạng móng mọc ngược gây cảm giác đau nhức, bạn nên tiến hành ngâm chân trong nước nóng có pha với muối Epsom, điều này sẽ làm giúp xoa dịu cơn đau. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp móng chân trở nên mềm hơn, từ đó hạn chế tình trạng móng bị mọc ngược. 

Bạn có thể xử lý móng chân mọc ngược bằng những phương pháp đơn giản như: 

– Chuẩn bị thau nước ấm với nhiệt độ thích hợp.

– Cho thau nước ấm khoảng 2 muỗng cà phê muối Epsom, ngâm chân trong khoảng 15 đến 20 phút. 

– Sử dụng khăn sạch để lau khô chân, có thể dùng dụng cụ cắt móng chân để loại bỏ phần móng chân mọc ngược. Tuy nhiên, trường hợp móng vẫn còn khá cứng và chưa loại bỏ được, bạn có thể tiến hành ngâm chân thêm lần nữa. 

Nếu như gia đình không có sẵn muối Epsom, bạn có thể thay thế sử dụng muối trắng thông thường. 

Sử dụng giấm táo để cải thiện 

Giấm táo không chỉ là loại gia vị quen thuộc mà còn là thành phần giúp kháng viêm, hạn chế tình trạng nhiễm trùng hiệu quả. Bạn có thể áp dụng theo cách thực hiện như sau: 

– Chuẩn bị bông gòn y tế hay giấm táo. Nên thấm ướt miếng bông gòn bằng giấm táo. 

– Đắp trực tiếp miếng bông gòn vào vị trí móng bị mọc ngược, nên dùng băng cố định lại miếng bông gòn trong khoảng vài giờ. 

– Tháo băng và loại bỏ miếng bông gòn, cắt đi phần móng bị mọc ngược.

Giấm táo là phương thức được khuyến khích sử dụng.
Giấm táo là phương thức được khuyến khích sử dụng.

Có thể thấy rằng, móng quặp không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tuy nhiên lại đem đến cảm giác đau đớn, khó chịu và kém thẩm mỹ. Trường hợp đã kiên trì thực hiện mà tình trạng móng quặp không được cải thiện, bạn nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]