Sốt là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hạ sốt cho trẻ có thể được thực hiện tại nhà bằng các biện pháp hỗ trợ hoặc dùng thuốc hạ sốt. Nhưng không phải ba mẹ nào cũng biết cách cho con dùng thuốc hạ sốt an toàn, hiệu quả. Tham khảo hướng dẫn chi tiết ngay trong bài viết bên dưới!
Tác dụng của thuốc hạ sốt
Sốt thực chất là phản ứng thuộc cơ chế miễn dịch của cơ thể để chống lại sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn. Việc này khiến thân nhiệt tăng cao hơn với mức bình thường.
Trong phần lớn trường hợp, trẻ bị sốt có thể được điều trị tại nhà bằng thuốc hạ sốt và các biện pháp hỗ trợ. Trong đó, có 3 nhóm thuốc hạ sốt thường được sử dụng như:
– Salicylate giúp hạ sốt, giảm các cơn đau nhức như: đau cơ, nhức đầu, đau nhức do viêm khớp hay cảm cúm thông thường
– Paracetamol giúp giảm các triệu chứng của sốt và đau đầu…
– Thuốc kháng viêm không steroid giúp hạ sốt trong thời gian dài
Thuốc hạ sốt nhìn chung khá an toàn và có thể tự sử dụng tại nhà để “cắt” cơn sốt ở trẻ. Tuy nhiên, việc lạm dụng hay sử dụng sai cách thuốc hạ sốt có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như:
– Buồn nôn, nôn
– Khó ngủ
– Phản ứng dị ứng: mề đay, sưng phù mặt, khó thở, khò khè…
– Phản ứng trên da: nổi mẩn, phát ban…
Ngoài ra, việc lạm dụng, sử dụng thuốc hạ sốt quá liều có thể dẫn đến tổn thương ở các cơ quan khác như:
– Tổn thương gan, suy gan
– Tổn thương thận, suy thận
– Tổn thương dạ dày, chảy máu, viêm loét dạ dày
– Nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Bởi vậy, trước khi cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, ba mẹ cần tìm hiểu kỹ, tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Hướng dẫn cách cho trẻ dùng thuốc hạ sốt an toàn, hiệu quả
Cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ
Các loại thuốc hạ sốt phổ biến
Paracetamol và Ibuprofen là hai loại thuốc hạ sốt được sử dụng phổ biến để giảm cơn sốt ở trẻ nhỏ. Trong đó, Paracetamol được đánh giá cao hơn về độ an toàn và được sử dụng rộng rãi hơn so với Ibuprofen:
– Paracetamol có nhiều dạng như: dạng viên nén (thường phù hợp với trẻ lớn), viên đặt hậu môn (thường dùng với trẻ hay bị nôn, khó uống thuốc), dạng siro kèm hương trái cây có thể pha cùng nước sôi (thường phù hợp với trẻ nhỏ) để dễ hấp thu, dạng bột pha cùng nước sôi để cho trẻ uống.
– Ibuprofen được đánh giá là có nhiều tác dụng phụ hơn so với Paracetamol . Đặc biệt, Ibuprofen chống chỉ định với các trường hợp trẻ sốt khi đang sốt xuất huyết. Thuốc chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết kèm với sự theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ.
– Ngoài ra, chuyên gia cũng khuyến cáo ba mẹ không cho trẻ dùng Aspirin để hạ sốt bởi Aspirin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ với trẻ nhỏ. Đặc biệt, nếu trẻ bị nhiễm virus sử dụng Aspirin sẽ có thể mắc phải hội chứng Reye khiến gan bị tổn thương cấp tính, não tổn thương nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp tới tính mạng.
Hướng dẫn cho trẻ dùng thuốc hạ sốt
Ba mẹ chỉ nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt khi con sốt cao trên 38.5 độ C:
– Liều dùng Paracetamol: cho trẻ dùng với liều lượng 10 – 15mg/kg/lần, tối đa không quá 60mg/kg/ngày.
– Khoảng cách giữa các lần dùng thuốc:
+ Trẻ sơ sinh: mỗi lần cách nhau từ 6 – 8 giờ
+ Trẻ lớn: mỗi lần cách nhau từ 4 – 6 giờ.
Với trẻ nhỏ, ba mẹ nên sử dụng thuốc hạ sốt dạng siro hoặc dạng bột để con dễ uống và có hiệu quả nhanh hơn.

Lưu ý khi sử dụng
Khi sử dụng thuốc hạ sốt để “cắt” cơn sốt ở trẻ, ba mẹ lưu ý:
– Với trẻ dưới 3 tháng tuổi: Ba mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con dùng thuốc hạ sốt, không tự ý cho con uống thuốc.
– Tính toán kỹ liều lượng thuốc dựa trên cân nặng của trẻ.
– Tuân thủ đúng liều lượng và khoảng cách giữa hai lần uống thuốc. Không tự ý tăng liều lượng hay rút ngắn thời gian giữa hai lần sử dụng bởi việc này có thể đẩy trẻ vào nguy hiểm.
– Dùng thuốc đảm bảo, còn hạn sử dụng.
– Không tự ý dùng đồng thời Paracetamol và thuốc Ibuprofen cùng nhau.
Các cách hạ sốt cho trẻ an toàn
Bên cạnh việc cho bé dùng thuốc hạ sốt, ba mẹ cũng nên áp dụng một số biện pháp hỗ trợ hạ thân nhiệt cho con như:
– Cho trẻ uống nhiều nước để bù nước và bù khoáng cho cơ thể của con, tránh tình trạng mất nước do sốt.
– Ưu tiên thức ăn dạng lỏng (cháo, súp…) để giúp con dễ tiêu hóa. Cho con uống sữa để bổ sung dinh dưỡng.
– Nới lỏng bỉm, cho con mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu thấm hút tốt.
– Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ ở nơi thoáng mát.
– Lau người cho trẻ bằng khăn ấm ẩm, đặc biệt là ở vùng trán, cổ, nách, bẹn để giúp con hạ thân nhiệt nhanh và cảm thấy dễ chịu hơn.
– Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C và canxi để trẻ sớm hồi phục sức khỏe.

Liên hệ hotline 1900 1984 của DoLife để được tư vấn, hỗ trợ thêm!
Bài viết liên quan

Viêm amidan ở trẻ có nên cắt không?
Viêm amidan là tình trạng thường gặp ở trẻ. Việc cắt amidan không những không ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của trẻ mà còn giúp loại bỏ ổ viêm, tránh những biến chứng nguy hiểm do viêm amidan gây ra. Amidan là gì? Amidan là một tổ chức lympho của cơ thể nằm […]

Đái dầm ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đái dầm là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt của bé. Vậy nguyên nhân gây đái dầm là gì? Khi nào cha mẹ cần lo lắng? Và đâu là cách điều trị hiệu quả giúp bé kiểm soát tốt hơn? […]

Viêm kết mạc ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm kết mạc ở trẻ nhỏ là một bệnh lý thường gặp, gây đỏ mắt, chảy nước mắt và ngứa rát, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bé. Bệnh có thể do virus, vi khuẩn hoặc dị ứng gây ra, dễ lây lan nếu không được xử lý kịp thời. Cha mẹ cần […]

Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?
Trẻ sơ sinh khóc dạ đề là tình trạng khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi bé quấy khóc không ngừng vào buổi tối mà không rõ nguyên nhân. Hiện tượng này thường xuất hiện từ tuần thứ 2 đến tháng thứ 3 sau sinh và có thể kéo dài hàng giờ liền. Vậy […]