Làm gì khi vết thương bị mưng mủ? Lưu ngay cách xử trí

30/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Xử trí với vết thương bị mưng mủ, bạn cần làm sạch vết thương, loại bỏ vi khuẩn và mô hoại tử, dùng thuốc kháng sinh và băng lại vết thương.

Tìm hiểu chi tiết về cách chăm sóc vết thương bị mưng mủ trong bài viết!

Mưng mủ: Dấu hiệu của vết thương bị nhiễm trùng

Cơ thể người là một bộ máy diệu kỳ. Khi xuất hiện vết thương, cơ thể sẽ đưa ra cơ chế tự làm lành. Đây là một quá trình phức tạp, từ viêm – tăng sinh – làm lành (tạo sẹo) – tái cấu trúc lại vết thương.

Nếu trong quá trình lành thương, vết thương không được xử lý cẩn thận sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, gây mưng mủ, không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe.

Mưng mủ và sưng là các dấu hiệu thường gặp, cảnh báo tình trạng nhiễm trùng vết thương. Khi bị nhiễm trùng, vết thương có các dấu hiệu như:

– Sưng: thường xuất hiện trong thời gian đầu bị thương. Sưng thường kèm đỏ khoảng 2 – 3 mm quanh khu vực vết thương, kéo dài từ 4 – 6 ngày sau khi bị thương.

– Chảy mủ dịch. Mủ thường có màu, có mùi hôi và xuất hiện sau khi bị thương khoảng 3 – 4 ngày.

– Đau tăng dần ở vết thương.

– Sốt cao tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng nặng hay nhẹ. Sốt thường xuất hiện về chiều, tối kèm mệt mỏi, đau nhức toàn thân.

Vết thương mưng mủ có nguy hiểm không?

Mưng mủ có thể là tình trạng bình thường với các vết thương hở. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau sưng, chảy mủ kéo dài trên 2 ngày và không có xu hướng giảm dần thì đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng gia tăng. 

Nếu không được xử trí phù hợp để vết thương lành lại, tình trạng mưng mủ ở vết thương có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

– Nhiễm trùng máu: nhiễm trùng lan rộng, vi khuẩn tấn công, xâm nhập vào máu gây sốt, có nguy cơ gây suy đa tạng, đe dọa tính mạng người bệnh.

– Viêm mô tế bào: do nhiễm trùng sâu vào các tổ chức dưới da. Người bệnh xuất hiện tình trạng đau đớn, buồn nôn, chóng mặt…

– Viêm tủy xương: nhiễm trùng nặng gây ảnh hưởng tới lưu thông máu khiến xương bị “chết”, các khớp khu vực xung quanh bị nhiễm trùng. Biến chứng này cũng có thể là cơ sở gây ra ung thư da nguy hiểm.

Tổn thương trên da và chảy mủ vết thương là một vấn đề tưởng nhỏ nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng đe dọa tính mạng. Bởi vậy, người bệnh không được chủ quan và cần lưu ý chăm sóc vết thương đúng cách. 

Vết thương bị mưng mủ là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng
Vết thương bị mưng mủ là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng

Hướng dẫn chăm sóc khi vết thương bị mưng mủ

Tùy vào vị trí, mức độ, tình trạng ảnh hưởng của vết thương mà người bệnh cần có phương pháp chăm sóc để làm lành thương phù hợp. 

Với các trường hợp vết thương mưng mủ nghiêm trọng, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và chăm sóc tốt nhất.

Khi vết thương bị mưng mủ, nhiễm trùng, người bệnh lưu ý chăm sóc vết thương theo 4 bước:

– Bước 1:

Rửa sạch vết thương với nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn. Với các trường hợp đặc biệt, có thể tiến hành cắt mở một phần của vết thương để có thể rửa sạch thương hiệu quả.

– Bước 2:

Loại bỏ vi khuẩn và vùng mô đã bị hoạt tử để loại bỏ hiệu quả dịch mủ, vi khuẩn, loại bỏ nguyên nhân gây nhiễm trùng và tránh để tình trạng nhiễm trùng lan rộng. Tùy vào tình trạng vết thương mà người bệnh có thể cần cắt bỏ phần hoại tử hoặc tiến hành phẫu thuật (nếu hoại tử sâu và quá lớn) theo chỉ định của bác sĩ.

– Bước 3:

Dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế nhiễm trùng. Loại kháng sinh sử dụng có thể là kháng sinh dạng uống hoặc kháng sinh dạng gel bôi. Trong đó, khi sử dụng kháng sinh cần lưu ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để sử dụng với liều lượng phù hợp.

– Bước 4: 

+ Nếu vết thương nhỏ, nhẹ: Tạo màng sinh học Polyesteramide với băng vết thương dạng xịt Nacurgo để tạo màng bao phủ, nhanh lành thương. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng băng cá nhân hoặc gạc mỏng phủ lên bề mặt vết thương để tránh cọ xát, gây thương tổn.

+ Nếu vết thương lớn, vết mổ: Người bệnh băng bó dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Khi ở bệnh viện, nhân viên y tế hỗ trợ  thay thao băng. Khi về nhà, người bệnh sử dụng màng sinh học để giúp bảo vệ và nhanh lành vết thương. 

Để chăm sóc vết thương tốt nhất, người bệnh cần tránh vận động mạnh ở vùng bị thương, đồng thời bổ sung dinh dưỡng phù hợp để tăng khả năng lành thương.

Đặc biệt, cần lưu ý đưa người bệnh đến cơ sở y tế sớm nhất nếu vết thương mưng mủ kèm các dấu hiệu bất thường như:

– Vết thương gây đau nhiều, người bệnh yếu

– Sốt cao không rõ nguyên nhân

– Vết thương xuất hiện các vệt đỏ kéo dài

– Bề mặt vết thương bị nhiễm trùng

Những điều kiêng kỵ khi vết thương bị mưng mủ

Để tránh ảnh hưởng tới vết thương, tránh để tình trạng mưng mủ trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh cần lưu ý:

– Không đắp lá thuốc lên vết thương hở

Người bệnh không tự ý đắp các loại thuốc lá, thuốc bột lên vết thương nếu không có chỉ định từ bác sĩ để tránh tình trạng nhiễm trùng, đau rát khó chịu.

Người bệnh không tự ý đắp lá thuốc lên vết thương hở
Người bệnh không tự ý đắp lá thuốc lên vết thương hở

– Không ngâm vết thương với nước lá trầu không 

Không ít người bệnh tự ý điều trị tại nhà bằng việc ngâm vết thương với nước lá trầu không. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo không được thực hiện việc này. Nguyên nhân bởi khi vết thương bị ngấm nước, lớp biểu bì bị mềm ra sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Người bệnh nên giữ cho vết thương được khô ráo, không tự ý ngâm rửa với các loại nước hay đắp lá thuốc dân gian.

– Không rửa vết thương nhiều lần với oxy già

Rửa vết thương mưng mủ nhiều lần với oxy già là sai lầm mà không ít người bệnh mắc phải. Việc sử dụng oxy già bên cạnh tiêu diệt vi khuẩn còn có thể phá hủy các tế bào lành của cơ thể. Với bản chất khử trùng mạnh, oxy già chỉ nên sử dụng một lần duy nhất vào lần vệ sinh đầu tiên. Việc sử dụng oxy già ở các lần vệ sinh sau sẽ khiến các mô liên kết mới bị phá hủy, vết thương lâu lành. 

Ở các lần vệ sinh sau, người bệnh chỉ nên dùng nước muối sinh lý hoặc cồn i-ốt pha loãng để vệ sinh vết thương sạch sẽ.

Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn, hỗ trợ ngay!

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi

Ngay từ giây phút chào đời, bé yêu đã phải thích nghi với môi trường mới, ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm từ virus, vi khuẩn gây bệnh. Trước khi mầm bệnh kịp xâm nhập, bố mẹ cần giúp bé có một “lớp lá chắn” bảo vệ cho con chống lại các mầm bệnh […]

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]