Không dung nạp lactose: Triệu chứng, cách điều trị 

23/10/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Không dung nạp Lactose là tình trạng phổ biến mà bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc phải. Trong số những nguyên nhân phải kể đến do cơ thể bị thiếu enzyme lactase – đây là một loại enzyme hỗ trợ phân giải, đồng thời tiêu hóa đường lactose có trong sữa hay các chế phẩm từ sữa. 

Tìm hiểu khái quát về hội chứng không dung nạp Lactose 

Theo chuyên gia, cụm từ này được dùng để miêu tả hiện tượng thiếu hụt enzyme lactase do ruột non tiết ra để phân giải lactose.

Như chúng ta đã biết thì lactose được tìm thấy nhiều trong các loại sữa, chế phẩm từ sữa, phô mai… Khi được lưu tại đây , lactose sẽ bị các loại vi khuẩn phân rã thành khí và chất lỏng, từ đó khiến cho người bệnh dễ gặp phải các triệu chứng như là tiêu chảy, đầy hơi. Mặc dù bất dung nạp đường lactose không gây nguy hiểm cho người bệnh, tuy nhiên, người bệnh sẽ phải đối mặt với cảm giác khó chịu đặc biệt khi ăn các chế phẩm từ sữa. 

Không dung nạp Lactose để miêu tả hiện tượng thiếu hụt enzyme lactase do ruột non tiết ra để phân giải lactose.
Không dung nạp Lactose để miêu tả hiện tượng thiếu hụt enzyme lactase do ruột non tiết ra để phân giải lactose.

Triệu chứng bất dung nạp lactose là gì?

Sau khi uống sữa hoặc sử dụng các chế phẩm từ sữa trong khoảng 2 giờ, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như: Đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng, chuột rút… 

Nguyên nhân chủ yếu khi một người gặp phải chứng bất dung hòa lactosse là do sự thiếu hụt của enzyme lactase – đây là loại enzyme có tác dụng giúp cho cơ thể hấp thụ được đường lactose. Phần lớn ruột non sẽ bị giảm tiết lactase sau 2 tuổi (tức là sau quá trình cai sữa). Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng bởi về sau, chúng ta có thể tiêu thụ các loại chế phẩm từ sữa mà không bị bất dung nạp lactose.

Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bất dung nạp lactose ở người bệnh 

Yếu tố làm gia tăng nguy cơ không dung nạp lactose 

Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ bất dung nạp lactose ở người bệnh có thể bao gồm: 

– Do tuổi tác: Người lớn dễ gặp tình trạng bất dung nạp này hơn là trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh.

– Do chủng tộc: Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, những người thuộc chủng tộc châu Á, châu Mỹ gốc Phi hoặc đối tượng người Mexico là những người có nguy cơ cao mắc chứng bất dung nạp lactose. 

– Người mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa, ví dụ khi một người mắc các bệnh lý như viêm hay chấn thương ruột non, bệnh Celiac thì khả năng cao người đó cũng sẽ có nguy cơ bị giảm lượng lactase ở trong ruột. 

Nguy cơ bị giảm lượng lactase ở trong ruột
Nguy cơ bị giảm lượng lactase ở trong ruột

– Không dung nạp lactose bẩm sinh: Ở một số trẻ đã bị bất dung nạp lactose ngay từ thời điểm mới sinh ra. Điều này có thể do một số yếu tố như di truyền.

– Do trẻ bị sinh non trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, đây chính là thời điểm làm tăng nồng độ enzyme lactase. Do đó, khi trẻ bị sinh non sẽ bị thiếu hụt loại enzyme này, từ đó làm tăng nguy cơ bất dung nạp lactose. 

– Tác dụng phụ của các biện pháp khi điều trị ung thư: Nếu như người bệnh từng trải qua hóa trị hoặc xạ trị thì tỷ lệ bị bất dung nạp ở những trường hợp này có thể xảy ra rất nhiều.

Những nguyên nhân dẫn đến không dung nạp lactose 

Không dung nạp Lactose thường xảy ra khi ruột non của người bệnh không sản xuất đủ enzyme (lactase) để tiêu hóa lactose (hay còn gọi đường trong sữa). Nhìn chung, lactase biến lactose thành những loại đường đơn giản gồm glucose hay galactose để 2 loại đường  này được hấp thụ vào máu thông qua niêm mạc ruột. 

Nếu trường hợp thiếu lactase, lactose có trong thức ăn sẽ di chuyển vào đại tràng thay vì được chuyển hóa và hấp thu. Ở bên trong đại tràng, vi khuẩn sẽ tương tác với lactose không tiêu hóa, từ đó gây ra các dấu hiệu và triệu chứng không dung nạp lactose. 

Hiện tại có 3 loại không dung nạp lactose, với các yếu tố khác nhau như: 

Không dung nạp lactose nguyên phát

Đây có thể được xem là loại  tương đối phổ biến. Ngay từ khi sinh ra, trẻ được thay thế sữa bằng các loại thực phẩm khác, chính vì vậy, việc sản xuất lactase cũng sẽ bị ảnh hưởng, nhưng vẫn đủ cao để tiêu hóa lượng sữa trong chế độ ăn điển hình của người lớn. 

Trong tình trạng  nguyên phát, việc sản xuất lactase cũng sẽ bị giảm mạnh, khiến việc tiêu hóa sữa khi trưởng thành trở nên khó khăn hơn. 

Không dung nạp lactose thứ phát 

Hình thức này xảy ra khi ruột non bị giảm sản xuất lactase sau khi bị bệnh, chấn thương hoặc các hình thức phẫu thuật liên quan đến ruột non. Trong số các bệnh liên quan đến không dung nạp thứ phát có thể kể đến bệnh Celiac, loạn khuẩn gây bệnh Crohn. Điều trị bệnh này có thể khôi phục mức độ lactase đồng thời cải thiện những dấu hiệu hay triệu chứng, mặc dù có thể mất nhiều thời gian. 

Không dung nạp Lactose đường sữa bẩm sinh hoặc phát triển 

Đây là trường hợp có thể xảy ra tuy nhiên rất hiếm, hầu như chỉ xảy ra đối với trẻ sơ sinh không có men lactase. Rối loạn di truyền này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác theo cơ chế gen lặn. Đồng nghĩa với việc nếu bố mẹ đều có gen bệnh và cả hai đều truyền cho trẻ, dẫn đến trẻ sinh ra sẽ bị mắc khiếm khuyết này. Ngoài ra, trẻ sinh non cũng có thể không bị dung nạp lactose bởi nồng độ lactose là không đủ. 

Các biện pháp điều trị hiệu quả là gì? 

Nhìn chung, hiện tại không có cách nào để tăng sản xuất enzyme lactase của cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh có thể tránh khỏi sự khó chịu khi không dung nạp lactose bằng cách: 

– Tránh ăn nhiều sữa hoặc các sản phẩm từ sữa, lưu ý chỉ ăn một phần nhỏ các sản phẩm từ sữa trong những bữa ăn hàng ngày. 

– Cần duy trì một chế độ dinh dưỡng tốt, nên giảm các sản phẩm từ sữa để người bệnh có thể nhận đủ canxi. Canxi có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác như là: Súp lơ xanh, các sản phẩm tăng cường canxi, cá hồi đóng hộp, cam, đậu pinto, rau chân vịt. 

Ngoài ra, bạn hãy đảm bảo cơ thể hấp thụ đầy đủ vitamin D, bằng cách ăn các sản phẩm như trứng, gan, sữa chua cũng chứa vitamin D. 

– Có thể sử dụng Probiotic để duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đây là những sinh vật có sẵn thường tồn tại trong các loại sữa chua. Probiotic thường được xem là biện pháp an toàn và được khuyến khích áp dụng nếu các phương pháp khác không mang lại hiệu quả. 

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh là biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh là biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về chứng không dung nạp lactose. Đừng quên liên hệ HOTLINE 19001984 của Bệnh viện Quốc tế Dolife nếu như bạn có bất cứ thắc mắc nào cần hỗ trợ! 

Bài viết liên quan

Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn giấc ngủ là một bệnh lý thường gặp. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe và tinh thần người bệnh. Vậy rối loạn giấc ngủ điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì? Rối loạn […]

Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả

Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả

Bắp chân to cơ là tình trạng không hiếm gặp. Bắp chân to khiến thẩm mỹ bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bắp chân bị to và cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Khái niệm về bắp chân Trước khi tìm hiểu về bắp […]

Buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?

Buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?

Buồng trứng đa nang là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của người mắc bệnh. Vậy đa nang buồng trứng có chữa khỏi được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Buồng trứng đa […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]