Huyết áp không ổn định: Những thông tin cần biết

08/12/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Huyết áp không ổn định có thể diễn ra đột ngột hoặc xảy ra trong một thời gian dài. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây ra các vấn đề về tim mạch, sa sút trí tuệ… ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết bên dưới!

Huyết áp không ổn định có nguy hiểm không?
Huyết áp không ổn định có nguy hiểm không?

Huyết áp không ổn định là gì?

Thông tin tổng quan về huyết áp

Huyết áp là áp lực của máu chảy lên thành mạch. Đơn vị đo của huyết áp là mmHg với hai chỉ số chính:

– Chỉ số cao hơn: huyết áp tâm thu/ áp lực từ máu lên động mạch khi tim co bóp.

– Chỉ số thấp hơn: huyết áp tâm trương/ áp lực từ máu lên động mạch khi tim giãn.

Huyết áp ở động mạch chủ là cao nhất. Càng xa động mạch chủ, huyết áp càng giảm dần và thấp nhất là ở tĩnh mạch chủ.

Các yếu tố tác động đến chỉ số huyết áp:

– Lực co bóp của tim: lực co bóp tim mạnh, thể tích nhát co bóp tăng khiến tăng lượng máu tuần hoàn, tăng áp lực lên thành mạch và tăng huyết áp.

– Thể tích trong lòng mạch: chỉ số huyết áp tỷ lệ thuận với thể tích trong lòng mạch – thể tích càng lớn thì huyết áp càng cao.

– Diện tích tiết diện của mạch máu: huyết áp tỷ lệ nghịch với diện tích tiết diện của mạch máu – diện tích càng lớn thì huyết áp càng thấp: khi co mạch, huyết áp tăng còn khi giãn mạch, huyết áp giảm.

Huyết áp không ổn định

Thông thường, huyết áp ổn định thường xuyên ở mức 120/80 mmHg. Huyết áp của cơ thể thay đổi mỗi giờ, mỗi ngày. Tuy nhiên, ở người khỏe mạnh, mức thay đổi thường không nhiều và ở trong mức chấp nhận được. Sự tăng/ giảm ra ngoài khoảng ổn định dẫn đến vấn đề tăng huyết áp hoặc giảm huyết áp.

Huyết áp không ổn định là tình trạng huyết áp thay đổi, lên xuống thất thường, diễn ra đột ngột hoặc liên tục trong thời gian dài. Đây là tình trạng không hiếm gặp tuy nhiên lại khó kiểm soát và có nguy cơ cao ảnh hưởng tới sức khỏe.

Lý giải nguyên nhân khiến huyết áp không ổn định

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ổn định của huyết áp, trong đó, phổ biến là:

– Tâm trạng không ổn định, thay đổi liên tục, nhất là khi trải qua các thay đổi lớn về tâm lý, cảm xúc: căng thẳng, sợ hãi, sốc… khiến huyết áp tăng vọt hoặc giảm xuống đột ngột.

– Lạm dụng rượu, bia, thuốc, lá, chất kích thích…

– Cơ thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi đột ngột của môi trường sống.

– Thay đổi tư thế đột ngột.

– Biến chứng từ các bệnh lý khác như: suy tim cấp, sốt cao, rối loạn hệ thần kinh, đau tức ngực…

– Tác dụng phụ của các loại thuốc có ảnh hưởng tới huyết áp như: corticoid, thuốc huyết áp…

Biểu hiện của huyết áp không ổn định

Các biểu hiện của huyết áp ổn định thường không rõ ràng. Một số dấu hiệu chung thường thấy như:

– Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt

– Váng đầu, ù tai

– Rối loạn nhịp tim khiến tim đập nhanh, mặt đỏ, có thể đổ mồ hôi.

– Khó kiểm soát chỉ số huyết áp. Chỉ số huyết áp thay đổi thường xuyên, khó xác định.

Xử trí khi huyết áp không ổn định

Khi phát hiện các dấu hiệu huyết áp không ổn định, cần tiến hành đo huyết áp ngay lập tức để có đánh giá phù hợp.

Hướng dẫn đo huyết áp đúng

Để kết quả đo huyết áp chính xác, cần tuân thủ các tiêu chí:

– Nghỉ, thư giãn khoảng 15 phút trước khi bắt đầu đo.

– 2 giờ trước khi đo huyết áp, không hút thuốc lá, uống cafe.

– Lưu ý về tư thế khi đo: nằm trên giường hoặc tựa lưng vào ghế. Nếu ngồi, cần giữ cho cả hai chân chạm nền nhà, không vắt chéo chân; hai tư duỗi thẳng; im lặng khi đo.

– Mỗi lần đo 2 lượt tại cùng một tay. Hai lượt đo cách nhau tối đa 2 phút. Nếu kết quả cho khác biệt quá lớn (chênh lệch hơn 10mmHg) thì cần tiến hành đo lại sau khoảng 2 phút. Lấy trung bình 2 lần đo gần nhất để làm kết quả.

Xử trí

– Với trường hợp huyết áp không quá thấp hoặc quá cao:

+ Cho bệnh nhân nằm thư giãn, nghỉ ngơi.

+ Khi tình trạng chưa cải thiện, không cho bệnh nhân ăn uống.

+ Hỏi ý kiến bác sĩ.

– Với trường hợp xuất hiện các biểu hiện nặng (khó thở, đau ngực, yếu tay chân, ngất…):

+ Để bệnh nhân nằm nghiêng, kê cao gối.

+ Không để cơ thể người bệnh phải chịu tác động mạnh hay phải di chuyển nhiều. Để người bệnh nghỉ ngơi tuyệt đối.

+ Kiểm tra nhịp hô hấp và nhịp tim; hô hấp nhân tạo ngay khi người bệnh ngưng hô hấp tuần hoàn.

+ Không cho người bệnh ăn uống gì. 

+ Liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để người bệnh được hỗ trợ kịp thời.

Biện pháp hạn chế

Để hạn chế tối đa tình trạng không ổn định của huyết áp, cần lưu ý:

– Duy trì lối sống lành mạnh, sinh hoạt, ăn uống khoa học.

– Không sử dụng chất kích thích

– Tránh căng thẳng, mệt mỏi. Giữ cho tình thần thoải mái, tích cực.

– Thường xuyên theo dõi huyết áp.

– Dùng thuốc điều trị theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

Hậu quả khi huyết áp không ổn định

Hãy luôn cẩn trọng khi chăm sóc sức khỏe của bản thân. Việc tăng giảm huyết áp bất thường có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hại:

– Tăng huyết áp

– Mắc bệnh tim mạch, tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ

– Sa sút trí tuệ

– …

Trên đây là những thông tin chung về huyết áp không ổn định. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị 

Viêm ruột thừa là tình trạng thường gặp trong bệnh lý ngoại khoa ổ bụng. Vậy nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như điều trị bệnh thế nào, cùng tìm hiểu nhé! Tổng quan về viêm ruột thừa  Trước tiên, cần hiêu rõ định nghĩa về ruột thừa. Ruột thừa là ống mỏng nối với […]

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ. Cùng DoLife tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây! Niêm mạc tử cung là gì? Niêm mạc tử cung, hay còn gọi là nội mạc tử cung, là lớp màng nhầy lót bên trong […]

Bướu giáp lan tỏa lành tính có nguy hiểm không?

Bướu giáp lan tỏa lành tính có nguy hiểm không?

Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Bướu giáp lan tỏa lành tính hay còn gọi là bướu giáp đơn thuần hoặc […]