Hóc xương cá là tình trạng thường gặp trong cuộc sống, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Hóc xương gây khó chịu, đau đớn và thường kèm theo cảm giác lo lắng. Lưu ngay mẹo nhỏ chữa hóc xương nhanh chóng, hiệu quả ngay tại nhà!
Nhận biết hóc xương cá
Hóc xương cá không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng gây ra cảm giác khó chịu khi mà xương cá bị vướng lại tại cổ họng.
Mắc xương cá gây ra:
– Cảm giác đau nhói, vướng mắc như bị đâm chích trong cổ họng.
– Ho nhiều.
– Khó nuốt hoặc đau nhức khi nuốt.
– Một số trường hợp, người bị mắc xương có thể khạc ra máu.
Xương cá mắc trong cổ họng quá lâu nếu không được xử lý hoặc xử lý sai cách có thể gây ra chảy máu, viêm mủ, nhiễm trùng tại vị trí hóc. Khi được xử lý phù hợp, mắc xương không gây ra bất kỳ vấn đề nào với sức khỏe.
Mẹo chữa hóc xương cá tại nhà đơn giản, hiệu quả
Ngậm vitamin C hoặc vỏ cam
Vitamin C vô cùng hiệu quả trong việc giảm đau và kháng viêm do hóc xương cá gây ra. Ngoài ra, vitamin C cũng giúp xương mềm hơn và có thể trôi khỏi cổ họng một cách dễ dàng.
Khi bị hóc xương cá, bạn chỉ cần ngậm viên vitamin C hoặc vỏ cam ở trong miệng khoảng 5 phút để vitamin C trong viên ngâm/ vỏ cam làm mềm xương và trôi xuống theo nước bọt.
Dùng dầu ô liu
Dầu ô liu khi đi xuống họng sẽ có tác dụng như một chất bôi trơn tự nhiên bao phủ lên niêm mạc giúp giảm nguy cơ xương cá đâm vào niêm mạc họng.
Khi bị mắc xương cá trong cổ họng, bạn có thể nuốt 1 – 2 thìa canh dầu ô liu sau đó thực hiện nuốt hoặc ho ra để giúp xương thoát ra khỏi họng.
Ăn quả chuối chín
Bạn chỉ cần cắn một miếng chuối chín thật lớn, sau đó ngậm trong miệng từ 1 – 2 phút để nước bọt làm mềm chuối rồi nuốt nguyên cả miếng chuối (không cần nhai). Miếng chuối lớn sẽ kéo xương cá từ cổ họng xuống dạ dày một cách nhanh chóng, đồng thời không gây tổn thương cho niêm mạc cổ họng.
Uống đồ uống có ga hoặc soda
Đồ uống có ga khi vào dạ dày sẽ giải phóng lượng lớn các khí ga. Việc này không chỉ có tác dụng tích cực trong việc phân hủy xương cá mà còn tạo ra áp lực giúp đẩy xương khỏi vị trí đang mắc. Việc của bạn là chỉ cần uống 1 lon/ cốc đồ uống có ga mà thôi.
Vỗ lưng, đẩy ép bụng
Để loại bỏ xương cá bị hóc, bạn có thể dùng nghiệm pháp Heimlich trong việc chữa dị vật. Với phương pháp này, người bị hóc xương cần sự hỗ trợ từ người ngoài theo các bước:
– Đứng phía sau lưng người bị hóc xương cá, vòng tay ra phía trước bụng của người bị hóc và đan chặt tay vào nhau. Cổ tay đặt tại eo của người bị hóc xương.
– Cá cả 2 cánh tay ra sau để đẩy bụng lên trên nhằm tạo ra một lực từ dưới giúp đẩy xương cá ra ngoài. Thực hiện liên tục cho đến khi đạt kết quả mong muốn.
– Để giúp xương đẩy ra ngoài nhanh hơn, có thể kết hợp thêm cả vỗ đẩy ngực và vỗ lưng.
Uống giấm táo
Giấm táo với đặc tính axit khi gặp xương có tác dụng làm mềm xương cá bị hóc trong cổ họng. Với phương pháp này, bạn chỉ cần pha loãng 1 muỗng giấm táo với nước rồi uống. Nước giấm táo sẽ giúp xương được làm mềm rồi rơi ra, trôi xuống dạ dày một cách dễ dàng.
Nuốt cơm
Nuốt cơm là phương pháp dân gian được sử dụng thường xuyên khi xảy ra mắc xương cá. Bạn chỉ cần lấy một miếng cơm nóng to, nhai qua rồi nuốt chửng mạnh để miếng cơm đi qua cổ họng, kéo theo đoạn xương trôi xuống dạ dày.
Sai lầm khi chữa hóc xương cá tại nhà
Để tránh hóc gây ra những vấn đề nghiêm trọng, cần lưu ý:
– Không tiếp tục ăn uống sau khi bị hóc xương, đặc biệt là với những đoạn xương to, dài. Bởi lẽ, thức ăn nuốt vào có thể khiến xương cắm sâu hơn vào niêm mạc họng gây sưng tấy, phù nề, khó chịu.
– Không lấy xương ra một cách bất chấp
Với những trường hợp xương mắc không sâu, có thể nhìn rõ bằng mắt thường, bạn có thể thử dùng tay để lấy xương ra. Với các trường hợp mắc sâu, không nên cố khạc nhổ hay dùng tay để lấy xương ra. Bởi những hành động này có thể khiến xương cắm sâu hơn, gây tổn thương niêm mạc sâu hơn.
Lưu ý khi chữa hóc xương cá tại nhà
Các mẹo chữa hóc xương cá tại nhà đều là những kinh nghiệm dân gian được truyền lại. Thông thường, các phương pháp này chỉ có hiệu quả với những trường hợp hóc xương mới, xương mềm, nhỏ.
Với những tình huống đã áp dụng các mẹo chữa hóc xương tại nhà 1 lần không đạt hiệu quả, bạn nên dừng lại để tránh làm tổn thương niêm mạc cổ họng, khiến tình trạng hóc nghiêm trọng hơn. Để được loại bỏ xương một cách an toàn, bạn cần đến gặp bác sĩ và can thiệp phù hợp.
Đến ngay cơ sở y tế để được chăm sóc trong những trường hợp nguy hiểm:
– Hóc xương lớn, xương cắm sâu trong thực quản.
– Áp dụng các phương pháp chữa hóc xương cá tại nhà và không đạt hiệu quả.
– Xuất hiện triệu chứng hạn chế, tắc nghẽn đường thở: thở rít, khó thở, đau tăng lên, sưng ngực, phù nề cổ, chảy máu họng nhiều, không thể ăn uống, chảy nước miếng liên tục…
Trên đây là những thông tin chung về hóc xương cá. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Rối loạn giấc ngủ là một bệnh lý thường gặp. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe và tinh thần người bệnh. Vậy rối loạn giấc ngủ điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì? Rối loạn […]
Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả
Bắp chân to cơ là tình trạng không hiếm gặp. Bắp chân to khiến thẩm mỹ bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bắp chân bị to và cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Khái niệm về bắp chân Trước khi tìm hiểu về bắp […]
Buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?
Buồng trứng đa nang là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của người mắc bệnh. Vậy đa nang buồng trứng có chữa khỏi được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Buồng trứng đa […]
Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]