Động kinh: Xử trí thế nào? 

13/11/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Động kinh là một dạng rối loạn hệ thống thần kinh trung ương, trong đó, hoạt động của não sẽ bị thay đổi. Bệnh có thể gây co giật hoặc hành vi có cảm giác bất thường. 

Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh 

Bệnh động kinh là bệnh lý mãn tính xảy ra do sự bất thường trong não bộ dẫn tới kích thích nhóm tế bào thần kinh vỏ não, gây ra sự phóng điện đột ngột mất kiểm soát. Sự kích thích ở các vỏ não ở những vùng khác nhau có thể dẫn đến những biểu hiện khác nhau. Theo chuyên gia, đây hiện là căn bệnh phổ biến với những nguyên nhân đa dạng như: 

Do yếu tố di truyền

 Theo các nhà khoa học, một số loại bệnh sẽ có sự liên kết với các gen cụ thể. Tuy nhiên, những loại gen này chỉ là yếu tố khiến cho người bệnh trở nên nhạy cảm hơn khi bị tác động bởi môi trường. Hay nói theo cách khác, gen chỉ là một trong những yếu tố quyết định gây bệnh.

Do những bệnh lý gây tổn thương não

 Một vài trường hợp xuất hiện khối u ở não hoặc đã từng bị đột quỵ, nguy cơ bị động kinh là vô cùng cao. Bởi những tổn thương ở não sẽ gây rối loạn hệ thần kinh trung ương, khiến não hoạt động có nhiều thay đổi, tăng nguy cơ bị bệnh. 

Do chấn thương sọ não

Một số loại tai nạn nghiêm trọng có thể khiến cho vùng não bị chấn thương nghiêm trọng. Đây có thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. 

Do một số bệnh lý: Viêm màng não, viêm não 

Những bệnh lý như viêm màng não, viêm não hoặc não có cấu trúc bất thường là một trong những nguyên nhân gây bệnh. 

Một số nguyên nhân khác

– Do chấn thương trước khi sinh: Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch non ớt, nhạy cảm với tổn thương ở não. Do đó, trong trường hợp mẹ bị nhiễm trùng, hay thiếu dinh dưỡng, em bé sinh ra có nguy cơ bị tổn thương não, dẫn đến hội chứng động kinh ở trẻ.

– Thói quen sử dụng những loại thuốc chống trầm cảm, hoặc chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và ma túy là một trong những nguyên nhân. 

Động kinh có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác nhau.
Động kinh có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác nhau.

Các dạng bệnh phổ biến cũng như dấu hiệu nhận biết 

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý rất đa dạng, với 2 dạng chính là động kinh cục bộ và động kinh toàn thể. Ở một số trường hợp, ban đầu là động kinh cục bộ, tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể sẽ phát triển thành động kinh toàn thể. Với mỗi dạng bệnh, người bệnh động kinh lại có những biểu hiện khác nhau.

Biểu hiện động kinh cục bộ 

Những cơn động kinh cục bộ xuất hiện khi một phần ở trong não có hoạt động bất thường. Do đó, những biểu hiện của bệnh lý cũng sẽ xảy ra ở một vài bộ phận trong cơ thể. Bệnh được chia làm 2 dạng đơn giản và phức tạp.

– Dạng đơn giản: Bệnh nhân bị co cứng hoặc co giật ở một phần của cơ thể, thị giác và khứu giác có sự bất thường, tâm trạng lo lắng và sợ sệt điều gì đó mà không rõ nguyên nhân. 

– Dạng phức tạp: Khi cơn động kinh này xảy ra, phần lớn những người bệnh sẽ gần như mất đi ý thức. Họ có một số biểu hiện như nhìn chằm chằm, giống như đang bị lú lẫn, thực hiện những hành động vô nghĩa như xoa tay, xoay đầu hoặc đi qua đi lại trong vô thức. Điều đặc biệt là sau khi tỉnh lại thì cơn động kinh họ có thể không nhớ những chuyện gì đã xảy ra trước đó.

Biểu hiện động kinh cục bộ.
Biểu hiện động kinh cục bộ.

Biểu hiện động kinh toàn thể 

Dạng toàn thể thường xuất hiện khi hoạt động phóng điện ở trong não bị xảy ra quá nhiều gây ảnh hưởng toàn bộ đến não bộ. Dạng thường gặp nhất là các cơn vắng ý thức, hoặc cơn co cứng. 

Cơn co giật toàn thể và co cứng

Đây có thể nói là dạng bệnh phổ biến nhất, đặc biệt ở người trưởng thành. Người bệnh có thể mất dần đi ý thức, khó giữ thăng bằng, có thể kèm theo tiếng la hét, kêu gào, tuy nhiên không phải vì đau đớn. Lúc này, người bệnh thường xuyên xuất hiện cơn co giật thật sự, khó kiểm soát được tay chân do sự rung giật của các cơ. Động kinh có thể diễn ra trong khoảng vài phút hoặc hơn, kèm theo đó là tình trạng đi tiểu mất kiểm soát, sùi bọt mép. 

Cơn vắng ý thức

 Chủ yếu xảy ra ở trẻ em, hiếm gặp ở người lớn. Biểu hiện đặc trưng nhất của loại này là mất ý thức trong khoảng từ 5 đến 15 giây. Biểu hiện chính là nhìn chằm chằm, đôi khi đảo mắt lên phía trên, trẻ đang cầm đồ bỗng nhiên làm rơi. Do đó, hội chứng này khiến trẻ dễ mất tập trung, ảnh hưởng đến chuyện học tập. 

Hội chứng West 

Là dạng bệnh toàn thể thường gặp ở đối tượng trẻ sơ sinh khoảng từ 3 đến 8 tháng tuổi, sau đó dừng lại và chuyển sang dạng động kinh khi trẻ lên 4. Nguyên nhân phổ biến thường là do những vấn đề về gen, rối loạn chuyển hóa, ngạt khi sinh hoặc nhiễm trùng não dẫn đến bất thường trong cấu trúc hoặc chức năng của não. 

Dạng động kinh đặc biệt này, có thể khiến cho trẻ bị chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ, gây ảnh hưởng đến quá trình học tập. Một số biểu hiện mắc bệnh có thể bao gồm như khi trẻ gật mạnh xuống trong vài giây, toàn bộ cơ thể uốn cong về phía trước, tay và chân trẻ co gập. Mỗi cơn động kinh có thể kéo dài khoảng 2 giây, sau đó tiếp tục phát triển thành chuỗi co thắt liên tục. 

Tìm hiểu phương pháp chẩn đoán bệnh hiệu quả 

Để chẩn đoán bệnh lý động kinh, chuyên gia sẽ thực hiện khám lâm sàng trước, sau đó kết hợp với các phương tiện kỹ thuật hiện đại để có kết quả chính xác nhất. 

Thăm khám lâm sàng 

– Khai thác về tiền sử bệnh hay những triệu chứng lâm sàng của người bệnh.

– Kiểm tra hành vi, kỹ năng vận động của người bệnh để xác định các dạng động kinh mà người đó có thể gặp phải. 

– Xét nghiệm máu, giúp bác sĩ nhận biết tình trạng nhiễm trùng do di truyền hay một số rối loạn khác có thể liên quan. 

Thực hiện những xét nghiệm để đánh giá tổn thương trong não 

Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện thêm một số thủ tục để có được kết quả chính xác nhất.

– Phương pháp điện não đồ: Đây được đánh giá là phương pháp phổ biến nhất, được sử dụng trong quá trình chẩn đoán bệnh. Nếu như bệnh nhân động kinh thì mô hình sóng não sẽ có sự thay đổi bất thường ngay cả khi chưa lên cơn co giật. 

– Chụp cắt lớp vi tính (CT quét): Giúp bác sĩ thấy được hình ảnh não bị cắt ngang, và những tổn thương của não như khối u hay hiện tượng chảy máu não. 

– Chụp cộng hưởng từ (MRI): Là phương pháp sử dụng vô tuyến và nam châm để các chuyên gia được nhìn thấy chi tiết từ bộ não và phát hiện những tổn thương hay bất thường ở trong não.

Chụp cắt lớp vi tính (CT quét)
Chụp cắt lớp vi tính (CT quét)

 

Cách điều trị bệnh động kinh như thế nào? 

Hầu hết, người bị động kinh có thể ngừng co giật bằng cách sử dụng thuốc chống động kinh. 

Lưu ý sử dụng thuốc theo đúng quy trình, hỏi ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc điều trị trước khi sử dụng, tuyệt đối không tự ý sử dụng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Trường hợp sử dụng thuốc mà  không đem lại hiệu quả, các cơn động kinh vẫn tiếp diễn  thì người bệnh được chỉ định phẫu thuật nhằm loại bỏ vùng não bất thường. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]