Đẻ mổ có bị giảm tuổi thọ không?

15/08/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Một trong những điều mà các sản phụ sinh mổ lo lắng đó là: “Đẻ mổ có bị giảm tuổi thọ không?” Cùng Bệnh viện quốc tế DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Sinh mổ là gì?

Sinh mổ là phương pháp lấy thai được bác sĩ chỉ định khi sản phụ không đủ điều kiện sinh thường
Sinh mổ là phương pháp lấy thai được bác sĩ chỉ định khi sản phụ không đủ điều kiện sinh thường

Sinh mổ hay còn gọi là mổ lấy thai. Đây là phương pháp mà bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để lấy thai nhi, nhau và màng ối qua một vết mổ ở thành tử cung. So với trước đây thì hiện tại phương pháp mổ lấy thai đã trở nên phổ biến hơn. Sự tiến bộ của y học hiện đại cũng giúp hạn chế các tai biến của phương pháp này. 

Tuy nhiên, mổ lấy thai là chỉ định có lý do Y khoa. Vì vậy trong các trường hợp bác sĩ tiên lượng không thể sinh thường qua ngã âm đạo an toàn, sản phụ sẽ chỉ định sinh mổ.

Vết rạch của mổ lấy thai có thể là một vết rạch dọc hoặc là vết rạch ngang.

  • Vết mổ dọc: Đường rạch này kéo dài từ rốn đến đường chân lông mu.
  • Vết mổ ngang: Đường rạch này kéo dài qua đường chân lông mu. Nó được sử dụng thường xuyên nhất. Vì nó mau lành và ít chảy máu hơn. 

Loại vết mổ được sử dụng tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vết rạch trong tử cung cũng có thể theo chiều dọc hoặc chiều ngang.

Khi nào mẹ bầu được chỉ định đẻ mổ?

Trong sản khoa, sinh thường là phương pháp luôn được các bác sĩ khuyến khích. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp sau thì bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ:

Ở trường hợp lí do từ người mẹ:

– Xương chậu hẹp và lệch.

– Dị tật đường sinh dục. Tử cung co bóp bất thường, khó sinh do vết cắt cũ ở cổ tử cung, quá trình chuyển dạ kéo dài, nguy cơ vỡ tử cung,..

– Phụ nữ mang thai mang thai khi có tuổi.

Ở trường hợp lí do từ thai nhi:

– Máy theo dõi tim thai giúp phát hiện sớm suy thai nên chỉ định mổ lấy thai để cứu thai nhi.

– Vị trí thai nhi bất thường, đặc biệt là ngôi mông.

– Thai to, suy thai đe dọa sự sống của thai nhi trong tử cung (nhiễm ối, thai chậm phát triển trong tử cung, thai chậm phát triển…).

– Thai nhi gặp phải tình trạng sa dây rốn, nhau bong non, nhau tiền đạo…

Trường hợp tim thai suy do bị dây rốn quấn 2 vòng được chỉ định sinh mổ cấp cứu tại DoLife
Trường hợp tim thai suy do bị dây rốn quấn 2 vòng được chỉ định sinh mổ cấp cứu tại DoLife

Đẻ mổ có bị giảm tuổi thọ không?

Sinh mổ hiện tại đang là phương pháp được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Lý do là với phương pháp sinh mổ, mẹ sẽ:

  • Hạn chế được những con đau khi chuyển dạ
  • Hạn chế được các biến chứng trong quá trình chuyển dạ.

Tuy nhiên, có những lời đồn đoán phương pháp sinh mổ khiến mẹ bị giảm tuổi thọ. Vậy điều này có đúng không?

Lý giải vấn đề này, bác sĩ chuyên khoa sản cho hay: “Trong sản khoa, không có một thống kê nào nói rằng mẹ sinh mổ sẽ giảm tuổi thọ. Đó là những khuyến cáo không đúng. Thống kê đó là dựa trên gây mê. Những người bị gây mê nhiều có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ. Trong khi hầu hết sinh mổ hiện nay là gây tê màng cứng, tủy sống”.

Như vậy, những lo lắng việc sinh mổ giảm tuổi thọ của các mẹ là hoàn toàn sai, thiếu căn cứ khoa học. Vì vậy, các mẹ đừng quá lo lắng.  Mẹ hãy tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe của bản thân, chăm sóc em bé sau sinh mổ. Để từ đó sức khỏe của hai mẹ con sẽ được phục hồi nhanh nhất. 

Các biến chứng thường gặp sau sinh mổ

Việc sinh mổ bị giảm tuổi thọ là không đúng. Thế nhưng sau sinh mổ, mẹ có thể gặp phải các biến chứng như:

Sốt

Sốt không phải là một biến chứng trong thời gian sau sinh mổ. Nhưng đây là triệu chứng thường gặp và là dấu hiệu báo động của những biến chứng khác. Trong vòng 24 – 48 giờ sau sinh mổ, sốt nhẹ là do nguyên nhân chuyển hóa. Nhưng triệu chứng sốt trên 48 giờ, sản phụ cần thăm khám để tìm nguyên nhân. 

Cương sữa sau sinh mổ

Sau sinh mổ, vào ngày thứ 3 – 4 trở đi mẹ sẽ có hiện tượng cương sữa với biểu hiện: 

– Hai vú căng sữa

– Ấn căng đau

– Sốt cao

– Kèm theo nổi hạch hai bên nách.

Mẹ có thể xử lý bằng cách dùng tay mát-xa vú. Mẹ hãy cố gắng và kiên nhẫn mát-xa mạnh hai vú để cho sữa chảy ra nhiều. Động tác mát-xa hai vú như vậy giúp cho sự tiết sữa ra được dễ dàng. Từ đó tránh được sự cương tắc ở các tuyến vú.

Cương sữa sau sinh mổ là nỗi ám ảnh của các mẹ
Cương sữa sau sinh mổ là nỗi ám ảnh của các mẹ

Viêm vết mổ hoặc tụ máu vết mổ

Nguyên nhân của việc này thường do thực hiện mổ khi bà mẹ đã có nhiễm trùng ối hoặc do cầm máu không tốt trong lúc mổ. Các dấu hiệu xác định, sốt cao, vùng da viêm đỏ đau, phù nề hoặc bầm tím quanh vết mổ. Lúc này cần siêu âm để đánh giá mức độ lan rộng của tụ máu.

Điều trị: Dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm và thuốc tăng sức bền thành mạch. Trường hợp khối tụ máu lớn cần rạch tháo khối máu tụ và đặt ống dẫn lưu.

Tụ dịch lòng tử cung (Bế sản dịch)

Trong những ngày đầu sản dịch có thể tự ra âm đạo. Sau đó ngưng hẳn, hoặc kéo dài dai dẳng. Khi bị bế sản dịch, sản phụ có triệu chứng:

  • Có thể kèm sốt
  • Căng tức trằn vùng hạ vị
  • Khi sờ nắn trên bụng, thấy đáy tử cung còn ở trên cao. Ấn có thể căng tức và đau. 
  • Siêu âm tử cung và hai phần phụ, thấy tử cung lớn, lòng tử cung có ứ dịch.

Hiện tượng trên là do cổ tử cung đóng kín làm cho sản dịch không thoát ra ngoài được. Từ đó gây ứ đọng trong lòng tử cung. Nếu không xử trí khối ứ dịch hóa mủ có thể gây viêm nội mạc tử cung và gây nhiễm trùng huyết.

Các cách tránh biến chứng sau sinh mổ

Để tránh các biến chứng sau sinh mổ, mẹ nên lưu ý những biện pháp sau đây:

– Hạn chế việc nằm bất động trên giường. Nên nằm nghiêng sang phải hoặc trái trong ngày đầu tiên sau phẫu thuật.

– Từ ngày thứ 2, mẹ nên ngồi đi lại và nằm sấp 20-30 phút mỗi ngày. Điều này để sản dịch thoát ra dễ dàng. Đồng thời xoa bóp vùng bụng để tử cung co hồi tốt.

– Các bà mẹ nên ăn uống đủ chất và tăng cường thêm các loại thịt như thịt lợn, thịt bò, lòng lợn, gan, cật, trứng. Những thực phẩm này hỗ trợ quá trình lành vết thương và tăng sức đề kháng cho cơ thể là cần thiết.

– Cho con bú sớm cũng thúc đẩy sự co bóp của tử cung và ngăn chảy máu sau sinh mổ. Quan trọng hơn, nếu trẻ được bú mẹ sớm trong ba ngày đầu, trẻ được hưởng nguồn sữa non của mẹ. Trong sữa non có nhiều kháng thể được truyền từ mẹ. Từ đó trẻ lớn lên ít bị dị ứng hơn. 

– Đặc biệt, sự chăm sóc tận tình của người cha và sự hỗ trợ của gia đình đáng giá hơn bất kỳ loại thuốc tốt nào.

Trên đây là những thông tin về vấn đề “Sinh mổ có bị giảm tuổi thọ không?” Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Lạc nội mạc tử cung và những điều cần phải biết

Theo số liệu thống kê trên toàn thế giới có từ 6-10% nữ giới mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, trên thực tế con số này có thể cao hơn vì bệnh không có triệu chứng rõ ràng để phát hiện sớm và kịp thời chữa trị. Hãy tham khảo bài viết dưới đây […]

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Có nên chọc ối xét nghiệm hay không?

Chọc ối là một trong những phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi chính xác nhất hiện nay. Nhưng phương pháp này liệu có an toàn hay không? Khi nào mẹ nên chọc ối? Để có được câu trả lời chính xác mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé! Chọc ối […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?

Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]