Đau nửa đầu Migraine: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

13/06/2024
Tác giả: Lam Thanh
Chia sẻ

Đau nửa đầu Migraine là bệnh lý thường gặp và dễ tái phát. Bệnh gây khó chịu và ảnh hưởng rất lớn với sinh hoạt hằng ngày. Đau nửa đầu Migraine có thể điều trị nếu được phát hiện sớm.

Đau nửa đầu Migraine là gì?

Đau nửa đầu migraine

Chứng đau nửa đầu Migraine, hay còn gọi là đau nhức đầu kinh niên, có thể đau trong nhiều giờ thậm chí vài ngày. Một số hiện tượng đau nửa đầu kèm theo triệu chứng buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh.

Phụ nữ có nguy cơ mắc Migraine cao hơn nam giới gấp 3 lần. Theo điều tra, chứng đau nửa đầu Migraine gây ảnh hưởng đến khoảng 10% người dân trên toàn thế giới.

Nguyên nhân gây đau nửa đầu Migraine

Mặc dù chưa thể xác định được nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu Migraine, theo một số nghiên cứu, chứng đau nửa đầu có khả năng do di truyền.

Các tác nhân có thể gây chứng đau nửa đầu Migraine như:

  • Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ. Sự dao động của estrogen, chẳng hạn như trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh.
  • Căng thẳng thần kinh kéo dài
  • Thay đổi thời tiết đột ngột/thất thường
  • Thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc
  • Tác dụng của thuốc: Thuốc tránh thai và thuốc giãn mạch, chẳng hạn như nitroglycerin, có thể làm nặng thêm chứng đau nửa đầu.
  • Đèn sáng hoặc nhấp nháy, âm thanh quá lớn có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Những mùi nồng nặc (chẳng hạn như nước hoa, chất pha loãng sơn, khói thuốc thụ động và những mùi khác) gây ra chứng đau nửa đầu ở một số người.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học

Triệu chứng đau nửa đầu Migraine

Bạn có thể gặp các triệu chứng sau trước khi bị đau nửa đầu:

  • Cảm thấy mệt mỏi, ngáp ngủ liên tục
  • Thường cảm thấy khát nước, thèm ăn một số thực phẩm nhất định hoặc chán ăn
  • Cảm nhận bị cứng cổ
  • Dễ thay đổi tâm trạng
  • Bị táo bón hoặc đi tiểu nhiều hơn

Các dấu hiệu đau cơn đau nửa đầu ập đến (Giai đoạn Aura):

  • Nhìn thấy các đường ngoằn ngoèo hoặc đèn nhấp nháy
  • Tê hoặc ngứa ran có cảm giác như kim châm
  • Mờ mắt, hoa mắt
  • Mờ mắt, hoa mắt có thể là triệu chứng của đau nửa đầu Migraine

  • Khó nói rõ ràng, ú ớ hoặc nói ngọng

Giai đoạn Aura không kéo dài quá 1 giờ.

Chứng đau nửa đầu thường kéo dài từ 2 giờ đến 3 ngày, với một số triệu chứng (chẳng hạn như cảm thấy rất mệt mỏi) bắt đầu đến 2 ngày trước khi cơn đau đầu bắt đầu và kết thúc sau khi cơn đau đầu chấm dứt.

Một số người bị chứng đau nửa đầu vài lần một tuần hoặc thỉnh thoảng sẽ bị.

Có 2 loai đau nửa đầu Migraine:

  • Đau đầu Migraine có tiền triện
  • Đau đầu Migraine không có tiền triện

Bệnh đau nửa đầu Migraine có nguy hiểm không?

Chứng đau nửa đầu Migrane tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể để lại những biến chứng khôn lường:

  • Đột quỵ do nhồi máu tĩnh mạch
  • Hội chứng Metoroni
  • Đau dạ dày
  • Động kinh

 

Điều trị chứng đau nửa đầu Migraine

Mặc dù không thể điều trị dứt điểm chứng đau nửa đầu Migraine nhưng có thể cắt cơn đau ngay thời điểm xảy ra tại nhà hoặc giảm khả năng tái phát bằng:

  • Thuốc giảm đau như ibuprofen và paracetamol với trường hợp cắt cơn đau cấp tính, ngay tức thì
  • Sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ với trường hợp điều trị lâu dài

Ngoài ra, chúng ta có thể giảm đau đầu Migraine bằng một số biện phát:

  • Tập thể dục thường xuyên
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng
  • Tránh những cảm xúc tiêu cực, căng thẳng kéo dài
  • Tránh các tác nhân về môi trường ô nhiễm
  • Kê gối cao khi nằm ngủ
  • Đắp khăn lạnh tại vùng đầu bị đau

Chẩn đoán bệnh

Trước khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ điều tra về bệnh sử và các triệu chứng của bạn. Bao gồm:

  • Triệu chứng gặp phải, gồm cả vị trí đau
  • Tần suất đau
  • Thời gian đau nửa đầu Migraine diễn ra bao lâu
  • Các thành viên khác trong gia đình có bị chứng đau nửa đầu không?
  • Tất cả các loại thuốc và  chất bổ sung  bạn dùng, ngay cả những loại thuốc không kê đơn 
  • Các loại thuốc khác mà bạn nhớ đã dùng trước đó

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm để loại trừ những nguyên nhân khác có thể gây ra các triệu chứng của bạn. Chúng có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Kiểm tra hình ảnh  như  chụp MRI  hoặc CT
  • Điện não đồ EEG

Cách phòng ngừa đau nửa đầu Migraine

Bạn có thể phòng ngừa bệnh đau nửa đầu Migraine bằng cách:

  • Tránh xa các chất kích thích.
  • Quản lý căng thẳng bằng cách thư giãn như  thiền ,  yoga và  chánh niệm.
  • Ăn uống, nghỉ ngơi khoa học hơn
  • Tập thể dục
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn

Khi nào cần đi khám?

Nếu bạn thường xuyên có các dấu hiệu và triệu chứng đau nửa đầu, hãy ghi nhật ký các cơn đau nửa đầu và cách bạn điều trị trước đó.

Ngay cả khi bạn có tiền sử đau đầu, hãy đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy cơn đau đầu của bạn đột nhiên có cảm giác khác lạ.

Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào sau đây:

  • Cơn đau đầu đột ngột dữ dội như búa bổ.
  • Nhức đầu kèm theo sốt, cứng cổ, lú lẫn, co giật, hoa mắt, tê hoặc yếu ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đây có thể là dấu hiệu của đột quỵ.
  • Đau đầu sau chấn thương đầu.
  • Đau đầu mãn tính, nặng hơn sau khi ho, gắng sức, căng thẳng hoặc cử động đột ngột.
  • Cơn đau đầu mới xuất hiện sau tuổi 50.
Gặp bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu nặng

Trên đây là những thông tin hưu ích về chứng đau nửa đầu Migraine. Bạn nên nhớ, bất kỳ bệnh lý nào được phát hiện sớm đều có thể điều trị. Nếu bạn đang gặp những cơn đau đầu kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần không dứt, hãy đến Bệnh viện Dolife để được thăm khám và phát hiện kịp thời các bệnh lý.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

THÔNG BÁO LỊCH HOẠT ĐỘNG DỊP LỄ QUỐC KHÁNH 2/9/2024

THÔNG BÁO LỊCH HOẠT ĐỘNG DỊP LỄ QUỐC KHÁNH 2/9/2024

THÔNG BÁO LỊCH HOẠT ĐỘNG DỊP LỄ QUỐC KHÁNH 2/9/2024 Để giúp Quý khách hàng chủ động sắp xếp thời gian khám, chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 02/09/2024, Bệnh viện Quốc tế DoLife trân trọng thông báo lịch hoạt động như sau:– Thời gian nghỉ: 31/8 – 3/9/2024– Thời gian làm việc lại: […]

Đẻ thường xong ăn gì để nhanh khỏe và nhiều sữa?

Đẻ thường xong ăn gì để nhanh khỏe và nhiều sữa?

Sau khi đẻ thường, việc chăm sóc và phục hồi thể trạng của mẹ bỉm là rất quan trọng. Một phần quan trọng trong quá trình phục hồi là ăn uống đúng cách để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Vậy mẹ bỉm sinh thường nên ăn gì để phục hồi thể trạng? […]

Nhiễm trùng thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nhiễm trùng thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nhiễm trùng thận là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu bệnh nhiễm trùng thận Nhiễm trùng thận, hay còn gọi là viêm thận. Đây là một tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở thận. Bệnh này thường bắt đầu từ nhiễm […]

Nấm da đầu có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Nấm da đầu có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Nấm da đầu là bệnh nhiễm khuẩn ngoài da gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người  bệnh. Vậy nấm da đầu có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Nấm da đầu là bệnh gì? Nấm da đầu là một loại nhiễm trùng da […]