Tỷ lệ đau mắt đỏ ở trẻ dưới 18 tuổi chiếm tới 80% số ca mắc đau mắt đỏ mỗi năm. Làm sao để nhận biết và ứng phó với tình trạng này? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết!
Tổng quan về đau mắt đỏ ở trẻ
Đau mắt đỏ ở trẻ là bệnh lý phổ biến nhưng có thể gây biến chứng nghiêm trọng như viêm loét giác mạc, mù lòa… nếu không được chăm sóc đúng cách, điều trị kịp thời. Đặc biệt, bệnh còn có khả năng lây lan nhanh và chưa có vaccine phòng ngừa.
Đau mắt đỏ ở trẻ là gì?
Đau mắt đỏ (hay viêm kết mạc) là tình trạng viêm, sung huyết lớp màng nhãn cầu mắt do sự xâm nhập và ảnh hưởng của một số siêu vi. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi thời gian nhưng thường bùng phát mạnh ở trẻ nhỏ từ mùa hè đến cuối thu.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây đau mắt đỏ chính là do sự tấn công của virus, vi khuẩn hay các phản ứng kích ứng, dị ứng với bụi bẩn, phấn hoa hay thuốc nhỏ mắt…
Theo nghiên cứu của Sở Y tế TP.HCM, tác nhân gây đau mắt đỏ chủ yếu là do Enterovirus và Adenovirus. Trong đó, Enterovirus chiếm tới 86% tổng số các trường hợp mắc bệnh với khả năng lây nhiễm và nguy cơ phát triển thành mãn tính cao. Ngoài ra, một số virus có khả năng gây bệnh khác được đề cập đến như: Herpex simple virus, Varicella zoster virus, Coronavirus…
Đau mắt đỏ lây lan chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, miệng, mắt… của người bệnh bởi đó là nơi tích tụ nhiều virus, vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng vật dụng cá nhân hay dùng chung thuốc nhỏ mắt, hồ bơi… cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
Đối tượng nguy cơ
Đau mắt đỏ ở trẻ có thể xuất hiện ở bất kỳ trẻ nhỏ nào. Trong đó, trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu:
– Tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh
– Sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy giảm
– Thường xuyên đưa tay lên mắt, vệ sinh mắt sai cách
– Sống trong khu vực có dịch đau mắt đỏ
Triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ
Đau mắt đỏ thường kéo dài từ 14 – 30 ngày với các triệu chứng xuất hiện theo từng giai đoạn bệnh như:
– Giai đoạn ủ bệnh
Ở giai đoạn này, đa phần trẻ ít xuất hiện triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng nhẹ như:
– Sốt nhẹ
– Đau, khó chịu ở mắt
– Đau họng khi nuốt nước bọt
– Xuất hiện hạch ở trước tai
– Giai đoạn toàn phát
Bước vào giai đoạn toàn phát, các triệu chứng đặc trưng bắt đầu xuất hiện:
– Đỏ mắt ở một hoặc cả hai bên
– Mắt nhiều ghèn
– Sau khi ngủ dậy, mí mắt có thể bị dính lại
– Mắt ngứa, cộm, đau
– Ở một số ít trường hợp, trẻ có thể bị xuất huyết kết mạc, viêm họng hạch, có giả mạc…
Mức độ bệnh ở hai mắt ở thể không giống nhau.
Trong giai đoạn này, ba mẹ cần lưu ý không để trẻ dụi mắt để hạn chế bệnh phát triển, gây biến chứng.
Giai đoạn phục hồi
Khi được chăm sóc đúng cách, các dấu hiệu đau mắt đỏ ở trẻ sẽ dần thuyên giảm và biến mất. Mắt trẻ dần trở về trạng thái khỏe mạnh bình thường.
Cách điều trị đau mắt đỏ ở trẻ
Phương pháp điều trị
Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu/ nghi ngờ đau mắt đỏ, ba mẹ đưa con đến Khoa Nhi – Bệnh viện Quốc tế DoLife để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị tốt nhất.
Việc điều trị đau mắt đỏ ở trẻ thường dựa trên tác nhân gây bệnh, thể trạng và độ tuổi. Trong đó, điều trị bằng thuốc nhỏ mắt là phương pháp được áp dụng nhiều nhất. Ba loại nhỏ mắt thường được sử dụng như:
– Nước muối sinh lý
– Thuốc nhỏ mắt có kháng sinh
– Thuốc nhỏ mặt có corticoid
Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt cần dựa trên chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, ba mẹ không tự ý cho con dùng nhỏ mắt chứa kháng sinh hay corticoid nếu chưa tham khảo ý kiến chuyên gia.
Chăm sóc tại nhà
Đa phần các trường hợp đau mắt đỏ ở trẻ đều được chỉ định chăm sóc và theo dõi tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, để giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe và ngăn ngừa tái nhiễm, ba mẹ lưu ý:
– Vệ sinh mắt cho trẻ thường xuyên: Dùng gạc/ khăn sạch, ẩm để lau mắt, lấy hết ghèn ở mắt cho trẻ; rửa mắt bằng nước muối sinh lý. Lưu ý thực hiện lau bên mắt không bị bệnh/ bị nhẹ hơn trước.
– Cho trẻ dùng riêng đồ dùng cá nhân, đặc biệt là khăn tay, đồ chơi, bát đũa… và hạn chế tiếp xúc với mọi người để tránh bệnh lây lan.
– Cho trẻ đeo khẩu trang khi đến nơi đông người. Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch.
– Không cho trẻ đi bơi.
– Xây dựng cho trẻ lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, khoa học. Cho con nghỉ ngơi nhiều hơn. Hạn chế xem các thiết bị điện tử: tivi, điện thoại, máy tính, máy tính bảng…
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi
Ngay từ giây phút chào đời, bé yêu đã phải thích nghi với môi trường mới, ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm từ virus, vi khuẩn gây bệnh. Trước khi mầm bệnh kịp xâm nhập, bố mẹ cần giúp bé có một “lớp lá chắn” bảo vệ cho con chống lại các mầm bệnh […]
Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]
Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?
Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]
Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?
Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì? Khám đường huyết thai kỳ hay […]