Đau khớp vai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

09/11/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Đau khớp vai là tình trạng phổ biến hiện nay. Vậy đau khớp vai do đâu? Biện pháp khắc phục là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây đau khớp vai

Đau khớp vai có thể do tổn thương xương, khớp vai và phần mềm quanh khớp vai gây nên

Phần lớn các vấn đề khớp vai rơi vào 4 nhóm chính: Viêm gân (gân hay bao khớp) hoặc rách gân; Mất vững; Thoái hóa khớp; Gãy xương…

Nguyên nhân khác ít gặp như đau khớp vai do u bướu, nhiễm trùng, tổn thương thần kinh,… Dưới đây là một số lý do khiến khớp vai bị đau:

Do cơ học

Những thói quen xấu trong sinh hoạt và vận động hàng ngày ẩn chứa nguy cơ đau khớp vai trái hoặc phải, viêm quanh khớp vai mà người bệnh ít ngờ như:

  • Đặc thù công việc: Những người lao động thường xuyên phải thực hiện tư thế giơ tay cao hơn 90 độ hoặc mang vác nặng là nhóm đối tượng chính có nguy cơ bị đau khớp vai trái hoặc phải. Một số công việc đặc thù như: thợ xây, công nhân, khuân vác… dễ gây tổn thương dây chằng, lỏng khớp, sai khớp…
  • Hoạt động sai tư thế: Đau khớp vai, thoái hóa khớp vai có thể do thói quen chống khuỷu tay lên bàn, đeo balo quá nặng, bẻ khớp vai… dẫn đến chèn ép rễ thần kinh gây ra sưng viêm và đau vai.
  • Chơi thể thao sai cách: Các động tác chơi thể thao (ném lao, tennis, golf…) khi thực hiện không đúng cách dễ dẫn tới đau khớp vai do giãn dây chằng, căng cơ,..
  • Chấn thương: Người có tiền sử chấn thương vùng khớp vai, bả vai, xương đòn… có nguy cơ đau vai trái, vai phải cao hơn người bình thường.
  • Stress kéo dài: Khi con người bị căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài, cơ thể sẽ phản ứng lại gây ra hiện tượng co cứng cơ, đau khớp vai hoặc đau đớn tại nhiều vị trí, trong đó có thể xảy ra ở vai trái, vai phải.

Do bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân cơ học, đau khớp vai có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Phổ biến nhất có thể kể đến:

  • Thoát vị đĩa đệm cổ: Hiện tượng đau vai trái hoặc vai phải có thể do thoát vị đĩa đệm cổ xảy ra khi đĩa đệm bị thoát vị chèn ép lên dây chằng và dây thần kinh tủy sống.
  • Thoái hóa cột sống cổ: Càng về già nguy cơ bị đau khớp vai càng lớn, Khi tuổi tác càng cao, con người sẽ xuất hiện tình trạng thoái hóa cột sống cổ. Bệnh gây ra triệu chứng đau mỏi cổ, lan xuống vai trái, vai phải gáy và cánh tay…
  • Viêm khớp dạng thấp: Là bệnh lý tự miễn gây ra đau khớp vai mãn tính, tê bì tại vùng khớp bị viêm như khớp vai, khớp háng, khớp gối…
  • Lao xương khớp: Khi mắc lao xương khớp, bên cạnh triệu chứng đau quanh khớp vai trái, vai phải, người bệnh còn có biểu hiện mệt mỏi, ra mồ hôi trộm, nóng sốt…
  • Tiểu đường: Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể người bị đau khớp vai sẽ mất đi khả năng sản xuất hormone insulin dẫn tới tổn thương nhiều vị trí trên cơ thể, trong đó có dây thần kinh khớp vai.
  • Bệnh về phổi: Các bệnh về phổi và lồng ngực như viêm phổi, ung thư phổi, lao phổi… có thể gây ra các cơn đau tại ngực, đau khớp vai, cánh tay gây nhức nhối, khó chịu.

Triệu chứng khi đau khớp vai

Đau râm ran, nóng rát ở vùng khớp vai có thể là triệu chứng của viêm khớp vai

Khi bị đau khớp vai, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như:

Đau râm ran ở vùng khớp vai

Cơn đau ở vùng khớp vai thường diễn ra âm ỉ và có thể lan ra các bộ phận khác, như là cổ, gáy, và cột sống lưng trên. Bạn sẽ cảm thấy đau trầm trọng hơn khi dùng tay ấn vào vùng bả vai.

Vai sưng đỏ và nóng rát

Cơn đau khớp vai râm ran đôi khi còn đi kèm với dấu hiệu vai đỏ tấy, sưng, và khi sờ vào thì nóng rát.

Khớp vai co cứng

Khớp vai đơ và cứng là một trong những biểu hiện khá phổ biến của đau khớp vai. Bạn sẽ cảm thấy rõ ràng nhất mỗi buổi sáng khi thức dậy.

Mỏi vai và tê bì

Khi đã xuất hiện triệu chứng này nghĩa là cơn đau khớp vai của bạn đã bước vào giai đoạn nghiêm trọng. Màng dịch bao quanh khớp vai phải tiếp xúc và chà xát vào dây thần kinh vai quá lâu, dẫn đến tình trạng mỏi và tê bì.

Vai khó vận động

Đau khớp vai có thể khiến vùng vai của bạn khó cử động. Mọi động tác thông thường như xoay vai, co duỗi, hay đưa tay lên cao cũng sẽ trở nên vô cùng khó khăn.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám nếu như bạn thấy xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Người bệnh trên 50 tuổi và bị đau khớp vai. Đặc biệt thường hay bị căng thẳng thần kinh.
  • Bị đau kéo dài sau chấn thương, hoặc phải bất động bằng bó bột kéo dài.
  • Có đau khớp vai kèm hạn chế hoặc mất hoàn toàn các động tác khớp vai, nhất là động tác dạng cánh tay và quay cánh tay.
  • Đau khớp vai xuất hiện đột ngột với tính chất dữ dội.

Phương pháp điều trị 

Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giảm đau, giãn cơ hoặc chống viêm cho bệnh nhân bị đau khớp vai

Khi đã loại trừ các tổn thương gãy xương ở khớp vai. Bác sĩ có thể điều trị đau khớp vai của bạn bằng các phương pháp như sau:

  • Chỉ định các thuốc giảm đau, giãn cơ và chống viêm.
  • Tiêm thuốc chống viêm tại khớp vai. Có thể tiêm thuốc vào bao gân bị tổn thương. Hoặc tiêm nóng trực tiếp vào khớp vai để bóc tách tổ chức xơ dính trong trường hợp bạn bị “đông cứng” khớp vai.
  • Hướng dẫn tập vật lý trị liệu sớm khi các triệu chứng đau đã giảm sau điều trị. Bạn có thể được áp dụng liệu pháp “đắp bùn”, hoặc điều trị bằng sóng ngắn, siêu âm hỗ trợ.
  • Phẫu thuật cắt bao khớp, nối gân thường chỉ áp dụng cho một số trường hợp nặng.

Phương pháp điều trị hiệu quả nhất đau khớp vai trong các bệnh lý viêm quanh khớp vai là tiêm thuốc tại chỗ. Nhưng đòi hỏi thực hiện tại cơ sở chuyên khoa.

Đau khớp vai rất phổ biến và thường gặp. Có thể liên quan đến các tổn thương nặng. Và gây hậu quả nặng nề về mất chức năng vận động khớp vai. Bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nếu như không được điều trị đúng cách. Vì vậy, nếu có các triệu chứng của bệnh, hãy liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến. Tình trạng này khiến sức khỏe và sinh hoạt của người mắc phải bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục khớp cắn sâu như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Khớp cắn sâu là […]

Mù màu: Những thông tin cần biết

Mù màu: Những thông tin cần biết

Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Vậy mù màu là bệnh gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh mù màu trong bài viết dưới đây. Mù màu là bệnh gì? Bệnh mù màu, hay còn gọi là loạn sắc, là một […]

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ? Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus […]