Thoái hóa cột sống cổ: Dấu hiệu và cách điều trị

26/12/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc ở nam và nữ là tương đương. Bệnh thường liên quan đến lão hóa, và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Tìm hiểu chi tiết về bệnh lý qua bài viết bên dưới!

Tổng quan về thoái hóa cột sống cổ
Tổng quan về thoái hóa cột sống cổ

Tổng quan về thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ  (Cervical spondylosis – Thoái hóa cột sống cổ) là bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống. Bệnh liên quan đến quá trình thoái hóa tự nhiên của sụn, đĩa đệm, dây chằng, xương ở cột sống cổ, gây ra tình trạng đau cổ, cứng khớp… Thoái hóa có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn xương nào, trong đó, C5 – C6 – C7 là thường gặp nhất.

Thoái hóa cột sống cổ là một bệnh mạn tính phổ biến. Thoái hóa có thể xảy ra từ độ tuổi 30 và đến khoảng 60 tuổi thì có tới gần 90% trường hợp mắc thoái hóa cột sống cổ. Bệnh thường có diễn tiến chậm.

Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý phổ biến, thường gặp ở người cao tuổi, hay cả ở những người trẻ làm việc văn phòng, ít vận động, hoặc thường xuyên phải cúi, thực hiện động tác liên quan đến vùng đầu cổ.

Bệnh gây ra nhiều khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt, lao động cho người bệnh.

Đối tượng nguy cơ

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh chính là người trưởng thành từ 40 – 50 tuổi trở lên do ảnh hưởng của lão hóa. Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt cũng khiến độ tuổi mắc bệnh càng ngày càng trẻ hóa (từ 25 – 30 tuổi).

Một số thói quen xấu làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống cổ:

– Ít vận động, hoạt động thể chất.

– Thường xuyên ngồi, nằm sai tư thế.

– Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt canxi, magie, vitamin D.

– Tiền sử từng bị chấn thương khu vực cổ.

– Công việc có đặc thù gây áp lực lên cột sống: mang vác vật nặng…

– Thừa cân, béo phì.

Thói quen sinh hoạt tác động lớn tới nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ
Thói quen sinh hoạt tác động lớn tới nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ

Triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ

Đa phần trong thời gian đầu, thoái hóa đốt sống cổ thường không gây triệu chứng. Bệnh diễn tiến âm thầm, phải đến khi các triệu chứng xuất hiện thường xuyên gây đau mỏi, khó khăn vận động thì người bệnh mới phát hiện bệnh lý.

Người bệnh thường cảm thấy các dấu hiệu như:

– Đau buốt khó chịu vùng đầu cổ ngay cả khi nghỉ ngơi. Đau tăng khi cử động.

– Khó khăn khi cử động vùng cổ. Thỉnh thoảng có thể bị vẹo cổ.

– Đau vùng đầu cổ, đau lan từ gáy ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, sái cổ. Đau có thể lan lên đầu, gây đau nhức vùng trán, vùng chẩm, hay lan xuống bả vai, cánh tay.

– Cứng cổ sau một đêm ngủ khi nằm ở một tư thế không thuận lợi vào ban đêm. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo như: ho, hắt hơi, đau ê ẩm vùng đầu sau, gáy, đau lan rộng cả đầu. Không thể quay đầu sang trái – phải, cần xoay cả người.

– Có dấu hiệu Lhermitte (thoái hóa đốt sống cổ đa xơ cứng) gây khó chịu đột ngột chạy dọc từ cổ xuống xương sống. Tình trạng này thường xuất hiện khi cúi cổ về phía trước, có thể diễn ra nhanh hoặc kéo dài.

Thoái hóa thường xảy ra ở đốt C5, C6, C7
Thoái hóa thường xảy ra ở đốt C5, C6, C7

Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ có liên quan đến thoái hóa. Cùng với đó, hoạt động sai tư thế là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh: cúi, ngửa nhiều,mang vác nặng, sử dụng máy tính nhiều, ít vận động khiến vùng cổ và gáy không được cử động thường xuyên… gây vôi hóa cột sống, gai cột sống, thoái hóa đốt sống cổ…

Chế độ dinh dưỡng (thiếu chất, thiếu hụt canxi, magie, vitamin…) cũng có thể là nguyên nhân khiến thoái hóa đốt sống xảy ra sớm hơn. 

Ngoài ra, một số thay đổi trong cột sống cũng có thể gây thoái hóa như:

– Mất nước đĩa đệm

– Thoát vị đĩa đệm

– Thoái hóa đĩa đệm, tăng sinh xương tại gai xương

– Xơ hóa dây chằng

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Chẩn đoán

Để chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng:

Khám lâm sàng

+ Kiểm tra tầm vận động của cột sống cổ

+ Kiểm tra phản xạ và sức cơ của hai tay

Xét nghiệm cận lâm sàng

+ Xquang cột sống cổ

+ Chụp CT

+ Chụp cộng hưởng từ MRI

+ Xét nghiệm chức năng thần kinh: điện cơ, nghiên cứu dẫn truyền thần kinh

Thoái hóa đốt sống cổ gây ra những cơn đau nhức lan rộng
Thoái hóa đốt sống cổ gây ra những cơn đau nhức lan rộng

Điều trị

Tùy vào dấu hiệu và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh. Mọi phương pháp đều hướng đến mục tiêu là giảm đau, duy trì hoạt động và ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn tới dây thần kinh và tủy sống.

Điều trị nội khoa

Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc như:

+ Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid

+ Corticosteroid

+ Thuốc giãn cơ

+ Thuốc chống động kinh

+ Thuốc chống trầm cảm

Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ.

 Vật lý trị liệu

Các bài tập phù hợp giúp kéo dài, tăng độ dẻo dai và sức cơ ở cổ và vai. Các phương pháp thường được dùng để giảm đau như: kéo giãn, điện phân dẫn thuốc, xoa bóp…

Phẫu thuật

Phẫu thuật sẽ được chỉ định nếu người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị còn lại. Phẫu thuật giúp giải phóng chèn ép, tạo chỗ cho tủy sống và rễ thần kinh. Các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng như:

+ Loại bỏ một phần của đốt sống.

+ Loại bỏ đĩa đệm thoát vị/ xương.

+ Ghép xương và phần cứng để hợp nhất một phần của cổ.

Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Các biện pháp phòng ngừa vô cùng hữu hiệu trong việc ngăn chặn thoái hóa đốt sống cổ. Trong đó, để hạn chế bệnh, người bệnh cần ưu tiên:

+ Xoa bóp, chăm sóc vùng cổ thường xuyên.

+ Sinh hoạt, vận động phù hợp, đúng tư thế. Sắp xếp thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế các hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến đốt sống cổ.

+ Khi làm việc văn phòng, cần điều chỉnh tư thế phù hợp: ngồi cách màn hình máy tính 50 – 60cm, đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 – 20 độ; điều chỉnh ghế ngồi sao cho hai cẳng tay song song với mặt sàn, giữ thẳng lưng, hai vai ngang bằng.

+ Tránh chỉ ngủ trong 1 hoặc 2 tư thế suốt cả đêm. Không nằm sấp hoặc gối đầu quá cao.

+ Không tự “vặn”, “ấn cổ”.

+ Thường xuyên tập luyện, vận động thể chất nhẹ nhàng, phù hợp.

+ Khi xuất hiện các triệu chứng đau đầu, đau cổ vai gáy lan xuống cánh tay, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được  chẩn đoán, điều trị phù hợp.

Trên đây là những thông tin chung về thoái hóa cột sống cổ. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Bị u tuyến giáp nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh hồi phục?

Bị u tuyến giáp nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh hồi phục?

Bị u tuyến giáp nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh hồi phục? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi mắc bệnh lý về tuyến giáp. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị, giúp kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ phục hồi […]

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tháng 01/2025

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tháng 01/2025

Tên cơ sở hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Bệnh viện Quốc tế DoLife Địa chỉ: Số 108 Nguyễn Hoàng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Xem TẠI ĐÂY

Thoát vị đĩa đệm: Những thông tin cần biết

Thoát vị đĩa đệm: Những thông tin cần biết

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tình trạng này xảy ra khi phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài qua vòng xơ, chèn ép vào các rễ thần […]

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tháng 12/2024

Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh tháng 12/2024

Tên cơ sở hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Bệnh viện Quốc tế DoLife Địa chỉ: Số 108 Nguyễn Hoàng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội Danh sách người hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Xem TẠI ĐÂY