Covid -19 trở lại với biến thể JN.1: Triệu chứng và cách phòng ngừa

27/01/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Covid 19 biến thể JN.1 đang có tốc độ lây lan chóng mặt tại nhiều quốc gia. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần biết về biến thể JN.1. Hãy đọc hết bài viết để trang bị kiến thức bảo vệ bản thân và gia đình!

Tìm hiểu về biến thể mới JN.1 Covid-19

Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm do coronavirus SARS-CoV-2 gây ra. Xuất hiện lần đầu từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào cuối năm 2019. Căn bệnh này nhanh chóng lan nhanh ra toàn cầu. Và đã trở thành nỗi ám ảnh đối với cả Thế giới. 

Dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế và xã hội trên toàn cầu. Với nhiều người mất việc làm và nhiều ngành công nghiệp gặp khó khăn. Đến nay, Covid-19 vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều người dân và nhiều quốc gia đang trong quá trình khôi phục nền kinh tế sau một thời gian dài chiến đấu với dịch bệnh.

Biến thể JN.1 của Covid 19, hiện đã lây lan tại nhiều nước và vừa được phát hiện ở TP.HCM.

Chưa dừng lại ở đó, Covid-19 tự hình thành nhiều biến thể trong thời gian ngắn. Biến thể JN.1 là một trong 5 biến thể của Covid-19. Đã được xếp vào nhóm biến thể chiếm ưu thế, cần được quan tâm do WHO. Theo nghiên cứu biến thể Pirola thì biến thể JN.1 là thế hệ sau của biến thể Pirola. Biến thể này có khoảng 60 đột biến trên protein gai so với Corona lúc ban đầu. Dường như sự tiến hóa của biến thể này đã nhanh hơn so với các biến thể trước đó. Vậy nên, biến thể JN.1 đã chiếm phần lớn trong các ca mắc Covid-19 tại Mỹ.

Biến thể JN.1 đã xuất hiện ở Việt Nam

Theo thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, tính tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ 18/12/2023 – 22/01/2024 có tới 94 ca mắc Covid-19 mới. Trong đó có tới 17 ca nặng cần thở oxy. Đây là một dấu hiệu đáng báo động vì trong khoảng thời gian nghỉ Tết sắp tới, nếu không có biện pháp phòng ngừa phù hợp thì tốc độ lây lan với biến chủng JN.1 có thể gây ra đại dịch mới.

Các triệu chứng khi mắc biến thể JN.1

Bác sĩ Minji Kang, phó giáo sư, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế UT Southwestern (Mỹ), cho biết: “JN.1 khá giống với các biến thể Omicron khác. Gây ra các triệu chứng thông thường như đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi, sốt, ớn lạnh, ho và mệt mỏi.”

CDC Mỹ liệt kê các triệu chứng khi nhiễm JN.1 như sau:

– Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi

– Đau họng

– Mệt mỏi

– Đau đầu

– Ho

– Đau nhức cơ bắp hoặc cơ thể

– Sốt hoặc ớn lạnh

– Buồn nôn hoặc nôn

Tiêu chảy

– Khó thở hoặc hụt hơi

– Mất vị giác hoặc khứu giác,…

Bác sĩ Kang cho biết: “Dường như JN.1 có thể gây ra nhiều vấn đề về đường tiêu hóa hơn, kể cả tiêu chảy.”

Những ai có nguy cơ mắc bệnh?

Bất cứ ai cũng có thể mắc biến thể JN.1. Tuy nhiên, những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương thì cũng dễ mắc bệnh nặng, các đối tượng này bao gồm:

– Người có bệnh lý nền như: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tiểu đường, béo phì, bệnh tim,… .Những đối tượng này sức đề kháng không cao. Hệ miễn dịch suy giảm dễ bị virus tấn công và gây ra các biến chứng nặng nề.

– Phụ nữ đang mang thai và trẻ sơ sinh cũng là đối tượng cần được phòng ngừa triệt để.

– Người từ 65 tuổi trở lên: Theo Everyday Health thì hơn 81% số ca tử vong do Covid-19 đều là người trên 65 tuổi. Tỷ lệ mắc Covid-19, tỷ lệ gặp nhiều biến chứng do Covid-19 ở đối tượng này cũng cao nhất.

Biện pháp phòng ngừa biến thể JN.1

Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người là biện pháp phòng ngừa JN.1 hiệu quả

Các biện pháp phòng ngừa JN.1 cũng tương tự những biện pháp phòng ngừa Covid-19. Cụ thể: 

– Đeo khẩu trang: Đeo khẩu trang khi bạn ở trong các khu vực công cộng. Hoặc khi tiếp xúc gần với người khác. Chọn khẩu trang có chất lọc tốt để giảm nguy cơ lây nhiễm.

– Rửa tay thường xuyên: Rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Sử dụng nước rửa tay có cồn nếu không có xà phòng và nước trước và sau khi ra khỏi nhà. Hay cảm thấy mới tiếp xúc với nguy cơ lây nhiễm.

– Giữ khoảng cách xã hội: Tránh tiếp xúc gần với người khác. Đặc biệt là những người có triệu chứng. Giữ khoảng cách với người khác ít nhất 2 mét.

– Tránh chạm mặt: Tránh đưa tay chạm vào mắt, mũi và miệng mà không rửa tay trước đó.

– Tiêm vaccine Covid-19: Đây là biện pháp phòng ngừa cơ bản.

Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch thăm khám nếu xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh. Dịch Covid-19 có thể bùng phát lại bất cứ lúc nào. Vì vậy, mỗi người hãy tự nâng cao ý thức phòng bệnh để bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tiểu phế quản với các dấu hiệu như ho, sốt và  thở khò khè. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm tránh các biến chứng nguy hiểm. Ba mẹ theo dõi bài viết sau để tìm hiểu thông tin về triệu chứng và cách điều trị bệnh. Bệnh viêm tiểu phế quản […]

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bạch hầu là căn bệnh dễ lây lan và có nguy cơ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Vậy bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh là gì? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bạch hầu là bệnh gì? Bệnh bạch […]

Viêm phổi ở trẻ em: Khi nào trẻ cần nhập viện?

Viêm phổi ở trẻ em: Khi nào trẻ cần nhập viện?

Viêm phổi ở trẻ là tình trạng viêm phổi do vi khuẩn, vi-rút gây ra. Vậy viêm phổi có phải là bệnh nguy hiểm? Khi nào ba mẹ nên cho con nhập viện tránh những biến chứng? Ba mẹ cùng tìm hiểu theo bài viết sau. Viêm phổi ở trẻ là gì Viêm phổi ở […]

Viêm phế quản ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thời tiết thay đổi thất thường có thể khiến trẻ bị viêm phế quản cấp tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ nắm những thông tin cần thiết, đề phòng biến chứng nguy hiểm. Viêm phế quản ở trẻ em là gì? Viêm phế quản là tình trạng viêm phế quản, đường dẫn […]