Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

18/06/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí cho những người hít phải. Để cứu sống người bị ngạt khí, ngạt khói trong đám cháy, việc sơ cứu cần kịp thời và thực hiện đúng theo cách. 

Dấu hiệu người bị ngạt khói cần sơ cứu ngay

 Các dấu hiệu người bị ngạt khói cần sơ cứu ngay gồm có: 

Ho 

Các màng nhầy trong đường hô hấp tiết ra nhiều hơn khi bị kích thích. Tăng sản xuất chất nhầy và co thắt phế quản dẫn đến phản xạ ho. Chất nhầy có thể trong, xám hoặc đen tùy thuộc vào mức độ các hạt bị đốt cháy đọng lại ở khí quản và phổi nạn nhân. 

Thở hụt hơi

Do tổn thương trực tiếp đến đường hô hấp làm giảm cung cấp oxy cho máu.

Mặt khác, bản thân máu cũng giảm khả năng vận chuyển oxy do hóa chất trong khói hoặc tế bào cơ thể không thể sử dụng oxy. Dẫn đến nạn nhân cố gắng thở nhanh để bù trừ cho tình trạng thiếu oxy này.

Nạn nhận t.ử v.ong trong các vụ hỏa hoạn hầu hết đều do ngạt khí

Khàn tiếng 

Tổn thương do nhiệt và các hóa chất có trong khói gây co thắt dây thanh quản, viêm và phù nề đường hô hấp trên dẫn đến nói khàn, nói khó.

Thay đổi màu da

Da có thể tái nhợt, hơi xanh hoặc đỏ do thiếu oxy, ngộ độc CO và bị bỏng khi tiếp xúc với lửa trong đám cháy. 

Tổn thương mắt

Mắt có thể bị đỏ, khó chịu do khói và nguy cơ bỏng giác mạc. 

Bồ hóng (mảng bụi đen)

Bồ hóng trong lỗ mũi hoặc cổ họng cho biết mức độ hít phải khói.

Đau đầu, rối loạn ý thức

Trong tất cả các vụ hỏa hoạn, mọi người đều phơi nhiễm với lượng khí CO, CN khác nhau. 

Nồng độ oxy thấp và hít khí độc có thể gây các triệu chứng khác nhau từ tim đập nhanh, thở nhanh, khó thở, buồn ngủ, buồn nôn và đau đầu ở nồng độ thấp đến rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, co giật và hôn mê ở nồng độ cao.

Nguyên tắc sơ cứu người bị ngạt khí trong hỏa hoạn

Với người ngạt khí đã ngưng hô hấp cần nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo

– Người thực hiện cứu hộ phải đảm bảo được an toàn của chính mình trong suốt quá trình cứu nạn.

– Nếu bạn không có chuyên môn, kinh nghiệm và nhận thấy nguy cơ mất an toàn cao, nên hỗ trợ sơ cấp cứu cho người bị nạn khi họ đã được đội cứu hộ đưa ra khỏi hiện trường đám cháy.

– Đưa nạn nhân đến nơi thoáng mát, có đủ khí oxy.

– Tùy vào tình trạng chấn thương của từng người để có cách xử trí phù hợp.

+ Gọi người cấp cứu.

+ Ưu tiên xử trí vấn đề nghiêm trọng trước, đặc biệt là hồi sức tim phổi cho người đã ngưng thở.

+ Đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời.

Các bước sơ cứu người bị ngạt

– Với người còn tỉnh táo và hô hấp được:

+ Để họ nằm, ngồi nghỉ ở chỗ râm mát, thoáng khí.

+ Nên cho họ uống nước để giảm nhiệt độ cơ thể, bù lượng nước đã mất.

– Với người bất tỉnh nhưng vẫn hô hấp được:

+ Cho họ nằm nghiêng để đờm dãi không làm bít đường thở.

+ Trường hợp có bình oxy nên cho họ thở ngay.

– Với người bất tỉnh, ngừng thở, thở bất thường:

+ Hồi sinh tim phổi (ép tim, hà hơi thổi ngạt) trước.

+ Trước khi thao tác, cần đặt nạn nhân nằm lên bề mặt cứng.

+ Người sơ cứu lồng hay bàn tay vào nhau và đặt cườm tay ngay giữa lồng ngực (vị trí giữa hai núm vú), sau đó ép xuống nhanh, mạnh.

+ Mỗi nhịp lồng ngực lún sâu xuống khoảng 5-6 cm.

+ Sau mỗi 30 lần ép tim thì thực hiện thổi ngạt hai lần.

+ Khi thổi ngạt, người sơ cứu dùng miệng thổi hơi thở của mình vào miệng của nạn nhân. Đồng thời dùng tay để bịt chặt mũi và ngược lại (tức là thổi vào mũi thì bịt chặt miệng), để hơi thở không bị thoát ra ngoài.

+ Lặp lại các thao tác liên tục cho đến khi nạn nhân có sự sống hoặc được nhân viên cấp cứu chuyên nghiệp đến hỗ trợ.

+ Nạn nhân có dị vật, đàm nhớt trong mũi miệng, cần móc ra để làm thông thoáng đường thở của họ.

Nhanh chóng liên hệ cấp cứu để sơ cứu và điều trị kịp thời cho các nạn nhân gặp nạn

– Sơ cứu nạn nhân bỏng:

+ Rửa nước sạch nhẹ nhàng lên vùng bỏng để xoa dịu cơn đau. Điều này giúp nhiệt độ cơ thể thoát ra ngoài nhanh chóng.

+ Tùy mức độ bỏng, thời gian làm mát ít nhất 20 phút hoặc lâu hơn, cho đến khi nạn nhân cảm thấy bớt đau, bỏng rát.

+ Tuyệt đối không nên dùng đá lạnh hoặc nước quá lạnh để xối, chườm trực tiếp lên người nạn nhân. Việc này có thể khiến tình trạng bỏng càng nặng hơn.

+ Nên cởi quần áo, tháo bỏ trang sức, phụ kiện… ở vùng da bị bỏng. Để tránh dính chặt vào vết thương, vừa khó cởi bỏ và gây đau đớn, trợt da.

+ Có thể dùng màng bọc thực phẩm sạch để đắp lên vết thương. Để che bụi bẩn, tránh nhiễm trùng cho nạn nhân.

+ Nếu nạn nhân vẫn đau rất nhiều, có thể dùng đá lạnh chườm nhằm giảm đau. Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện.

Trên đây là những thông tin về cách sơ cứu người bị ngạt khí trong hỏa hoạn. Khoa cấp cứu tại bệnh viện Quốc tế Dolfife luôn túc sẵn sàng 24/7 để kịp thời cấp cứu người bệnh trong nhiều trường hợp khẩn cấp như:

– Ngạt khói,

– Đuối nước,

– Ngất xỉu,

– Tai nạn,

Suy hô hấp,

– Suy đa cơ quan,

– Hôn mê,

– Nhiễm trùng huyết nặng,…

Các bác sĩ khoa Cấp cứu – Bệnh viện Quốc tế DoLife  với sự tận tâm, được đầu tư trang thiết bị hiện đại sẽ giúp người bệnh sớm phục hồi và hạn chế di chứng.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm là hiện tượng sinh lý thường xảy ra đối với trẻ dưới 6 tuổi . Ở tuổi này, ban đêm hoặc buổi trưa chỉ đơn giản là việc kiểm soát bàng quang có thể chữa được hình thành. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra khi trẻ đã lên tuổi dậy thì, vị […]