Bệnh sởi ở trẻ em chủ yếu gặp ở bé dưới 5 tuổi, bệnh do virus gây ra và dễ bùng phát thành dịch. Trẻ bị sởi nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách sẽ để lại di chứng. Ba mẹ tìm hiểu thông tin dưới đây để chăm sóc con, tránh những nguy cơ từ bệnh sởi.
Bệnh sởi ở trẻ là gì
Bệnh sởi ở trẻ – bệnh lý lây truyền cấp tính với các dấu hiệu đặc trưng như sốt, phát ban. Bệnh do virus gây ra và dễ lây lan qua không khí.
Sởi có thể nghiêm trọng thậm chí gây tử vong ở trẻ. Đối tượng dễ bị sởi là trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ chưa được tiêm vắc xin.
Triệu chứng của bệnh sởi
Trẻ bị sởi thường có thời gian ủ bệnh từ 8 đến 12 ngày sau khi trẻ tiếp xúc với người bị sởi. Nhưng cũng có những trường hợp ủ bệnh lên đến 21 ngày rồi mới xuất hiện các triệu chứng:
- Sốt cao
- Mệt mỏi
- Ho khan
- Viêm kết mạc, đỏ mắt, có ghỉ trong mắt
- Sổ mũi, chảy nước mũi
Một vài ngày sau khi trẻ có các triệu chứng trên, trẻ có thể gặp việc nổi mẩn trên da, lan dần từ mặt đến toàn cơ thể, điều này có thể xảy ra trong tầm 10 ngày. Các dấu hiệu có thể bao gồm:
- Đau họng
- Xuất hiện các đốm trắng trong miệng
- Đau cơ
- Nhạy cảm với ánh sáng
Các biến chứng bệnh sởi ở trẻ
Nếu trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời, sởi có để để lại cái biến chứng ở trẻ như:
Nhiễm trùng tai
Một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng vi khuẩn tai.
Viêm phế quản/viêm thanh quản
Bệnh sởi có thể khiến trẻ bị viêm thanh quản hoặc viêm thành bên trong dòng các đường thông khí chính của phổi (ống phế quản).
Viêm phổi
Viêm phổi là một biến chứng thường gặp của bệnh sởi. Trẻ bị sởi sẽ bị virus tấn công hệ miễn dịch dẫn đến tổn thương ở phổi, và viêm phổi. Sởi thậm chí có thể gây tử vong ở trẻ
Viêm não
Khoảng 1 trong 1.000 trẻ với bệnh sởi viêm não, viêm não có thể gây nôn mửa, co giật và hiếm hôn mê hoặc tử vong. Viêm não có thể theo dõi chặt chẽ bệnh sởi, hoặc nó có thể xảy ra năm sau đó.
Giảm tiểu cầu
Bệnh sởi có thể dẫn đến sự suy giảm tiểu cầu, loại tế bào máu rất cần thiết cho quá trình đông máu.
Phân biệt các loại sởi
- Rubella (Sởi Đức): Virus Rubella, phát ban nhẹ, sốt nhẹ, nguy hiểm cho thai phụ.
- Bệnh Do Virus Có Phát Ban Khác (Vi rút Adeno, ECHO, Coxsackie,…): Các nốt ban sẽ xuất hiện bất thường tại các vị trí không theo thứ tự.
- Ban Dị Ứng: Do phản ứng dị ứng, không kèm sốt hay triệu chứng toàn thân, nguy cơ sốc phản vệ nếu phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Điều trị sởi cho trẻ như thế nào?
Sởi ở trẻ hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu nhưng bố mẹ có thể thực hiện các cách bảo vệ sau để quản lý triệu chứng
- Dùng acetaminophen hoặc NSAID để giảm đau, nhức hoặc sốt.
- Cho trẻ ngơi nhiều.
- Giúp trẻ uống nhiều nước.
- Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ
- Tránh ánh sáng gay gắt nếu mắt trẻ bị đau.
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ
- Người chăm sóc cần đeo gắng tay, khẩu trang; cần thiết rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi vào phòng người bệnh
- Giữ vệ sinh phòng ngủ, để khu vực bé nghỉ ngơi thoáng mát
- Tránh gió lùa, không nên cho trẻ ăn thực phẩm chứa protein dị ứng, các thực phẩm kích thích….
Bố mẹ nên cho trẻ cách lý để tránh lây nhiễm cho người khác
Lưu ý: Không cho trẻ dùng aspirin khi chưa có chỉ định từ bác sĩ vì có thể gây nguy cơ mắc hội chứng Reye.
Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Bố mẹ nên để ý trong suốt thời gian trẻ bị sởi, nếu trẻ đột nhiên sốt cao trở lại ngay sau cơn sốt, ho nhiều hơn và có đờm, trẻ thấy chói mắt, đi ngoài, sốt cao kéo dài dùng thuốc không hạ hoặc cắt cơn, trẻ ngủ li bì…. bố mẹ nên cho trẻ đến viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị ngay lập tức tránh các biến chứng của sởi.
Trẻ có nguy cơ bị sởi lần 2 không
Theo các nghiên cứu, khi trẻ bị sởi, cơ thể trẻ sẽ có cơ chế miễn dịch với virus gây ra bệnh sởi. Vì vậy trẻ sẽ không mắc sởi lần thứ 2.
Các phòng tránh sởi cho trẻ
Vì sởi chưa có thuốc đặc hiệu nên chúng ta cần ưu tiên việc phòng tránh bệnh sởi cho con. Bộ Y tế khuyến cáo:
“Tất cả những người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ do không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm vắc xin hoặc chưa từng mắc sởi. Do vậy, các nhóm đối tượng này cần được bảo vệ bằng tiêm vắc xin sởi.
Tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm 2 mũi: Mũi thứ nhất được tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi.
Nếu trẻ được tiêm một mũi vắc xin sởi lúc 9 tháng tuổi, chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vắc xin sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90-95%.
Sau khi mắc sởi xong hoặc sau khi được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng thì có miễn dịch có thể bền vững suốt đời.”
Trên đây là các thông tin về triệu chứng, các chăm sóc trẻ và cách phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ. Bố mẹ nên tham khảo, khi thấy con có những dấu hiệu bất thường, bố mẹ có thể cho con đến Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế Dolife để theo dõi và điều trị
Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Chính thức MỞ LINK ĐĂNG KÝ hội thảo thai sản HOT NHẤT THÁNG 11: “NGUY CƠ CAO TRONG THAI NGHÉN”
Chính thức MỞ LINK ĐĂNG KÝ hội thảo thai sản HOT NHẤT THÁNG 11: “NGUY CƠ CAO TRONG THAI NGHÉN” Đăng ký MIỄN PHÍ → Check-in hội thảo → mang “túi 3 gang” nhận quà tặng + ưu đãi với tổng giá trị lên tới 200.000.000Đ Các #ĐẶC_QUYỀN DoLife dành tặng các mẹ bầu tại […]
Cắt amidan có cần kiêng nói không?
“Sau khi cắt amidan có cần kiêng nói không?” là thắc mắc của rất nhiều người. Cùng DoLife tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé! Tìm hiểu về cắt amidan Cắt amidan là gì? Cắt amidan (tonsillectomy) là một phẫu thuật để loại bỏ amidan – hai khối mô bạch huyết […]
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh
Tên cơ sở hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Bệnh viện Quốc tế DoLife Địa chỉ: Số 108 Nguyễn Hoàng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Xem TẠI ĐÂY
Hội thảo thai sản: Sinh thường hay sinh mổ ngày 19/10 diễn ra tại Bệnh viện Quốc tế DoLife
– Lần đầu sinh mổ thì lần sinh thứ hai có thể sinh thường được không? – Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? – Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp sinh thường và sinh mổ? – Sinh mổ lần 2 nên cách lần đầu bao nhiêu lâu? – […]