Nếu mỗi buổi sáng đều không muốn nhấc người dậy đi làm, cảm thấy muốn trốn tránh, không còn động lực làm việc, khả năng cao bạn đã mắc phải hội chứng Burnout (Kiệt quệ). Vậy cụ thể, Burnout là gì, dấu hiệu nhận biết cũng như cách cải thiện hội chứng này, cùng tìm hiểu nhé!
Khái quát về Burnout
Burnout được hiểu là hội chứng do căng thẳng gây ra trong thời gian dài, đây là thuật ngữ dành riêng cho môi trường làm việc mà không dùng trong các lĩnh vực khác.
Khi một người cảm thấy cơ thể mất năng lượng, quá tải với công việc đồng thời không đáp ứng được kỳ vọng của cấp trên thì đây chính là những dấu hiệu khởi đầu của Burnout. Kéo dài tình trạng này, sẽ khiến cho hiệu suất công việc bị giảm sút đáng kể, nếu như không được cải thiện, bạn hoàn toàn phải đối mặt với nguy cơ bị khiển trách, thậm chí là sa thải.
Điểm qua những dấu hiệu nhận biết hội chứng
Hội chứng này thường được biểu hiện trên 3 phương diện chủ yếu với những dấu hiệu đặc trưng như:
Những dấu hiệu về thể chất
– Cảm thấy thể chất rã rời, cạn kiệt sức lực, mệt mỏi trong hầu hết giờ làm việc.
– Thường xuyên trong tình trạng đau đầu, đau cơ.
– Thay đổi thói quen ăn uống, có thể nằm ở 2 nhóm trạng thái: Ăn nhiều khó kiểm soát được, hoặc biếng ăn – mất cảm giác ngon miệng.
– Chất lượng giấc ngủ về đêm bị suy giảm.
– Liên tục bị ốm đau vì sức đề kháng suy giảm.
Những dấu hiệu về cảm xúc
– Luôn ở trong trạng thái hoài nghi năng lực về bản thân, thậm chí có cảm giác thất bại và thua cuộc.
– Đôi khi cảm thấy cô đơn, không ai hiểu mình, đôi khi có cảm tưởng như cả thế giới đang chống lại mình.
– Mất dần động lực để tiếp tục làm việc, gây ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu suất công việc.
Những dấu hiệu về hành vi
-Luôn muốn trốn tránh trách nhiệm với công việc, đặc biệt là những dự án quan trọng.
– Thường xuyên trì hoãn công việc, mất nhiều thời gian mới hoàn thành xong công việc.
– Không muốn tiếp xúc với đồng nghiệp xung quanh, tự thu mình trong một thế giới riêng.
– Có thái độ cáu gắt với đồng nghiệp xung quanh, trút bực tức lên người khác.
– Trốn tránh công việc, đi muộn về sớm.Cấu trúc của hội chứng kiệt sức
Làm thế nào để biết rằng bạn có đang mắc hội chứng kiệt sức hay không?
Theo nghiên cứu của Maslach và cộng sự, thang đo MBI (Maslach Burnout Inventory) bao gồm 3 phạm vi đánh giá các khía cạnh của kiệt sức trong công việc, bao gồm:
– Kiệt sức về cảm xúc: Đánh giá về cảm giác bị chi phối quá mức và suy giảm bởi công việc của một người.
– Sự hoài nghi: Đo lường cảm xúc vô cảm không chính đáng, thái độ xa cách đối với đồng nghiệp.
– Giảm thành tích cá nhân: Đánh giá hiệu quả tại nơi làm việc, mô tả cảm giác không thực hiện được công việc.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số nội dung của thang đo MBI bao gồm:
– Tôi cảm thấy mệt mỏi nghiêm trọng vào cuối buổi làm việc.
– Tôi cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy và nghĩ về việc phải đối mặt với công việc.
– Tôi cảm thấy thất vọng về công việc của mình.
– Tôi cảm thấy làm việc trực tiếp với các đồng nghiệp gây cảm giác căng thẳng cho tôi.
– Tôi cảm thấy lo lắng công việc này sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực về mặt cảm xúc.
Ngoài ra, các phiên bản MB – HSS, MBI-ES, MBI-GS đều được thiết kế và phát triển dựa trên các đối tượng, nghề nghiệp tương ứng và sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia.
Giải pháp để cải thiện như thế nào?
Khi đã nắm bắt được các dấu hiệu Burn out, bạn nên chủ động giải thoát bản thân khỏi hội chứng này bằng cách:
Tìm đến những công việc yêu thích/ hoặc nhìn công việc theo khía cạnh tích cực hơn
Nếu như bạn đang cảm thấy dần kiệt sức với công việc, đồng thời công việc không làm bạn thỏa mãn, rút hết năng lượng của bạn thì tốt hơn hết, bạn nên từ bỏ nó để tìm một công việc khác yêu thích hơn. Ngoài ra, khi bạn cảm giác quá chán ghét công việc, bạn nên tìm kiếm những điều mà mình thật sự yêu thích thay vì sự hài lòng từ người khác để có được niềm hạnh phúc trọn vẹn trong cuộc sống.
Xây dựng mối quan hệ lành mạnh cùng đồng nghiệp
Có rất nhiều mối quan hệ từ đồng nghiệp ở nơi công sở sẽ giúp bạn có cảm giác không còn đơn điệu và dễ dàng chống lại những tác động từ Burnout. Sở dĩ, những cuộc nói chuyện, tâm tình hay đôi khi đơn giản chỉ là vài ba lời động viên sẽ giúp sự căng thẳng được giảm bớt rất nhiều. Đặc biệt, khi có cảm giác quá sức trong công việc, khó hoàn thành công việc, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ đồng nghiệp để cải thiện hiệu quả.
Tăng thêm khoảng thời gian thư giãn
Nghỉ ngơi, thư giãn là những phương pháp tốt nhất để thoát khỏi cảm giác kiệt sức bởi công việc. Do đó, nếu như cảm giác mình đang bị Burnout, bạn đừng chần chừ mà hãy xin nghỉ phép tạm thời hoặc dùng hết ngày nghỉ phép còn lại để “tạm xa” công việc. Đây là thời điểm phù hợp để cơ thể được nghỉ ngơi, nạp năng lượng. Bạn có thể thử sức với những hoạt động thư giãn nhẹ nhàng như: Tập luyện yoga, thiền…
Ngoài ra, tập thể dục cũng là liều thuốc tốt giúp giải tỏa áp lực. Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên đặt mục tiêu mỗi ngày tập thể dục tối thiểu 30 phút hoặc chia thành những đợt tập ngắn, mỗi đợt tập khoảng 10 phút.
Nhìn chung, lưu ý đến nay Burnout vẫn được xem là hội chứng tâm lý, không phải là bệnh lý. Tuy nhiên, Burnout kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và tâm lý. Do đó, nếu cảm thấy bản thân khó vượt qua những dấu hiệu của Burnout, hãy tìm đến sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý thay vì cố chịu đựng một mình.
Bài viết liên quan
Đái rắt: Những thông tin cần biết
Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]
Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]
Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Động kinh là bệnh gì? Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn […]
Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]