Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng yếu. Bởi vậy rất dễ mắc bệnh cúm, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa. Vậy có những biện pháp phòng tránh cúm nào cho trẻ. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Biểu hiện khi trẻ bị cúm A là gì?
Cúm A là căn bệnh lây lan rất nhanh. Thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh do có sức đề kháng yếu.
Những tình huống khiến trẻ dễ bị lây cúm A như sau:
+ Tay trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc tiếp xúc với với những vật dụng cá nhân của người bệnh có chứa virus.
+ Trẻ tiếp xúc gần với người bệnh. Khi người bệnh ho hoặc hắt xì thì virus sẽ phát tán trong không khí và nếu trẻ không may hít phải thì sẽ bị lây nhiễm bệnh.
Khi mắc bệnh cúm A, trẻ có thể xuất hiện những biểu hiện như sau:
– Sưng hạch bạch huyết, sưng hầu.
– Khô rát họng, đau họng.
– Đau đầu dữ dội.
– Ho nhiều.
– Sốt cao trên 38 độ, thường là 39 – 40 độ.
– Đau nhức cơ, xương, cơ thể mệt mỏi, bủn rủn tay chân.
– Ở trẻ em thường thấy nôn mửa.
– Nhiều khi dẫn đến viêm phổi, khó thở.
Sốt cúm A kéo dài trong bao lâu?
Người bị Cúm A sẽ sốt cao trong vòng 2 – 3 ngày liền, kể cả trẻ em. Sau đó người bệnh có thể sốt nhẹ kèm theo các triệu chứng trên kéo dài đến một tuần hoặc hơn, tùy theo sức đề kháng của mỗi người.
Các triệu chứng nói trên thường nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Vì vậy, cúm A rất dễ gây tử vong hoặc gây ra biến chứng nặng nề về hô hấp, thần kinh, tim mạch. Chính vì vậy, phòng cúm A cho trẻ cũng như phát hiện và điều trị sớm các triệu chứng là việc cần làm để bảo vệ sức khoẻ của trẻ.
Điều trị cúm A cho trẻ như thế nào?
Chăm sóc trẻ
Ngoài cách ly và điều trị bằng thuốc cho bé, ba mẹ cần chăm sóc bé thật tốt trong thời gian bé bị bệnh. Cụ thể:
– Hạ sốt: Khi bé sốt cao trên 38,5 độ C thì ba mẹ hãy cho bé uống thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp với độ tuổi và cân nặng. Nếu bé tiếp tục sốt thì cho uống hạ sốt cách 4 – 6 giờ mỗi lần, ngày không quá 4 lần.
– Trị ho: Nếu trẻ có biểu hiện ho, hãy cho bé uống thuốc ho bằng siro thảo dược. Hoặc các cách dân gian như uống nước ấm, hấp quất, lá hẹ… Nếu bé có đờm thì vỗ long đờm. Trường hợp ho nhiều thì sử dụng khí dung cho bé.
– Nếu bé bị ngạt mũi nhiều thì rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Hoặc hút mũi để bé cảm thấy dễ chịu hơn.
– Nếu trẻ bị tiêu chảy thì cho uống men tiêu hóa, men sống, tăng cường điện giải, uống nhiều nước để bù nước, tránh mất nước.
Cách ly với người khác
Cúm A rất nguy hiểm và rất dễ lây lan. Vì vậy khi trẻ bị cúm A thì bố mẹ cần cách ly trẻ để tránh lây nhiễm cho những người khác.
Bé có thể được cách ly tại khu vực cách ly của bệnh viện/ cơ sở y tế. Hoặc cách ly tại nhà nếu đang được điều trị tại nhà.
Điều trị bằng thuốc
Tùy vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Thuốc được sử dụng là loại thuốc kháng virus. Giúp ngăn chặn hiệu quả sự tấn công của virus cúm A để bé nhanh chóng khỏi bệnh. Những loại thuốc này giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh và rút ngắn thời gian nhiễm bệnh.
Việc sử dụng thuốc điều trị cúm A cho trẻ giúp làm giảm nguy cơ bị viêm tai giữa và hạn chế việc phải sử dụng kháng sinh cho trẻ. Đặc biệt, chúng có thể làm giảm nguy cơ mắc phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm A ở trẻ.
Các loại thuốc điều trị cúm A cho trẻ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bố mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc cho con. Vì như vậy có thể khiến bệnh nặng hơn.
Bổ sung dinh dưỡng
Khi trẻ bị cúm A, trẻ thường bỏ ăn hoặc ăn rất ít. Vì vậy, cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp nâng đỡ thể chất để trẻ nhanh khỏi bệnh.
Khi cho bé ăn, ba mẹ cần lưu ý:
– Cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp.
– Thức ăn của bé cần được nấu chín kỹ và ăn khi còn ấm.
– Khi bị cúm bé thường chán ăn, vì thế hãy chia nhỏ bữa ăn và cho bé ăn nhiều lần trong ngày.
– Đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất cần thiết như tinh bột, đạm, vitamin…
– Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất. Giúp nâng cao đề kháng nhanh chóng đẩy lùi bệnh.
Phòng ngừa bệnh cúm A cho trẻ
Cúm A là một bệnh dễ lây lan. Căn bệnh này rất nguy hiểm với trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, chủ động phòng tránh là cách bảo vệ trẻ tốt nhất trước căn bệnh này. Một số biện pháp phòng tránh cúm A cho trẻ có thể kể đến như:
– Cho bé tiêm vắc xin cúm đầy đủ mỗi năm. Vì vắc xin là biện pháp ngăn ngừa bệnh hiệu quả nhất hiện nay.
– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh mũi họng, rửa tay thường xuyên và không cho bé đưa tay lên mũi, miệng.
– Hạn chế cho bé đến nơi đông người. Tránh tiếp xúc với những người đang bị cúm hoặc có nguy cơ bị bệnh.
–Vệ sinh nơi ở sạch sẽ. Thường xuyên rửa sạch đồ dùng, đồ chơi của bé.
– Cho bé ăn uống đủ chất, vận động thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.
– Khi bé có các triệu chứng của bệnh cúm như ho, sốt, sổ mũi thì nên cho bé đi khám. Không nên chủ quan để bé tự khỏi hoặc tự ý mua thuốc cho bé.
Trên đây là những thông tin về bệnh cúm A ở trẻ. Tuy là bệnh dễ lây lan, nhưng nếu chủ động phòng ngừa thì cũng có thể hạn chế tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ. Nếu thấy con có những biểu hiện của bệnh, hãy cho con đến bệnh viện để thăm khám để điều trị kịp thời. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch khám.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
THÔNG BÁO LỊCH HOẠT ĐỘNG DỊP LỄ QUỐC KHÁNH 2/9/2024
THÔNG BÁO LỊCH HOẠT ĐỘNG DỊP LỄ QUỐC KHÁNH 2/9/2024 Để giúp Quý khách hàng chủ động sắp xếp thời gian khám, chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 02/09/2024, Bệnh viện Quốc tế DoLife trân trọng thông báo lịch hoạt động như sau:– Thời gian nghỉ: 31/8 – 3/9/2024– Thời gian làm việc lại: […]
Đẻ thường xong ăn gì để nhanh khỏe và nhiều sữa?
Sau khi đẻ thường, việc chăm sóc và phục hồi thể trạng của mẹ bỉm là rất quan trọng. Một phần quan trọng trong quá trình phục hồi là ăn uống đúng cách để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Vậy mẹ bỉm sinh thường nên ăn gì để phục hồi thể trạng? […]
Nhiễm trùng thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nhiễm trùng thận là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu bệnh nhiễm trùng thận Nhiễm trùng thận, hay còn gọi là viêm thận. Đây là một tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở thận. Bệnh này thường bắt đầu từ nhiễm […]
Nấm da đầu có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Nấm da đầu là bệnh nhiễm khuẩn ngoài da gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Vậy nấm da đầu có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Nấm da đầu là bệnh gì? Nấm da đầu là một loại nhiễm trùng da […]