Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324
Bí quyết giúp giảm ngay những khó chịu ngày “đèn đỏ” - Bệnh viện Quốc Tế Dolife
Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Bí quyết giúp giảm ngay những khó chịu ngày “đèn đỏ”

06/04/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Kinh nguyệt là cơ chế sinh lý bình thường ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, trong thời gian này, không ít chị em phải trải qua cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Theo dõi ngay bài viết để tìm ra giải pháp giảm ngay những cơn khó chịu này nhé!

Tại sao phụ nữ khi đến tháng thường thấy khó chịu

Hội chứng tiền mãn kinh với các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng tới 75% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Hội chứng này bao gồm cả những bất thường cả về thể chất và tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của chị em. Các triệu chứng và mức độ nặng nhẹ ở mỗi người cũng là khác nhau.

Nguyên nhân cơ bản gây ra những thay đổi trên cơ thể và tinh thần ở nữ giới trong thời gian hành kinh chính là sự thay đổi của hormone trong cơ thể. Sự sụt giảm của estrogen và progesterone tạo ra nhiều thay đổi trực tiếp và gián tiếp. Ngoài ra, sự thay đổi của chất lượng giấc ngủ, thói quen ăn uống và vận động cũng là lý do khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối, tâm trạng thay đổi.

Cách giúp giảm khó chịu ngày “đèn đỏ”

Trước và trong thời gian hành kinh, tùy vào cơ địa mà chị em có thể gặp phải nhiều vấn đề như: đau bụng, căng tức ngực, dễ tức giận, mọc mụn…

Chị em áp dụng ngay những cách giảm khó chịu đơn giản và hiệu quả như:

Giảm đau bụng kinh nguyệt

Đau bụng khi đến tháng là vấn đề phổ biến, thường gặp ở nữ giới. Các cơn đau trong thời gian này thường là cơn đau co thắt hay quặn đau ở vùng bụng dưới do tử cung co thắt. Mức độ đau tỉ lệ thuận với mức độ co bóp của tử cung. Tử cung co bóp càng nhiều, chị em càng thấy đau và ngược lại. Đau có thể lan ra vùng thắt lưng hay xuống vùng đùi.

Đau thường bắt đầu xuất hiện khi ngày hành kinh sắp đến và kéo dài trong thời gian hành kinh.

Cùng với đau bụng, chị em có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như: khó tiêu, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt…

Để làm giảm cơn đau bụng trong những ngày hành kinh, chị em áp dụng biện pháp:

– Chườm nóng khoảng 10 – 15 phút để làm giãn các mạch máu tử cung, thúc đẩy lưu thông máu đồng thời tăng khả năng đào thải hormon prostaglandins từ đó làm dịu cơn đau.

– Tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày.

– Tăng cường thực phẩm giàu axit béo Omega-3 như: cá hồi, cá ngừ, đậu nành, quả óc chó…

Giảm tình trạng ngủ kém, mất ngủ

Thông thường, gần đến ngày hoặc trong thời gian “đèn đỏ”, giấc ngủ của chị em thường chập chờn, ngủ không ngon, không đủ giấc. Việc này không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, cảm xúc. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu liên quan tới sự suy giảm nồng độ serotonin, melatonin, hàm lượng sắt và đường trong máu.

Để cải thiện tình trạng này, chị em nên:

– Thư giãn nhẹ nhàng trước giờ ngủ.

– Tăng cường thực phẩm chứa tryptophan như: thịt bò, đậu phộng, chuối, hạt sen, bí đỏ… để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

– Tập thể dục phù hợp để giải phóng endorphin, giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn, đi vào giấc ngủ dễ dàng.

Đau bụng là tình trạng mà hầu hết chị em từng trải qua khi đến tháng
Đau bụng là tình trạng mà hầu hết chị em từng trải qua khi đến tháng

Giảm tình trạng mọc mụn trứng cá

Nổi mụn trứng cá trên mặt khi sắp đến kỳ kinh là vấn đề gây ra không ít phiền toái cho chị em. Để giảm nổi mụn, chị em có thể:

– Tăng cường thực phẩm giàu kẽm như tôm, thịt gà, thịt bò, bí đỏ, hải sản, nấm… để ngăn chặn sự tăng trưởng của các enzyme gây viêm nhiễm.

– Kiểm soát tình trạng tiết dầu trên da mặt để giảm nhiễm trùng.

Giảm tình trạng căng tức ngực

Khi gần đến ngày hành kinh, nhiều chị em gặp phải tình trạng căng, nặng, tức ngực. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự tích nước của cơ thể gây ứ đọng ở núm vú và vú. Thông thường, căng tức sẽ kéo dài trong suốt những ngày hành kinh và tự hết khi sạch kinh. 

Để giảm tình trạng này, chị em áp dụng:

– Tăng cường thực phẩm giàu vitamin E như cải bó xôi, ngũ cốc, dầu thực vật…

– Tắm nước ấm

– Massage vú nhẹ nhàng

Kiểm soát tình trạng dễ cáu giận

Sự thay đổi của hormone trong cơ thể cùng với các khó chịu trong thời gian hành kinh khiến tâm trạng của chị em dễ bị đi xuống, dễ bực bội, nóng giận hơn bình thường. Đặc biệt, một số trường hợp chị em còn có dấu hiệu trầm cảm nhẹ, nổi nóng không nguyên cớ. Mức độ diễn ra ở mỗi chị em là khác nhau.

Thay đổi hormone khiến cảm xúc của chị em thay đổi khi đến tháng
Thay đổi hormone khiến cảm xúc của chị em thay đổi khi đến tháng

Để giảm tình trạng này, chị em lưu ý:

– Bổ sung vitamin B6 (có nhiều trong chuối, cà rốt, súp lơ…) để cải thiện khả năng dẫn truyền thần kinh.

– Tăng cường magie (có nhiều trong chocolate đen, chuối, các loại hạt…) để giảm bớt lo âu, căng thẳng giai đoạn tiền kinh nguyệt.

Lưu ý cần biết khi tới tháng

Việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe khi tới tháng là một việc vô cùng quan trọng. Chăm sóc bản thân trong thời kỳ hành kinh, chị em lưu ý:

– Không đấm lưng: Trong kỳ kinh, đau lưng là vấn đề phổ biến ở nữ giới. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý không đấm lưng để tránh làm tắc nghẽn lưu thông máu khiến tình trạng đau trở nên trầm trọng hơn.

– Không sử dụng chất kích thích như đồ uống có cồn, cafe, thuốc lá… để tránh tình trạng cơ thể mất máu nhiều hơn.

– Không ăn các thực phẩm lạnh, thực phẩm có tính hàn để tránh khiến cơ thể bị ứ đọng máu hay khiến đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, chị em nên uống nước ấm để tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.

– Không quan hệ tình dục để tránh nguy cơ viêm nhiễm vùng kín, tổn thương vùng chậu và âm đạo.

Hi vọng các thông tin trong bài viết đã giúp chị em có thêm kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe những ngày hành kinh. Nếu có thêm thắc mắc, chị em liên hệ hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ nhé! 

Từ khóa:

Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối là một tai biến sản khoa rất nguy hiểm. Vậy thuyên tắc ối có triệu chứng, biến chứng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Thuyên tắc ối là gì? Thuyên tắc mạch ối hay còn gọi là tắc mạch ối. Đây là tình trạng có sự xâm […]

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa nguy hiểm đến tính mạng. Vậy vỡ tử cung có dấu hiệu gì? Cách phòng ngừa ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết Vỡ tử cung là gì? Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa gây nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn […]

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung là một biện pháp được thực hiện để phòng tránh nguy cơ sinh non hay sảy thai phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu về phương pháp này trong bài viết dưới đây. Đặt vòng nâng cổ tử cung là gì? Vòng nâng cổ tử cung là một loại […]

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Tụ dịch màng nuôi là gì? Tụ dịch màng nuôi thường xảy […]


Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324