Bệnh thận IgA: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị 

23/10/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

So với các bệnh lý về thận thì bệnh thận IgA tương đối hiếm gặp. Bên cạnh đó, các triệu chứng của bệnh không được thể hiện rõ nên rất dễ bị bỏ qua. Nếu như không được điều trị và phát hiện kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Những thông tin khái quát về bệnh thận IgA

Bệnh thận IgA (hay còn được biết đến với tên gọi bệnh Berger) là bệnh lý của thận xảy ra khi kháng thể immunoglubin A bị tích tụ quá nhiều trong thận. Sự tích tụ này có thể dẫn tới tình trạng viêm cục bộ, theo thời gian, thận bị ảnh hưởng, từ đó gây cản trở không ít đến khả năng lọc máu của thận. 

Nhìn chung, bệnh thường tiến triển trong vài năm. Diễn tiến của bệnh là khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Hiện tại không có cách điều trị triệt để, tuy nhiên vẫn có một số loại thuốc có thể làm chậm quá trình hình thành bệnh.

Khi IgA lắng đọng bất thường tại cầu thận có thể gây ra những tổn thương ở cấu trúc. Khi cầu thận bị tổn thương, có thể gây rò hồng cầu và protein vào nước tiểu. Tổn thương mạn tính nephrons tiếp triển chậm trong vòng nhiều năm. Kết quả là bệnh nhân IgA có nguy cơ mắc bệnh thận giai đoạn cuối, đồng nghĩa với việc thận hoàn toàn không hoạt động. Khi thận của một người bị hỏng, người đó cần ghép thận hoặc sử dụng thận nhân tạo. 

Tăng huyết áp là một trong những dấu hiệu của bệnh thận IgA
Tăng huyết áp là một trong những dấu hiệu của bệnh thận IgA

Những dấu hiệu nhận biết bệnh lý thận IgA là gì? 

Một số dấu hiệu bệnh thận IgA ở giai đoạn khởi phát 

Trong giai đoạn đầu, bệnh thận thường không có triệu chứng cụ thể. Thay vào đó, nó có thể âm thầm tiến triển trong nhiều năm hoặc thậm chí là hàng thập kỷ. Tuy nhiên, bạn có thể phát hiện bệnh thông qua một số triệu chứng phổ biến, như đi tiểu ra máu. Tiểu máu có thể là dấu hiệu cảnh báo điểm tổn thương ở cầu thận. Tình trạng đi tiểu ra máu có thể xuất hiện trong hoặc ngay sau khi bị cảm lạnh, bị đau họng hoặc bị các loại nhiễm trùng đường hô hấp khác. Ngoài ra, một triệu chứng của bệnh thận có thể là albumin niệu. Albumin là protein chủ yếu có ở trong máu. 

Khi albumin rò rỉ ở nước tiểu, máu sẽ mất khả năng hấp thụ thêm dịch dư thừa, gây ứ đọng nước làm phù chân, phù bàn tay hoặc mặt.

Một số dấu hiệu bệnh thận IgA ở giai đoạn cuối 

Sau từ 10 đến 20 năm “sống chung” cùng bệnh thận, khoảng 20% đến 40% bệnh nhân sẽ tiến triển đến giai đoạn cuối với những dấu hiệu như: 

– Tăng huyết áp. 

– Thiểu niệu vô niệu, sưng phù ở cả tay và chân. 

– Có trường hợp bị sốt nhẹ.

– Ngứa hoặc bị dị cảm da, khô sạm da. 

– Rối loạn ở vị giác và khứu giác. 

– Mất ngủ, thường xuyên bị đau đầu, trở nên khó tập trung. 

– Dễ bị chuột rút.

Những nguyên nhân gây bệnh thận là gì? 

Immunoglobulin A là kháng thể có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Chúng có vai trò tấn công các mầm bệnh xâm nhập và chống lại bệnh dịch. Tuy nhiên, trong bệnh thận IgA, kháng thể này tích tụ nhiều các cầu thận, từ đó gây viêm và dần gây ảnh hưởng đến khả năng lọc của thận. 

Các nhà nghiên cứu không biết chính xác những nguyên nhân gây ra tiếng lắng đọng IgA, tuy nhiên, theo chuyên gia, đây có thể là hệ quả của một số vấn đề như sau: 

– Các bệnh lý về gan như xơ gan hay viêm gan B, viêm gan C.

– Bệnh lý tiêu chảy, ăn gluten có thể dẫn đến tình trạng này. 

– Nhiễm trùng do HIV hay một số bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn khác. 

Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh bao gồm: 

– Tuổi tác: Bệnh thận IgA thường phát triển ở độ tuổi thanh thiếu niên và lứa tuổi dưới 30 tuổi. 

– Tiền sử gia đình, nếu gia đình có người bệnh thì các thành viên khác cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này. 

Các bệnh lý về gan như xơ gan hay viêm gan B, viêm gan C.
Các bệnh lý về gan như xơ gan hay viêm gan B, viêm gan C.

Điều trị bệnh lý như thế nào? 

Các nghiên cứu vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh thận IgA. Do đó, mục tiêu cuối cùng của phương pháp vẫn là ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh thận ở giai đoạn cuối bằng những phương pháp dưới đây: 

Biện pháp giảm phù 

Bác sĩ có thể kê một số đơn thuốc lợi tiểu, trong đó, có một số loại thuốc giúp thận loại bỏ chất lỏng ra khỏi máu để từ đó làm giảm tình trạng phù. Giảm phù có thể được kiểm soát để tăng tình trạng huyết áp. Nên sử dụng thuốc lợi tiểu cùng với thuốc ức chế men để làm tăng hiệu quả của các loại thuốc lợi tiểu. 

Biện pháp ức chế hệ thống miễn dịch 

Đôi khi bác sĩ có thể sử dụng những loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, do viêm là cách đáp ứng bình thường của hệ thống miễn dịch. Do đó, việc ức chế hệ thống miễn dịch có thể làm giảm viêm. Một số loại thuốc ức chế miễn dịch thường được sử dụng bao gồm: Corticosteroid, phổ biến hơn là prednisone hoặc Cyclophosphamide. 

Biện pháp giảm cholesterol ở trong máu 

Những người mắc bệnh thận có thể áp dụng biện pháp làm tăng cholesterol máu. Cholesterol là loại chất béo được tìm thấy hầu hết trong mọi loại tế bào của cơ thể. Statin là một trong những loại thuốc làm giảm cholesterol phổ biến. 

Có thể phòng tránh bệnh lý thận IgA sớm nhờ những biện pháp 

Theo chuyên gia, chế độ ăn uống và dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh thận. Bác sĩ khuyến nghị những biện pháp phòng tránh sớm bệnh thận bằng phương pháp: 

– Hạn chế natri trong chế độ ăn, chủ yếu là muối để giúp phù giảm huyết áp.

– Ăn chế độ ăn bao gồm ít chất béo bão hòa và cholesterol để kiểm soát nồng độ lipid và chất béo trong máu. 

– Ăn vừa phải hoặc cắt giảm lượng protein, mặc dù lợi ích của việc giảm protein trong chế độ ăn vẫn đang được nghiên cứu. Protein phân hủy thành chất thải mà thận phải lọc từ trong máu. Ăn nhiều protein có thể tạo gánh nặng cho thận, từ đó khiến cho chức năng của thận sẽ bị suy giảm nhanh hơn. 

Ăn vừa phải hoặc cắt giảm lượng protein
Ăn vừa phải hoặc cắt giảm lượng protein

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn có thể hình dung chi tiết về bệnh thận IgA. Do đó, phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh, mỗi chúng ta cần kiểm tra chức năng thận định kỳ hàng năm.  

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]