Bướu cổ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

11/10/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Bướu cổ là một loại bệnh liên quan đến tuyến giáp. Phụ nữ có tỷ lệ mắc bướu cổ cao hơn nam giới. Vậy bướu cổ là bệnh gì? Biểu hiện thế nào? Và có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bướu cổ là bệnh gì?

Tuyến giáp phát triển lớn hơn bình thường, cổ bị sưng lên thành hình bướu gọi là bướu cổ

Bướu cổ là cách nhiều người hay gọi khi thấy cổ to lên bất thường. Bệnh bướu cổ theo y học còn có tên là bệnh tuyến giáp.

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết hình cánh bướm. Thường nằm ở phía trước dưới cổ. Vai trò của tuyến giáp là tạo ra các hormone tuyến giáp, được tiết vào máu và sau đó được vận chuyển đến mọi mô trong cơ thể. Hormone tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm và giữ cho não, tim, cơ và các cơ quan khác hoạt động bình thường.

Khi tuyến giáp phát triển quá mức, có thể khiến cổ bị sưng lên như hình bướu. Tình trạng này gọi là bướu cổ. Bướu cổ xảy ra khi chức năng của tuyến giáp bị rối loạn. Các bệnh như cường tuyến giáp trạng, suy tuyến giáp trạng, bướu lành tuyến giáp trạng và đặc biệt là bệnh ung thư , một bệnh rất nguy hiểm theo đó mà xuất hiện.

Nguyên nhân của bệnh bướu cổ

Thiếu i-ốt là nguyên nhân chính gây nên bệnh bướu cổ. Bệnh bướu cổ có liên quan nhiều đến hệ thần kinh nên rất khó chữa trị. Ở tình trạng bình thường, tuyến giáp sẽ thu nhận i-ốt trong cơ thể từ nguồn dinh dưỡng hằng ngày. Do một số lí do nào đó, tuyến giáp không nhận đủ lượng i-ốt, nó sẽ giảm sản sinh hoóc-môn. Cơ thể sẽ đền bù cho việc thiếu hụt này bằng cách tuyến giáp phải tăng thêm kích thước để sản xuất thêm hoóc-môn. Và như vậy tuyến giáp phình to, tạo thành bướu cổ.

Một số nguyên nhân khác dẫn đến bướu cổ có thể kể đến như:

  • Rối loạn bẩm sinh, rối loạn này có tính chất gia đình.
  • Do chế độ dinh dưỡng hằng ngày như: Ăn nhiều thức ăn có tác dụng ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp như các loại rau họ cải, măng, khoai mì…
  • Dùng kéo dài một số loại thuốc như: Muối lithium dùng trong chuyên khoa tâm thần, thuốc có chứa i-ốt như thuốc cản quang, thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc trị thấp khớp, thuốc trị hen, thuốc chống loạn nhịp…
  • Phụ nữ trong thời kỳ phát triển hoặc có thai và cho con bú cũng dễ bị bướu cổ.

Triệu chứng của bệnh bướu cổ

Triệu chứng chủ yếu của bệnh bướu cổ là to tuyến giáp

Người mới mắc bệnh rất khó phát hiện bởi giai đoạn này bệnh chưa có biểu hiện rõ ràng. Triệu chứng đặc trung nhất đo là to tuyến giáp. Tuy nhiên, khi bướu còn nhỏ thì cũng rất khó để phát hiện. Tuy nhiên, người bệnh có thể cảm nhận được sự tồn tại của nó qua các dấu hiệu sau: 

  • Cảm giác đau cổ họng hoặc luôn cảm giác cổ họng bị vướng.
  • Khó nuốt
  • Khó thở.
  • Cảm thấy hồi hộp, có những cơn đau vùng tim thoáng qua, đổ mồ hôi nhiều, giảm cân hay có các biểu hiện của thừa hoóc-môn…
  • Mệt hoặc căng thẳng, trí nhớ giảm sút, bị táo bón, da khô, cảm thấy lạnh.
  • Khi bướu lớn hơn, bệnh nhân có thể cảm nhận được cục u cứng và cổ bị bành ra.

Bướu cổ có thể to hoặc nhỏ. Ta có thể phân loại các cấp độ bướu cổ theo kích thước:

  • Độ 1: Nhìn kỹ có khi phải nhìn nghiêng mới phát hiện hoặc phải sờ nắn.
  • Độ 2: Nhìn thẳng đã thấy to.
  • Độ 3: Bướu quá to.

Đôi khi bướu ở vị trí đặc biệt hoặc bị chèn ép khó chẩn đoán như sau:

  • Bướu giáp chìm: xuất hiện ở cổ nhưng trong lồng ngực sau xương ức. Tình trạng này gây khó chịu mỗi khi nuốt và thở.
  • Bướu dưới lưỡi: Thường gặp ở phụ nữ, ở đáy lưỡi làm cho khó nhai, khó nuốt và khó nói.

Phương pháp điều trị bướu cổ

Có 3 phương pháp điều trị bướu cổ. Tùy vào thể trạng người bệnh và tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp, cụ thể:

Trường hợp bướu giáp nhỏ, không có triệu chứng lâm sàng:

Chỉ cần theo dõi định kỳ bằng khám lâm sàng và siêu âm tuyến giáp để đánh giá độ lớn của bướu. Sự phát triển tuyến giáp rất khác nhau ở mỗi người bệnh, một số trường hợp bướu giáp ổn định trong nhiều năm.

Điều trị nội khoa: 

Sử dụng thuốc giúp đưa hormone tuyến giáp về trạng thái bình thường. Phương pháp này được áp dụng để điều trị bướu cổ có biểu hiện do rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc sử dụng sau xạ trị và phẫu thuật tuyến giáp. Bệnh nhân sử dụng thuốc tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ, sau những lần tái khám bệnh nhân sẽ được kiểm tra lượng hormone để kiểm tra hiệu quả sử dụng thuốc.

Xạ trị tuyến giáp: 

Là phương pháp sử dụng i-ốt phóng xạ với mục đích làm giảm đi kích thước của tuyến giáp. Đây là phương pháp hiện đại, tuy rằng có giá thành cao nhưng hiệu quả điều trị rất tốt.

Phẫu thuật tuyến giáp: 

Đây là phương pháp được ưu tiên để điều trị ung thư tuyến giáp. Tùy thuộc vào tình trạng mà bác sĩ sẽ quyết định. Nếu mắc K giáp thì gần như phải cắt bỏ toàn bộ. Hoặc nhân độc thì chỉ cắt một phần tuyến giáp độc.

Chế độ dinh dưỡng phòng bệnh bướu cổ

Ăn thức ăn giàu iod như ăn hải sản hoặc rong biển, hoặc cá, mắm tôm… để phòng bệnh bướu cổ

Bệnh bướu cổ có thể phòng tránh nếu như mỗi người lưu ý những điều sau trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Cụ thể: 

  • Bổ sung đủ i-ốt: Ăn thức ăn giàu i-ốt như ăn hải sản hoặc rong biển, cá, mắm tôm, nước mắm, hoặc dùng muối i-ốt. Tôm, cua đặc biệt chứa nhiều i-ốt. Mọi người cần khoảng 150 microgram i-ốt/ngày. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, việc bổ sung đầy đủ i-ốt hết sức quan trọng.
  • Giảm tiêu thụ i-ốt: Hấp thu quá nhiều i-ốt đôi khi dẫn đến bệnh bướu cổ. Tuy nhiên trường hợp này khá hiếm gặp. Trong trường hợp này tránh dùng muối chứa i-ốt, hải sản, rong biển,…

Bướu cổ hầu hết là bệnh lành tính. Khi được phát hiện và điều trị kịp thời thì tỷ lệ khỏi bệnh khá cao. Do đó nếu bệnh nhân phát hiện thấy bản thân có những dấu hiệu bất thường mà chúng tôi liệt kê trên bài viết thì nên đến cơ sở y tế để được thăm khám chính xác. Liên hệ 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]