Mẹ có biết, trẻ sơ sinh khi bị tiêu chảy rất dễ mất nước, do đó tình trạng nguy hiểm hơn nhiều so với trẻ lớn. Trong giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu nhất cho trẻ trong giai đoạn này. Vậy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì để tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé, cùng tìm hiểu nhé!
Tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Ở trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa của trẻ lúc này còn rất non yếu, do đó trẻ dễ mắc những bệnh lý về đường tiêu hóa. Việc hiểu đúng về tình trạng tiêu chảy ở trẻ giúp cha mẹ có thêm kiến thức, chủ động hơn để bảo vệ sức khỏe trẻ.
Theo các chuyên gia, dưới đây là có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy
Đường ruột của trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng
Sức đề kháng của trẻ sơ sinh yếu kém do đó rất dễ bị nhiễm virus, ký sinh trùng hoặc các loại vi khuẩn tấn công. Khi đường ruột của trẻ sơ sinh nhiễm trùng, lúc này trẻ sẽ bị tiêu chảy.
Do mẹ ăn những thực phẩm không tốt gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Như đã đề cập ở trên, sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Do đó, khi mẹ ăn phải những đồ ăn không phù hợp, trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ cao dễ bị tiêu chảy. Chính vì vậy, mẹ nên hết sức cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm ăn uống để giúp bé không gặp phải những triệu chứng như rối loạn tiêu hóa.
Do bất dung nạp đường Lactose
Nhiều mẹ phải cho trẻ dùng sữa công thức thay cho sữa mẹ bởi không đủ sữa cho con bú. Bởi trong sữa công thức thường chứa loại đường Lactose, đây cũng chính là “thủ phạm hàng đầu” dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ. Khi cơ thể trẻ thiếu men Lactase sẽ không phân tách được lượng Lactose ở trong sữa gây tồn đọng trong ruột. Tình trạng này dẫn đến rối loạn tiêu hóa, và thậm chí là chứng tiêu chảy.
GIẢI ĐÁP: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?
Trong thời gian trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ cần áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm cung cấp đủ nước, vitamin cũng như khoáng chất để đảm bảo nguồn sữa luôn chất lượng, từ đó tăng cường sức đề kháng cho mẹ.
Vậy khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì? Dưới đây là một số loại thực phẩm mẹ nên bổ sung nhằm đẩy lùi tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
Thực phẩm mẹ nên bổ sung: Chế độ ăn BRAT
Chế độ ăn BRAT là viết tắt của 4 loại thực phẩm bao gồm: Chuối, Gạo, Táo và Bánh mì (Bananas, Rice, Apple and Toast). Theo các chuyên gia, đây là chế độ ăn chứa ít chất béo và ít đạm, do đó có khả năng dung hòa tốt, hỗ trợ tốt cho tiêu hóa, đặc biệt quan trọng với những người đang bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, chất xơ trong nhóm thực phẩm này cũng giúp phân của trẻ đặc hơn.
Đặc biệt là chuối, trong chuối chứa nhiều kali, có chức năng bù đắp điện giải đã mất đi do tiêu chảy. Ngoài ra, chất pectin ở trong chuối cũng là loại chất xơ hòa tan, giúp hấp thu các chất lỏng dư thừa ở bao từ nhằm cải thiện sức khỏe đường ruột.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể bổ sung những thực phẩm mềm để cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh như: Bánh quy, thịt gà, khoai tây, đậu trứng, trứng gà nấu chín.
Thực phẩm mẹ nên bổ sung: Trà hoa cúc
Trà hoa cúc là loại thực phẩm mang khả năng trung hòa sữa mẹ vô cùng tốt, ngoài ra còn giúp kiểm soát tình trạng tiêu chảy khi bé bú sữa. Ngoài ra, loại trà này cũng mang tác dụng giúp mẹ giữ nước tạo sữa, cải thiện các triệu chứng đau nhức sau khi sinh đẻ.
Thực phẩm mẹ nên bổ sung: Các loại rau củ quả
Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ nên bổ sung nhiều loại rau, củ, quả nhằm nâng cao chất lượng sữa, giúp con hấp thụ được nhiều vitamin cũng như khoáng chất để có sức chống lại bệnh tật.
Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên uống nhiều nước để giúp trẻ sơ sinh bổ sung nước qua việc bú mẹ. Việc này mang ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi khi tiêu chảy, trẻ rất dễ bị mất nước.
Thực phẩm mẹ nên bổ sung: Các loại sữa chua
Với thắc mắc “Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì”, sữa chua là nhóm thực phẩm đầu tiên mà mẹ nên cân nhắc bổ sung. Theo nghiên cứu, lợi khuẩn probiotic có trong sữa chua sẽ thay thế cho lợi khuẩn mất đi do tiêu chảy, bảo vệ đường ruột giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn.
Những loại thực phẩm mẹ nên kiêng khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy?
Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung, mẹ cũng cần chú ý hạn chế một số loại thực phẩm dưới đây:
Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng
Nhóm thực phẩm này bao gồm: Hải sản, rau muống, đậu phòng… Nếu như mẹ thường xuyên ăn những thực phẩm kể trên sẽ khiến cho tình trạng tiêu chảy của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
Các loại thức ăn chưa được nấu chín và không đảm bảo vệ sinh
Đây là những loại thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn có hại cho hệ tiêu hóa, đồng thời là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ngộ độc, ảnh hưởng xấu đến đường ruột của trẻ khi đang bú mẹ.
Nhóm thực phẩm quá cay nóng
Nhìn chung, thực phẩm cay nóng như tỏi, hạt tiêu hay ớt là nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng, khiến trẻ quấy khóc và đi ngoài ra phân lỏng thường xuyên.
Một số thực phẩm gây hại như: Chất kích thích hay đồ uống có gas
Việc sử dụng quá nhiều đồ uống như là cà phê, bia, rượu hay nước ngọt có gas có thể là tác nhân gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ, khiến cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, đồng thời dễ làm tăng nguy cơ khiến trẻ chậm phát triển.
Những lưu ý quan trọng trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Ngoài chế độ dinh dưỡng cần nắm vững, mẹ cần “thuộc lòng” những nguyên tắc khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, bao gồm:
– Trong trường hợp nếu như trẻ bị mất nước do đi ngoài thường xuyên, khuyến cáo các mẹ nên cho con bú với tần suất nhiều hơn nhằm bổ sung điện giải cũng như các chất dinh dưỡng cho trẻ.
– Thực hiện nguyên tắc “Ăn chín, uống sôi” để trẻ sơ sinh được duy trì nguồn sữa chất lượng
– Phụ nữ đang cho con bú cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc bổ sung vitamin hoặc chất sắt. Bởi khả năng cao đây cũng có thể là những nguyên nhân gây tiêu chảy cho trẻ.
– Không tự ý cho trẻ sử dụng bất cứ loại thuốc trị bệnh tiêu chảy nào nếu như chưa có chỉ định của bác sĩ Nhi khoa.
– Tiêu chảy do các loại vi khuẩn có thể dễ dàng lây lan, do đó, mẹ cần rửa tay thật sạch trước khi thay tã hoặc là cho con bú.
Hy vọng rằng những thông tin mà bài viết chia sẻ giúp mẹ giải đáp thắc mắc “Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?”. Đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ Nhi Khoa nhằm xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé nhé!
Bài viết liên quan
Viêm tai giữa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Trẻ trong độ tuổi 6 – 36 tháng là đối tượng dễ mắc viêm tai giữa. Bệnh viêm tai giữa nếu không được điều trị kịp thời thì có thể để lại di chứng suốt đời. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây! Viêm tai giữa là bệnh gì? Tai […]
Dấu hiệu cảnh báo thai nhi ngừng phát triển
Thai nhi ngừng phát triển (thai lưu/ thai chết lưu) nếu không được xử lý sớm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau. Vậy làm sao để nhận biết? Xử trí tình trạng này như thế nào? Để DoLife giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết bên dưới. […]
Viêm amidan ở trẻ có nên cắt không?
Viêm amidan là tình trạng thường gặp ở trẻ. Việc cắt amidan không những không ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của trẻ mà còn giúp loại bỏ ổ viêm, tránh những biến chứng nguy hiểm do viêm amidan gây ra. Amidan là gì? Amidan là một tổ chức lympho của cơ thể nằm […]
Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Hội chứng Reye tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy có tử vong. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng qua bài viết sau Hội chứng Reye là gì? Hội chứng Reye là một tình trạng […]