Một trong những hậu quả khi dùng thuốc kháng sinh đó là tiêu chảy. Vậy tiêu chảy do sử dụng kháng sinh có nguy hiểm không? Triệu chứng và điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tiêu chảy do kháng sinh là bệnh gì?
Tiêu chảy do kháng sinh là một trong những hậu quả có thể gặp phải sau khi uống kháng sinh. Đây là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng, nhiều nước, đi ngoài hơn ba lần/ngày.
Thông thường, tiêu chảy sau khi dùng kháng sinh không cần điều trị. Tình trạng này sẽ hết trong vòng vài ngày sau khi ngưng dùng thuốc. Nếu tình trạng trở nên nghiệm trọng thì bạn có thể phải dừng hoặc đổi loại thuốc kháng sinh.

Nguyên nhân uống kháng sinh bị tiêu chảy
Nguyên nhân nào khiến uống kháng sinh bị tiêu chảy? Đó là do trong hệ tiêu hóa của chúng ta có tồn tại cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Thông thường, các vi khuẩn có lợi trong cơ thể sẽ phát triển mạnh hơn để kiềm chế nhóm vi khuẩn có hại. Tuy nhiên khi uống kháng sinh dài ngày có thể gây rối loạn tiêu hóa. Lúc này các chủng vi khuẩn có lợi dễ bị ảnh hưởng. Ngược lại, các chủng vi khuẩn có hại sẽ ít bị ảnh hưởng.
Vì vậy cân bằng giữa hai nhóm vi khuẩn bị phá vỡ. Lúc này nhóm vi khuẩn có hại phát triển tràn lan trong đường tiêu hóa. Tiết ra độc tố gây tổn thương niêm mạc ruột. Kích hoạt quá trình viêm nhiễm, phù nề, xuất tiết, xuất huyết trong lòng ruột. Và từ đó gây ra hội chứng tiêu chảy do dùng kháng sinh.
Ai có nguy cơ bị tiêu chảy khi dùng kháng sinh?
Trên thực tế, bất cứ ai cũng có nguy cơ bị tiêu chảy khi sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ cao bao gồm:
- Người đã từng bị tiêu chảy do dùng kháng sinh trước đó.
- Những đối tượng sử dụng kháng sinh trong thời gian dài hoặc điều trị kết hợp nhiều loại kháng sinh cùng lúc.
- Người cao tuổi trên 65 tuổi hoặc trẻ em dưới 5 tuổi.
- Trường hợp đã từng trải qua phẫu thuật đường ruột trước đó.
- Người có tiền sử mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến tiêu hóa như viêm ruột, viêm đại tràng, ung thư…

Biến chứng
Tiêu chảy do kháng sinh có thể gây ra nhiều biến chứng. Tuy nhiên, viêm đại tràng giả là hậu quả nặng nề nhất. Biến chứng này có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng, bao gồm:
Mất nước:
Tiêu chảy nặng có thể dẫn đến mất quá nhiều nước và chất điện giải. Chủ yếu các chất như natri và kali. Tình trạng mất nước quá nhiều và lâu ngày có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Các dấu hiệu và triệu chứng của mất nước bao gồm:
- Khô miệng,
- Khát nước dữ dội,
- Đi tiểu ít hoặc không có
- Suy nhược cùng cực.
Thủng ruột:
Tổn thương niêm mạc ruột già có thể dẫn đến lỗ thủng trên thành đường ruột khi tiêu chảy quá nhiều lần do dùng kháng sinh.
Phình to đại tràng:
Nguyên nhân là do đại tràng trở nên không thể trục xuất khí và phân, nên đại tràng ngày càng to. Các dấu hiệu và triệu chứng của phình to đại tràng bao gồm: đau bụng và chướng bụng, sốt và suy nhược. Đây là một biến chứng nghiêm trọng. Có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc vỡ nên cần phải điều trị tích cực.
Xử lý thế nào khi uống kháng sinh bị tiêu chảy?
Điều trị tiêu chảy liên quan đến kháng sinh tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu và triệu chứng.
Trường hợp tiêu chảy nhẹ
Các triệu chứng có thể sẽ hết trong vòng vài ngày sau khi kết thúc điều trị bằng kháng sinh. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn ngừng điều trị bằng kháng sinh cho đến khi hết tiêu chảy.
Đối với trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn C. difficile (nặng)
Bác sĩ có thể sẽ ngừng bất kỳ loại kháng sinh nào bạn đang dùng. Và có thể kê đơn thuốc kháng sinh được nhắm mục tiêu cụ thể. Mục đích để tiêu diệt vi khuẩn C. difficile gây tiêu chảy. Người bệnh cũng có thể được yêu cầu ngừng dùng thuốc ức chế axit dạ dày (nếu có). Đối với những người bị loại nhiễm trùng này, các triệu chứng tiêu chảy có thể quay trở lại. Và cần điều trị nhiều lần.
Các biện pháp điều trị tại nhà

Bên cạnh tuân thủ kế hoạch điều trị mà bác sĩ đưa ra, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề về lối sống hàng ngày như:
Uống đủ nước:
Một trong những lưu ý đầu tiên khi điều trị tiêu chảy đó là bù nước. Hãy uống thêm nước hoặc đồ uống có chứa chất điện giải như oresol,nước ép trái cây không có nhiều đường…
Tránh đồ uống có nhiều đường hoặc chứa cồn hoặc caffeine. Chẳng hạn như cà phê, trà và cola. Đây những thứ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của tiêu chảy.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em bị tiêu chảy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng dung dịch bù nước đường uống. Từ đó để bổ sung chất lỏng và chất điện giải cho phù hợp.
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống là điều cần lưu ý khi bị tiêu chảy do kháng sinh. Người bệnh nên tránh:
- Các loại thực phẩm từ sữa cũng như chất béo (thức ăn nhiều dầu mỡ)
- Đồ ăn gia vị cay, nóng
- Rượu, bia, nước uống có ga…
Người bệnh có thể quay lại chế độ ăn uống bình thường ngay sau khi hết tiêu chảy.
Có thể sử dụng thuốc chống tiêu chảy
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc chống tiêu chảy, chẳng hạn như loperamide. Tuy nhiên cần lưu ý, nếu dùng không đúng thuốc chống tiêu chảy, có thể làm cho bệnh thêm trầm trọng. Vì thuốc có thể cản trở khả năng đào thải độc tố của cơ thể. Từ đó dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Những loại thuốc này không nên được sử dụng nếu bị tiêu chảy do vi khuẩn C. difficile.
Có thể bổ sung vi khuẩn tốt (men vi sinh)
Bạn có thể bổ sung các lợi khuẩn tốt thông qua các loại thực phẩm như sữa chua. Điều này giúp cân bằng lại các vi khuẩn lành mạnh trong đường tiêu hóa.
Trên đây là những thông tin về tình trạng tiêu chảy do kháng sinh. Tuy hầu hết các tình trạng tiêu chảy đều có thể khỏi trong vài ngày hoặc sau khi ngừng sử dụng kháng sinh. Thế nhưng bạn không nên chủ quan. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu tiêu chảy kéo dài và có dấu hiệu trở nặng. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan

Đái dầm ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đái dầm là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt của bé. Vậy nguyên nhân gây đái dầm là gì? Khi nào cha mẹ cần lo lắng? Và đâu là cách điều trị hiệu quả giúp bé kiểm soát tốt hơn? […]

Đột quỵ ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Vậy đột quỵ ở trẻ em triệu chứng thế nào? Nguyên nhân ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đột quỵ ở trẻ khác gì đột quỵ ở người lớn Đột quỵ là […]

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Thai to có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì?
Thai to liệu có thực sự tốt? Mẹ bầu mang thai quá lớn cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé! Thai nhi to là gì? Thai to là tình trạng thai nhi có cân nặng lớn hơn mức bình thường. Kích […]