Tiết nhiều nước bọt khi mang thai là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là trong 12 tuần thai kỳ đầu tiên. Tuy vô hại nhưng triệu chứng này lại gây ra nhiều khó chịu, phiền toái cho mẹ bầu. Làm sao để ứng phó với tình trạng này? Mẹ bầu xem ngay giải pháp trong bài viết!
Hiện tượng tiết nhiều nước bọt khi mang thai
Tiết nhiều nước bọt khi mang thai là một trong nhiều thay đổi ở cơ thể mẹ bầu khi ở trong thai kỳ. Sự thay đổi này cũng tương tự như tình trạng xì hơi hoặc són tiểu khi cười trong thời gian mang thai.
Trung bình, cơ thể người tiết ra khoảng 400ml – 1 lít nước bọt mỗi ngày. Trong thời gian mang thai, cơ thể phụ nữ tiết nhiều nước bọt hơn so với bình thường, đặc biệt là trong những tháng đầu thai kỳ. Cùng với đó, mẹ bầu cũng xuất hiện các triệu chứng kèm theo như: mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, có đờm…
Dù gây phiền toái, khó chịu nhưng tiết nhiều nước bọt khi mang thai không phải là vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe nên mẹ bầu không cần lo lắng khi gặp hiện tượng này.
Thực tế, tăng tiết nước bọt hoàn toàn vô hại. Bên cạnh đó, còn đem lại một số lợi ích như:
– Bôi trơn khoang miệng giúp hoạt động nhai nuốt, ăn uống dễ dàng hơn.
– Giúp cân bằng nồng độ a-xit trong dạ dày.
– Tiết enzyme giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và phân hủy thức ăn.
– Tăng khả năng kháng khuẩn, giảm nguy cơ mắc một số bệnh răng miệng.
Nguyên nhân gây tăng tiết nước bọt khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tăng tiết nước bọt khi mang thai, trong đó có thể kể đến:
– Sự thay đổi hormone trong cơ thể khi mang thai.
– Ốm nghén, nôn mửa.
– Trong thai kỳ, mẹ bầu mắc chứng ợ nóng.
– Hút thuốc lá.
– Thai phụ tiếp xúc với môi trường độc hại: thủy ngân, chất hóa học trong thuốc trừ sâu…
– Mắc một số bệnh nhiễm trùng răng miệng.
– Tác dụng phụ từ một số loại thuốc như: thuốc chống động kinh, thuốc an thần, kháng cholinergic…
Đa phần hiện tượng tăng tiết nước bọt sẽ giảm dần và biến mất khi bước sang tam cá nguyệt thứ hai cùng với các triệu chứng của ốm nghén.
Cách khắc phục tăng tiết nước bọt khi mang thai
Tiết nhiều nước bọt khi mang thai hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, để hạn chế, kiểm soát tình trạng này để sinh hoạt không bị ảnh hưởng quá nhiều do tăng tiết nước bọt, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục đơn giản:
Hạn chế thực phẩm nhiều tinh bột và carbohydrate
Thực phẩm chứa nhiều tinh bột và carbohydrate chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầy bụng, ợ hơi ở phụ nữ mang thai. Đặc biệt, với người có tiền sử bệnh dạ dày, tình trạng này lại càng nghiêm trọng hơn, gây tiết nhiều nước bọt.
Để giảm gánh nặng cho dạ dày, thai phụ nên ưu tiên ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm tốt. Bên cạnh đó, việc chia thành nhiều bữa nhỏ cũng đem đến những tác dụng tích cực cho việc tiêu hóa thức ăn.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước và liên tục hơn được cho là một trong những giải pháp đơn giản giúp hạn chế tình trạng tăng tiết nước bọt. Ngoài ra, việc ngậm một lát chanh hoặc một lát gừng trong miệng cũng giúp giảm tiết nước bọt đáng kể.
Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo bạc hà
Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo bạc hà (ít đường) dù không giúp kiểm soát lượng nước bọt tiết ra nhưng sẽ hỗ trợ thai phụ nuốt lượng nước bọt tiết ra một cách dễ dàng hơn, tránh tình trạng nhổ nước bọt quá nhiều hoặc buồn nôn khi nuốt nước bọt vào trong.
Ăn bánh quy
Những mẩu bánh quy nhỏ trong miệng sẽ giúp tạm thời ngấm bớt lượng nước bọt tiết ra giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Bởi vậy, mẹ có thể mang theo những miếng bánh quy khô nhỏ bên mình để nhâm nhi, khắc phục tình trạng tiết nước bọt quá nhiều.
Đánh răng và dùng nước súc miệng
Đánh răng và súc miệng bằng nước súc miệng nhiều lần trong ngày khá hữu ích trong việc giảm tiết nước bọt. Ngoài ra, khi nước bọt tiết nhiều, nếu việc nuốt nước bọt gây ra tình trạng buồn nôn, mẹ hãy nhổ nước bọt ra ngoài để giảm bớt khó chịu.
Điều trị bệnh lý răng miệng
Bệnh lý răng miệng không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn khiến nước bọt tăng tiết nhiều hơn. Việc thăm khám và điều trị không chỉ giúp giảm tiết nước bọt mà còn hạn chế nguy cơ bệnh lý ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Không hút thuốc lá
Hút thuốc lá chủ động hay thụ động đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Với mẹ bầu có thói quen hút thuốc lá, cần bỏ thuốc lá ngay. Đã có nhiều nghiên cứu về tác hại của thuốc lá tới quá trình phát triển của thai nhi, gây nguy cơ dị tật bẩm sinh, sinh non, nhẹ cân…
Một số trường hợp tiết nước bọt quá nhiều, các loại thuốc như belladonna và phenothiazine có thể được cân nhắc sử dụng. Tuy nhiên, những loại thuốc này cũng có thể gây tác dụng phụ khó chịu như: khô miệng, táo bón… và tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống mẹ bầu. Bởi vậy, việc dùng thuốc cần phải có chỉ định từ bác sĩ và được cân nhắc kỹ lưỡng.
Trên đây là những thông tin chung về tiết nhiều nước bọt khi mang thai. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]
Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị
Viêm ruột thừa là tình trạng thường gặp trong bệnh lý ngoại khoa ổ bụng. Vậy nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như điều trị bệnh thế nào, cùng tìm hiểu nhé! Tổng quan về viêm ruột thừa Trước tiên, cần hiêu rõ định nghĩa về ruột thừa. Ruột thừa là ống mỏng nối với […]
Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?
Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ. Cùng DoLife tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây! Niêm mạc tử cung là gì? Niêm mạc tử cung, hay còn gọi là nội mạc tử cung, là lớp màng nhầy lót bên trong […]
Bướu giáp lan tỏa lành tính có nguy hiểm không?
Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Bướu giáp lan tỏa lành tính hay còn gọi là bướu giáp đơn thuần hoặc […]