Thực phẩm dinh dưỡng cho người tiểu đường 

19/07/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Chế độ dinh dưỡng của người tiểu đường là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát lượng đường huyết ở mức ổn định. Vậy đâu là những thực phẩm dinh dưỡng mà người bệnh tiểu đường cần bổ sung?

Các quy tắc dinh dưỡng người tiểu đường cần nắm vững

Trong trường hợp người bệnh muốn chế biến thức ăn theo khẩu vị, đừng quên tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng dưới đây để kiểm soát đường huyết:

Ăn uống khối lượng vừa đủ

Người bệnh không nên kiêng khem trong ăn uống hàng ngày. Thay vào đó, người tiểu đường vẫn phải ăn uống đầy đủ để đảm bảo dinh dưỡng và khỏe mạnh. Việc ăn quá ít sẽ khiến cho cơ thể bị mệt mỏi, khiến lượng đường huyết tăng cao.

Ăn đủ số bữa trong ngày

Theo chuyên gia, nên ăn ít nhất là 3 bữa/ngày. Ngoài ra, cần cố định giờ ăn mỗi ngày để tránh tình trạng quá đói hay quá no khiến lượng đường huyết mất kiểm soát. Tốt hơn hết, bạn nên chia nhỏ bữa ăn thành từ 4 đến 5 bữa/ngày. Ngoài ra, cần bổ sung bữa ăn phụ khi cảm thấy quá đói.

Đa dạng thực đơn hàng ngày

Thay vì việc chỉ tập trung ăn vào những nhóm thực phẩm nhất định, bạn có thể làm phong phú thực đơn bằng việc bổ sung thực phẩm mới. Lưu ý, cần ăn những loại thực phẩm sao cho cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.

Tuân thủ quy tắc dinh dưỡng giúp người tiểu đường kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả
Tuân thủ quy tắc dinh dưỡng giúp người tiểu đường kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả

Thực phẩm dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên bổ sung protein

Thịt nạc là một trong những nhóm thực phẩm chứa protein dồi dào, ít chất béo bão hòa. Bên cạnh đó, danh sách những loại thực phẩm phù hợp để bổ sung năng lượng mà không làm tăng đường huyết hoặc biến chứng tiểu đường bao gồm: Thịt gà, sữa chua, trứng, cá trích, cá hồi…

Lưu ý là trong thực phẩm chứa protein còn chứa những chất khác như là tinh bột, đường hay chất béo. Do đó, cần ăn khối lượng vừa đủ, tránh ăn quá nhiều protein làm tăng đường huyết.

Người bệnh tiểu đường nên bổ sung Carbohydrate (Đường bột)

Nhóm thực phẩm Carbohydrate (đường bột) có vai trò cung cấp năng lượng cho hệ thống thần kinh trung ương cũng như các cơ quan khác trong cơ thể. Ngoài ra, đường bột cũng là thành phần quan trọng cấu tạo tế bào và các mô.

Thực phẩm dinh dưỡng nào tốt cho người tiểu đường?
Thực phẩm dinh dưỡng nào tốt cho người tiểu đường?

Theo chuyên gia, nhóm đường bột được chia làm 2 dạng: Carbohydrate phức tạp và Carbohydrate đơn giản.

Carbohydrate đơn giản

Đối với Carbohydrate đơn giản thì thường được tiêu hóa và hấp thụ nhanh hơn. Đường bột này có trong các loại thực phẩm như là: Sữa, đường, bánh kẹo, nước ngọt, trái cây… Người tiểu đường sau khi ăn carbohydrate đơn giản sẽ khiến cho lượng đường huyết tăng nhanh hơn.

Carbohydrate phức tạp

Đối với Carbohydrate phức tạp, thời gian tiêu hóa cũng thường chậm hơn. Những thực phẩm chứa đường bột nhóm này bao gồm: Gạo, lúa mì, ngô, khoai, ngũ cốc, bánh mì nguyên cám… Khi dùng các loại thực phẩm này, cơ thể sẽ tiêu hóa thời gian chậm hơn, do đó lượng đường huyết tăng sau khi ăn cũng chậm hơn.

Nhìn chung, tỷ lệ năng lượng do carbohydrate sẽ chiếm từ 44% đến 46% khẩu phần ăn. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên ăn những loại thực phẩm chứa chỉ số GI thấp: Đậu xanh, bún, gạo lứt, khoai lang trắng… Hay các loại hoa quả như: Đào, cam, bưởi, lê…

Nhóm thực phẩm giàu chất béo

Cơ thể sử dụng chất béo như dạng dự trữ năng lượng chính trong cơ thể. Trên 1 gam chất béo thường lưu trữ 9 calo, trong khi carbohydrate và protein chỉ lưu trữ khoảng 4 calo. Chất béo mang nhiều chức năng quan trọng nên trong chế độ ăn uống cần lượng chất béo nhất định cung cấp cho cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều chất béo không lành mạnh sẽ gây hại cho sức khỏe.

Trong thực phẩm có những loại chất béo bao gồm:

Nhóm chất béo không bão hòa

Nhóm chất béo không bão hòa được tìm thấy trong các nhóm thực vật ( các loại hạt, quả) và cá. Nhóm chất béo không bão hòa thường có lợi cho sức khỏe tim mạch. Chất béo không bão hòa thường được tìm thấy nhiều trong quả bơ, đậu phộng và các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, hồ đào, óc chó, ô liu.

Nhóm chất béo bão hòa

Nhóm chất béo bão hòa có nhiều trong các loại thịt và các sản phẩm từ động vật như: Bơ, sữa, pho mát, kem, dầu dừa. Tuy nhiên lưu ý không ăn quá nhiều dạng chất béo này có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Nhóm chất béo chuyển hóa

Nhóm chất béo chuyển hóa thường được tìm thấy trong một số loại bơ thực vật như dạng que, đồ ăn vặt thương mại, đồ nướng và các loại thực phẩm chiên rán.

Người bệnh tiểu đường nên bổ sung chất xơ

Nhóm chất xơ chủ yếu có trong rau củ, đây có thể nói là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Theo chuyên gia, người bệnh tiểu đường nên ăn từ 30 đến 40 gam chất xơ/ngày.

Nhóm chất xơ hòa tan

Chất xơ hòa tan quan trọng hơn vì nó làm chậm hoặc giảm hấp thu glucose ở ruột. Từ đó làm chậm quá trình tăng đường huyết sau khi ăn. Ngoài ra, chất xơ hòa tan cũng giúp làm giảm chất béo trong máu. Chất xơ hòa tan chủ yếu có nhiều ở trái cây, rau và các loại hạt.

Nhóm chất xơ không hòa tan

Chất xơ không hòa tan có thể được tìm thấy trong cám, vỏ của ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch hay các loại hạt. Chất này hoạt động như một chất tẩy rửa đường ruột và làm sạch đường tiêu hóa.

Nhóm trái cây chứa đường fructose

Nhóm trái cây chứa đường fructose làm tăng đường huyết chậm hơn so với sucrose (đường mía). Do đó, bệnh nhân tiểu đường được khuyến khích ăn nhiều trái cây.

Tuy nhiên, người bệnh lưu ý lựa chọn những loại trái cây ít ngọt, thay vào đó nên chọn trái cây có màu đậm vì chứa nhiều vitamin và chất khoáng.

Người bị tiểu đường nên kiêng ăn gì?

Không chỉ riêng với người tiểu đường, dưới đây là những nhóm thực phẩm không lành mạnh mà ngay cả những người bình thường cũng không nên ăn nhiều. Các loại thực phẩm không lành mạnh có thể bao gồm: Nước ngọt, thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm giàu cholesterol và thực phẩm có chứa nhiều muối.

Người tiểu đường nên từ bỏ thói quen ăn các loại đồ ăn chứa nhiều muối
Người tiểu đường nên từ bỏ thói quen ăn các loại đồ ăn chứa nhiều muối

Trên đây là những thông tin về thực phẩm dinh dưỡng cần thiết cho người tiểu đường. Nhìn chung, chế độ ăn là yếu tố vô cùng quan trọng giúp bạn kiểm soát lượng đường huyết. Do đó, hãy thực hiện nghiêm ngặt theo chế độ ăn phù hợp để bảo vệ sức khỏe bản thân một cách tốt nhất.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm đường tiết niệu sau sinh điều trị thế nào?

Viêm đường tiết niệu sau sinh điều trị thế nào?

Viêm đường tiết niệu sau sinh là nỗi ám ảnh đối với nhiều chị em. Vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng sữa nên rất nhiều chị em chọn chịu đựng, không chữa trị. Tuy nhiên điều này khiến bệnh càng thêm nặng. Vậy có những phương pháp nào điều trị viêm đường tiết niệu […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Vì sao thiếu Vitamin D trẻ bị còi xương?

Vì sao thiếu Vitamin D trẻ bị còi xương?

Còi xương là căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi. Theo các chuyên gia, nguyên ngân chủ yếu khiến trẻ còi xương đó là do thiếu Vitamin D. Vậy, vì sao thiếu Vitamin D lại gây còi xương cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau. […]

Bệnh đại tràng: Biểu hiện và các kiến thức cần biết

Bệnh đại tràng: Biểu hiện và các kiến thức cần biết

Có tới khoảng 20% dân số Việt Nam mắc bệnh về đại tràng. Căn bệnh này khiến người mắc phải gặp nhiều đau đớn. Vậy có những căn bệnh đại tràng nào? Nguyên nhân của bệnh là gì và biểu hiện ra sao? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Chức năng […]