Tay chân miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

21/12/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy căn bệnh này điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi. Biểu hiện đặc trưng của bệnh gồm:

  • Sốt
  • Đau họng
  • Tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước. Các nốt phỏng nước xuất hiện tập trung ở:

+ Lòng bàn tay,

+ Lòng bàn chân

+ Bên trong miệng trẻ

+ Đầu gối

+ Mông

Hầu hết các ca bệnh tay chân miệng đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp bệnh diễn biến nhanh, nặng và chỉ nửa ngày đã chuyển sang cấp độ nặng hơn. Biến chứng có thể làm tăng nguy cơ suy hô hấp. Vì vậy cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan khi con có biểu hiện của căn bệnh này. 

Hiện nay, bệnh tay chân miệng ở trẻ vẫn chưa có thuốc đặc trị và vacxin phòng ngừa.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Nhóm virus đường ruột, điển hình là virus Coxsackievirus A16 (nhóm A16) và Enterovirus 71 (EV71) chính là thủ phạm chính gây bệnh. Trong đó, virus Coxsackievirus A16 là loại thường gặp nhất với các triệu chứng ở thể nhẹ, ít biến chứng và thường tự khỏi. Còn virus Enterovirus 71 gây bệnh nặng hơn, biến chứng nguy hiểm hơn, thậm chí có thể gây tử vong.

Virus bệnh tay chân miệng có hình cầu, đường kính từ 27 – 30nm. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng trú ngụ chủ yếu tại niêm mạc má hoặc niêm mạc ruột. Sau đó di chuyển đến các hạch bạch huyết xung quanh. Xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu. Điểm dừng cuối cùng của virus là niêm mạc miệng và da.

Con đường lây lan bệnh tay chân miệng

Virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây lan qua các con đường sau: 

  • Tiếp xúc trực tiếp: Người nhiễm bệnh có thể truyền virus cho trẻ thông qua tiếp xúc trực tiếp với:  

+ Giọt bắn nước bọt,

+ Dịch mủ từ các vết loét trong miệng,

+ Vùng đau đỏ trên da tay và chân,… 

  • Tiếp xúc gián tiếp: Trẻ nhỏ sau khi chạm các vật dụng, đồ chơi, bề mặt bị nhiễm virus từ người nhiễm bệnh. Sau đó đưa tay lên miệng, mắt hoặc các vùng da dễ bị tổn thương. Sẽ có thể tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể. Hoặc trẻ cũng có thể bị lây qua bàn tay người chăm sóc trẻ.
  • Lây qua không khí: Virus cũng có thể lây truyền qua việc hít thở các giọt nước bọt hoặc hạt bụi chứa virus trong không khí. Tuy nhiên, đây không phải là con đường chính trong việc lây truyền bệnh.

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng

Một số triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có một số biểu hiện điển hình như:

Dấu hiệu chung

Vì bệnh tay chân miệng do virus gây ra nên sẽ có đầy đủ các đặc điểm của nhiễm virus như:

– Sốt cao (trên 38,5 độ C).

– Đau họng.

– Cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.

– Đau nhức cơ, xương.

– Các triệu chứng nhẹ có thể hết trong 7 – 10 ngày.

– Nôn.

Dấu hiệu ở trẻ em

– Phát ban tại lưỡi và trên lòng bàn tay, lòng bàn chân (chấm nhỏ màu đỏ sau đó sẽ chuyển sang thâm và đóng vảy). Và có thể xuất hiện ở mông nhưng không gây ngứa.

– Sau sốt 1 – 2 ngày, xuất hiện tổn thương phồng rộp ở vùng niêm mạc: lợi, nướu, trong má, sau đó các đốm này sẽ loét và gây đau.

– Trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 2 tuổi thường quấy khóc nhiều.

– Chảy nước dãi nhiều hơn bình thường.

– Trẻ chỉ thích uống nước lạnh.

Biến chứng của bệnh tay chân miệng

– Mất nước: Đây là biến chứng hay gặp nhất của tay chân miệng. Biến chứng này do người bệnh sốt cao. Khiến mất nước qua đổ mồ hôi. Người bệnh bị đau rát miệng và họng và trở nên lười uống nước.

– Viêm màng não: Đây là biến chứng hiếm gặp. Virus gây viêm thành phần màng bao quanh não và tủy sống gây nên các triệu chứng đau đầu, cứng gáy,…

– Viêm não: Là biến chứng hiếm gặp. Gây viêm thành phần nhu mô não có thể gây ra rối loạn ý thức.

– Viêm cơ tim: Hiếm gặp. Cơ tim bị viêm gây ra tim đập nhanh, dễ hụt hơi.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng bằng cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng

Phương pháp chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng: 

Dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học

+ Yếu tố dịch tễ: Độ tuổi, mùa, vùng lưu hành bệnh, số trẻ mắc bệnh trong cùng một thời gian.

+ Lâm sàng: Phỏng nước điển hình ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, kèm sốt hoặc không.

Chẩn đoán xác định: 

Bác sĩ sẽ lấy mẫu trong cổ họng hoặc lấy mẫu phân để xét nghiệm.

Bác sĩ sẽ phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh do virus gây ra khác bằng cách đánh giá các yếu tố sau:

+ Độ tuổi bệnh nhân

+ Các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng

+ Hình dạng các vùng phát ban hoặc vết loét.

Phương pháp điều trị

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là bệnh nhiễm khuẩn do virus đường ruột. Vì vậy nên kháng sinh không có tác dụng trong việc điều trị. Việc lam dụng kháng sinh có thể gây hại cho sức khỏe dẫn tới tình trạng kháng thuốc. Khiến việc điều trị bệnh nói chung và chân tay miệng ở trẻ em nói riêng gặp nhiều khó khăn.

Việc điều trị bệnh tay chân miệng chủ yếu tập trung điều trị các triệu chứng. Cụ thể:

– Hạ sốt: Trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên, cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt acetaminophen (paracetamol)

– Bù đủ nước và điện giải cho trẻ (oresol, hydrite)

– Đối với trẻ có sốt và loét miệng, cần bổ sung vitamin C, kẽm… Điều trị loét miệng, loét họng bằng cách lau sạch miệng trước và sau ăn bằng dung dịch glycerin borat. Các loại gel rơ miệng có tác dụng sát khuẩn và giảm đau. Từ đó giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn

– Khi trẻ xuất hiện triệu chứng não – màng não: Cần dùng thuốc chống co giật. Và chuyển trẻ ngay tới bệnh viện để điều trị chuyên sâu.

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Để phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ, ba mẹ hãy lưu ý những điều sau:

– Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết

– Cách ly trẻ bệnh tại nhà: Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh

– Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch, nếu nghi ngờ bệnh cần được cách ly

– Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân tránh bội nhiễm

– Vệ sinh môi trường sống: Lau phòng ở của bệnh nhân, khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%.

– Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường của bệnh nhân và dụng cụ chăm sóc sử dụng lại theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.

– Người nhà hay nhân viên y tế cần rửa tay bằng xà phòng sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt, sau thăm khám…

Trên đây là những thông tin về bệnh tay chân miệng. Hy vọng qua bài viết, bố mẹ đã có những thông tin hữu ích để giúp con phòng ngừa, điều trị và chẩn đoán bệnh lý này. Lưu ý, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Khi con có triệu chứng của bệnh, hãy cho con đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến. Tình trạng này khiến sức khỏe và sinh hoạt của người mắc phải bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục khớp cắn sâu như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Khớp cắn sâu là […]

Mù màu: Những thông tin cần biết

Mù màu: Những thông tin cần biết

Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Vậy mù màu là bệnh gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh mù màu trong bài viết dưới đây. Mù màu là bệnh gì? Bệnh mù màu, hay còn gọi là loạn sắc, là một […]

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ? Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus […]