Loét họng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

25/10/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Loét họng là tình trạng không hiếm gặp, gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Đặc biệt, vết loét gây cảm giác đau nhiều khi tiếp xúc với thức ăn gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt. Tìm hiểu chi tiết về loét họng qua bài viết bên dưới!

Loét họng là gì?

Loét họng là tình trạng xuất hiện các vết lở trong cổ họng. Các vết lở loét có thể xuất hiện ở thực quản (đường ống nối từ họng xuống dạ dày) hay trên dây thanh quản. Vết loét có thể xuất hiện do mắc một bệnh lý nào đó hoặc là hệ quả của việc gặp chấn thương gây phá hủy lớp niêm mạc lót trong họng.

Các vết loét có thể sưng đỏ, dễ dàng quan sát thấy và gây khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện.

Triệu chứng của loét họng

Khi bị loét họng, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như:

– Lở miệng, đau rát trong miệng, hoặc họng

– Cổ xuất hiện khối sưng. Khó nuốt.

– Trong cổ họng xuất hiện các mảng/ vết phồng rộp màu đỏ hoặc trắng.

– Vùng sau ức nóng rát.

Đau ngực.

– Hàm khó di chuyển.

– Hơi thở hôi.

Nguyên nhân gây ra loét họng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng loét họng, trong đó phổ biến do:

– Nhiễm trùng vi khuẩn, virus hoặc nhiễm nấm.

– Bệnh tay chân miệng, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

– Ảnh hưởng của hóa trị khi điều trị ung thư.

– Ung thư họng miệng.

Ngoài ra, các vết loét xuất hiện ở dây thanh âm (u hạt) thường xuất hiện do:

– Nói quá to hoặc hát quá nhiều trong thời gian dài khiến dây thanh âm bị kích thích.

– Ảnh hưởng của bệnh trào ngược dạ dày.

– Đường hô hấp trên bị nhiễm trùng.

– Đặt ống nội khí quản khi phẫu thuật.

Khi nào bị loét họng cần đi khám?

Việc thăm khám cần được thực hiện khi các vết loét không có xu hướng cải thiện sau một vài ngày. Đặc biệt, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng như:

– Phát ban.

– Sốt cao trên 40 độ, có cảm giác ớn lạnh.

– Ợ nóng.

– Khó thở, nuốt đau.

– Ho ra máu hoặc nôn ra máu.

– Đau tức ngực.

Phương pháp điều trị loét họng

Phương pháp điều trị

Để có được liệu pháp điều trị loét họng hiệu quả, bác sĩ cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Liệu pháp sẽ được xây dựng dựa trên triệu chứng cũng như nguyên nhân bệnh.

Trong đó, việc điều trị có thể gồm:

– Dùng thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm đề tiêu diệt vi khuẩn, nấm trong người.

– Dùng thuốc giảm đau để giảm nhẹ tình trạng đau do vết loét gây ra.

– Dùng thuốc súc họng kê đơn để giảm đau và làm lành vết thương nhanh hơn.

Với trường hợp loét họng do trào ngược dạ dày, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm tiết axit và trung hòa axit trong dạ dày để hạn chế nguyên nhân gây bệnh.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cũng cần lưu ý:

– Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế nói.

– Không uống nước lạnh hay ăn uống đồ lạnh để tránh làm vết loét nghiêm trọng hơn.

– Nói không với đồ ăn cay, nóng, chua để tránh gây kích thích vết loét và làm bỏng rát khi ăn.

– Uống nhiều nước.

– Súc họng với nước muối ấm.

– Không sử dụng các loại thuốc có thể gây kích thích vùng họng (Ví dụ: aspirin, ibuprofen…)

– Không hút thuốc lá, không sử dụng đồ uống có cồn để cổ họng không bị kích thích.

Một số mẹo điều trị loét họng tại nhà

Với một số trường hợp loét nhẹ, không mang tính bệnh lý, bạn có thể áp dụng một số cách điều trị loét họng đơn giản ngay tại nhà như:

– Tăng cường súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn, làm dịu vết loét.

– Không ăn các loại thực phẩm có tính axit, ví dụ như: cam, chanh, kiwi, dứa…

– Bổ sung vitamin B. Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B như chuối, sữa chua ít béo, xoài…

– Tránh các loại đồ ăn cứng, cay, nóng, dầu mỡ…

– Dùng dầu dừa và mật ong để nhanh chóng làm dịu vết loét.

– Súc miệng bằng giấm táo 1 lần/ngày: Trộn 1 thìa cafe giấm táo với 1 cốc nước ấm rồi ngậm trong miệng khoảng 2 – 3 phút và phun ra ngoài.

Cách phòng ngừa loét họng

Với nguyên nhân gây loét họng như: xạ trị, ung thư… việc phòng ngừa loét họng gần như không thể phòng ngừa. Tuy nhiên, với các nguyên nhân khác, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa với các biện pháp đơn giản như:

– Duy trì thói quen sống lành mạnh: Tập thể dục thường xuyên, ăn uống khoa học, kiểm soát cân nặng…

– Giữ vệ sinh tay, vệ sinh cá nhân tốt để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

– Tiêm ngừa đầy đủ vắc-xin.

– Dùng thuốc khoa học, theo chỉ định của bác sĩ.

– Không hút thuốc lá.

Loét họng không chỉ gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều nguy cơ bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư vòm họng. Vậy nên, ngay khi phát hiện các vết loét bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chi tiết ngay nhé!

Trên đây là những thông khoa học về tình trạng loét họng. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]