Tất tần tật về các phương pháp khám sàng lọc ung thư cổ tử cung

14/07/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Theo ước tính, trung bình cứ 100.000 phụ nữ tại Việt Nam thì có tới 20 người mắc ung thư cổ tử cung. Trong đó, có 11 trường hợp tử vong do căn bệnh này. Việc khám sàng lọc ung thư cổ tử cung vô cùng quan trọng với phụ nữ, đặc biệt là với những người đã có quan hệ tình dục.

Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính xảy ra ở cổ tử cung, khe hẹp nối âm đạo với tử cung. Ung thư cổ tử cung có mối liên hệ mật thiết tới virus HPV, một loại virus gây u nhú lây qua đường tình dục. Đặc biệt, chủng virus có nguy cơ cao là HPV 16, HPV 18… Các tế bào đột biến phát triển không kiểm soát ở cổ tử cung tạo nên các khối u. Khối u nếu không được kiểm soát sẽ phát triển, tấn công vào các mô lân cận rồi di căn đến nhiều cơ quan trên cơ thể.

Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung là việc áp dụng các phương pháp y khoa để sàng lọc và phát hiện tế bào bất thường ở khu vực cổ tử cung, khe hẹp nối âm đạo với tử cung.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung sớm giúp phát hiện, kiểm soát bệnh hiệu quả giúp tăng tỷ lệ điều trị thành công. 

Đặc biệt, trong giai đoạn đầu, các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của những bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. Việc chủ quan, không thăm khám, tầm soát ung thư từ sớm có thể dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng. Phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn khiến khả năng chữa khỏi bệnh suy giảm, khó kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. 

Sàng lọc ung thư cổ tử cung được khuyến nghị áp dụng thường xuyên với phụ nữ từ sau 25 tuổi hoặc sau khi đã quan hệ tình dục.

Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung giúp tầm soát bệnh lý hiệu quả
Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung giúp tầm soát bệnh lý hiệu quả

Các phương pháp khám sàng lọc ung thư cổ tử cung

Các tế bào cổ tử cung nguy cơ cao biến đổi thành ung thư cần thời gian từ 3 – 7 năm. Khám sàng lọc giúp phát hiện các tế bào từ trước khi chúng biến thành ung thư giúp giảm khả năng mắc ung thư hiệu quả.

Có 6 phương pháp khám sàng lọc ung thư cổ tử cung phổ biến:

Khám phụ khoa

Đa phần các biểu hiện của ung thư cổ tử cung chỉ biểu hiện rõ ràng khi bệnh đã bước vào giai đoạn muộn. Trước đó, bệnh thường diễn tiến âm thầm, lặng lẽ. 

Khám phụ khoa định kỳ là phương pháp tầm soát bệnh lý hiệu quả. Việc này giúp bác sĩ phát hiện các dấu hiệu sớm nhất của bệnh, đặc biệt là với các vấn đề viêm nhiễm. 

Khi thăm khám phụ khoa, bác sĩ cũng khám tử cung và cổ tử cung. Nếu phát hiện các triệu chứng nghi ngờ ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm để kiểm tra mức độ phát triển của tế bào ung thư như: Pap smear, Thinprep Pap, soi cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung…

Chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi quan hệ tình dục, nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần. Nếu xuất hiện viêm nhiễm, chị em cần đi thăm khám sớm, không cần đến thời gian định kỳ. Bởi viêm nhiễm nếu không được điều trị kịp thời, chính xác có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của virus HPV gây ung thư.

Khám phụ khoa thường xuyên giúp phát hiện sớm các bệnh lý
Khám phụ khoa thường xuyên giúp phát hiện sớm các bệnh lý

Xét nghiệm Pap Smear

Xét nghiệm Pap Smear – xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung, giúp xác định tế bào bất thường vùng cổ tử cung. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên biệt để lấy mẫu từ người bệnh trong khi khám phụ khoa.

Pap Smear giúp thu thập, phân tích tế bào, phát hiện sớm ung thư trước khi các tế bào ác tính lan rộng. Phương pháp này cũng giúp phát hiện bất thường của tế bào cổ tử cung về cấu trúc, hoạt động  và những biến đổi bất thường. Điều này giúp đánh giá nguy cơ mắc bệnh từ sớm, hỗ trợ hiệu quả hoạt động theo dõi, điều trị bệnh lý.

Xét nghiệm Thinprep Pap

Cũng là phương pháp xét nghiệm phết tế bào tử cung nhưng Thinprep cải tiến hơn so với Pap Smear. Các tế bào ở cổ tử cung sau khi thu thập sẽ được rửa vào một chất lỏng định hình trong lọ Thinprep. Sau đó, mẫu xét nghiệm được chuyển tới phòng thí nghiệm và xử lý hoàn toàn tự động bằng máy Thinprep làm tiêu bản.

Với công nghệ tiên tiến, xét nghiệm Thinprep Pap giúp:

– Giảm đáng kể tình trạng âm tính giả trong xét nghiệm PAP

– Phát hiện chính xác ung thư cổ tử cung biểu mô tuyến

– Chẩn đoán chính xác từ sớm các tế bào bị tổn thương ở cổ tư cung

Phương pháp này đã được phê duyệt bởi FDA (Hoa Kỳ) cho cả 4 chỉ định là HPV, PAP, Chlamydia và lậu cầu.

Xét nghiệm Cellprep

Độ nhạy phát hiện ung thư cổ tử cung của xét nghiệm CellPrep lên tới 70 – 95% và cao hơn PAP thường quy khoảng 20%. CellPrep có thể phát hiện cả sự bất thường của tế bào biểu mô tuyến – loại tế bào ung thư khó phát hiện nhất trên phết nhúng dịch.

Xét nghiệm tế bào cho kết quả chính xác
Xét nghiệm tế bào cho kết quả chính xác

Soi cổ tử cung

Đây là phương pháp sử dụng thiết bị phóng đại đặc biệt với khả năng phóng to hình ảnh lên gấp 10 – 30 lần hình ảnh thật. Bác sĩ sẽ chiếu ánh sáng qua âm đạo, vào cổ tử cung để quan sát, đánh giá tình trạng sức khỏe tử cung. Phương pháp này thường được chỉ định khi kết quả xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung cho thấy xuất hiện những thay đổi tế bào bất thường.

Cùng với việc soi tử cung, dung dịch acid acetic 3 – 5% (chứng nghiệm Hinselmann) và dung dịch lugol 2% (chứng nghiệm Schiller) cũng có thể được bôi thêm vào cổ tử cung của người bệnh để xác định chính xác các tổn thương ở cổ tử cung.

Soi cổ tử cung có thể phát hiện các tổn thương tiền ung thư ngay từ khi chưa có triệu chứng lâm sàng. Từ các tổn thương bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết lại vị trí tổn thương để đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác.

Xét nghiệm HPV DNA

Đây là phương pháp cho khả năng phát hiện virus HPV với độ chính xác lên tới 99.7%. Dù không thể khẳng định được việc có mắc cổ tử cung hay không nhưng từ lượng virus tồn tại trong cơ thể, bác sĩ có thể đưa ra đánh giá về các nguy cơ bệnh lý và phương pháp phòng bệnh hiệu quả.

Xét nghiệm HPV DNA thường được thực hiện cùng với xét nghiệm Pap Smear hay Thinprep để cho kết quả chính xác, đánh giá sức khỏe cổ tử cung hiệu quả.

Trên đây là 6 phương pháp khám sàng lọc ung thư cổ tử cung phổ biến. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ ngay nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối là một tai biến sản khoa rất nguy hiểm. Vậy thuyên tắc ối có triệu chứng, biến chứng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Thuyên tắc ối là gì? Thuyên tắc mạch ối hay còn gọi là tắc mạch ối. Đây là tình trạng có sự xâm […]

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa nguy hiểm đến tính mạng. Vậy vỡ tử cung có dấu hiệu gì? Cách phòng ngừa ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết Vỡ tử cung là gì? Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa gây nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn […]

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung là một biện pháp được thực hiện để phòng tránh nguy cơ sinh non hay sảy thai phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu về phương pháp này trong bài viết dưới đây. Đặt vòng nâng cổ tử cung là gì? Vòng nâng cổ tử cung là một loại […]

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Tụ dịch màng nuôi là gì? Tụ dịch màng nuôi thường xảy […]