Bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em được xem là loại ung thư phổ biến nhất, thường gặp ở nhóm trẻ từ 1 đến 4 tuổi. Hầu hết đều là trường hợp bạch cầu cấp tính dòng lympho (ALL). Hãy cùng tìm hiểu thêm bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết!
Tìm hiểu khái quát về bệnh bạch cầu cấp tính
Bạch cầu cấp tính là bệnh lý do các tế bào máu bị ung thư hóa ở trong quá trình tạo ra tế bào tế bào máu. Điều đáng chú ý là các tế bào ung thư phát triển rất nhanh chóng. Và nếu như không được điều trị kịp thời, các tế bào này sẽ bị ứ đọng trong tủy xương, từ đó tác động cản trở đến quá trình tạo ra tế bào máu bình thường.
Tìm hiểu các loại tế bào máu
Ung thư máu, bao gồm ung thư các loại tế bào máu như:
– Ung thư hồng cầu
Đây là tế bào hồng cầu mang oxy. Khi đứa trẻ có lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh quá thấp, đây được xem là bệnh thiếu máu. Trẻ thiếu máu thường trong tình trạng mệt mỏi, yếu ớt và bị khó thở.
– Ung thư tiểu cầu (huyết khối)
Tiểu cầu đóng vai trò giúp đông máu và cầm máu. Khi trẻ có lượng tiểu cầu thấp sẽ dễ bị bầm tím và chảy máu hơn.
– Tế bào bạch cầu
Tế bào bạch cầu có nhiệm vụ chống lại nhiễm trùng và các bệnh lý khác. Khi một đứa trẻ có lượng bạch cầu ở mức thấp, trẻ sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng.
Tìm hiểu khái quát các bệnh bạch cầu ở trẻ em
Có nhiều loại bệnh bạch cầu khác nhau ở trẻ em, hầu hết đều ở thể cấp tính, nghĩa là có xu hướng phát triển nhanh chóng. Một số loại bệnh bạch cầu thường xảy ra ở trẻ em bao gồm:
– Bệnh bạch cầu cấp tính lymphocytic (lymphoblastic) (ALL) – đây được xem là là loại bạch cầu phổ biến nhất.
– Bệnh bạch cầu cấp tính dòng tủy (AML) – đây là loại bệnh bạch cầu phổ biến thứ 2.
– Bạch cầu dòng lai hoặc là hỗn hợp, đây là sự kết hợp của 2 dòng bạch cầu ALL và AML.
– Bạch cầu nguyên bào tủy mãn tính (CML) – đây cũng là trường hợp bạch cầu hiếm gặp ở trẻ em.
– Bạch cầu lymphocytic mãn tính (CLL) – được xếp vào nhóm “cực kỳ hiếm gặp” ở trẻ em.
– Bạch cầu nguyên bào nuôi ở vị thành niên (JMML) – đây được xem là loại ung thư hiếm, không phát triển nhanh chóng.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em
Yếu tố nguy cơ là bất cứ những tác nhân nào có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Mặc dù các yếu tố nguy cơ thường gây ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh ung thư, tuy nhiên hầu hết không trực tiếp là nguyên nhân dẫn đến ung thư.
Mặc dù theo chuyên gia, hiện vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bạch cầu ở trẻ. Tuy nhiên, ở một số nghiên cứu cho thấy, yếu tố di truyền đóng vai trò nhất định khi xác định tác nhân gây bạch cầu.
Ví dụ, với trẻ sinh ra trong tình trạng rối loạn di truyền hoặc hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như hội chứng Down, chứng thất điều giãn mạch hoặc hội chứng Bloom có thể là nguy cơ khiến bệnh bạch cầu phát triển.
Bên cạnh đó, ở trường hợp, một trong hai đứa trẻ sinh đôi mắc bệnh bạch cầu trước 6 tuổi thì khả năng cao đứa trẻ còn lại cũng mắc bệnh lý này.
Các triệu chứng bệnh cầu cấp ở trẻ em như thế nào?
Triệu chứng bạch cầu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tùy vào từng trường hợp ung thư như ung thư ở tủy xương, máu hoặc các cơ quan khác. Do đó, triệu chứng ở mỗi trẻ bị bạch cầu sẽ là khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình mà phụ huynh có thể tham khảo:
– Không đủ tế bào hồng cầu, khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt, chóng mặt, khó thở và trông cơ thể bị xanh xao, thiếu sức sống.
– Số lượng tiểu cầu thấp, dễ dàng gây chảy máu hơn bình thường, cơ thể dễ bị bầm tím.
– Số lượng bạch cầu ở mức quá thấp hoặc quá cao có thể gây sốt và nhiễm trùng tái phát.
Bên cạnh đó, một số dấu hiệu khác thường gặp như:
– Đau nhức xương khớp do tủy xương chứa các tế bào máu chưa trưởng thành.
– Đau dạ dày, chán ăn, sụt cân khiến các tế bào máu có nguy cơ tích tụ trong các cơ quan như thận, gan và lá lách. Cơn đau kéo dài có thể gây ra những hậu quả như chán ăn, sụt cân nghiêm trọng.
– Sưng hạch bạch huyết do tế bào bạch cầu tích tụ trong hạch và khiến chúng trở nên to ra.
Điều trị bạch cầu cấp tính ở trẻ như thế nào?
Trước tiên, trẻ cần được kiểm tra số lượng máu thấp, tình trạng chảy máu hoặc nhiễm trùng. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào từng loại bệnh cũng như yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến, thường bao gồm:
Biện pháp hóa trị
Hóa trị liệu, sử dụng thuốc tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm chậm quá trình phát triển của chúng. Hóa trị có thể được tiêm vào tĩnh mạch hoặc ống sống, tiêm vào cơ hoặc dưới dạng uống. Một số loại thuốc thường được chỉ định vào những thời điểm khác nhau và được thực hiện theo chu kỳ.
Biện pháp xạ trị
Xạ trị là biện pháp sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các loại bức xạ khác. Chúng thường được sử dụng để ngăn tế bào ung thư phát triển. Bức xạ có thể được sử dụng ở một số trường hợp nhất định, dưới sự yêu cầu của bác sĩ điều trị.
Biện pháp hóa trị liều cao, cấy tế bào gốc
Tế bào máu trẻ được lấy từ chính đứa trẻ hoặc người khác. Sau quá trình hóa trị, lúc này các tế bào gốc được thay thế hoàn toàn.
Biện pháp nhắm mục tiêu
Những loại thuốc này có thể hoạt động khi không áp dụng biện pháp hóa trị. Ví dụ, có thể được sử dụng để điều trị khi trẻ em mắc bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính (CML).
Duy trì sự sống của trẻ bị mắc bệnh bạch cầu cấp tính như thế nào?
Nhìn chung, với bất cứ trường hợp ung thư nào, mức độ hồi phục của đứa trẻ có thể là khác nhau và còn phụ thuộc vào các yếu tố như:
– Trong trường hợp gặp khó khăn trong việc cho trẻ ăn uống, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng.
– Cần cân bằng giữa nghỉ ngơi và các hoạt động khác. Phụ huynh nên khuyến khích trẻ tăng cường tập thể dục, điều này là vô cùng quan trọng giúp nâng cao sức khỏe.
– Hỗ trợ tinh thần cho trẻ, nên tìm một cố vấn hoặc nhóm hỗ trợ trẻ em có thể giúp đỡ.
– Đảm bảo cho trẻ tham dự tất cả các cuộc tái khám theo lịch hẹn với bác sĩ.
Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh bạch cầu cấp ở trẻ. Vui lòng liên hệ HOTLINE 19001984 để được đặt lịch khám và hỗ trợ nhanh chóng.
Bài viết liên quan
Đái rắt: Những thông tin cần biết
Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]
Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]
Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Động kinh là bệnh gì? Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn […]
Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]