Suy gan cấp: Triệu chứng và phương pháp điều trị

28/11/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Bệnh suy gan cấp có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Suy gan cấp là gì?

Suy gan cấp là tình trạng bệnh lý không phổ biến nhưng dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Suy gan cấp (Acute liver failure) là một hội chứng hiếm gặp. Bệnh được xác định bởi sự suy giảm nhanh chóng chức năng gan. Đặc trưng bởi các triệu chứng vàng da, rối loạn đông máu (INR > 1,5) và bệnh não gan ở những người không có bằng chứng về bệnh gan trước đó.

Khoảng thời gian từ khi bắt đầu vàng da đến xuất hiện bệnh não gan xảy ra trong vòng 24 đến 26 tuần. Có thể phân suy gan cấp thành các loại dựa trên biểu hiện tối cấp, cấp tính hoặc bán cấp. Mặc dù vàng da lâm sàng được coi là đặc điểm của suy gan cấp. Nhưng không phải lúc nào nó cũng xuất hiện. Đặc biệt là trong các trường hợp tối cấp.

  • Suy gan tối cấp: Xuất hiện trong vòng 7 ngày kể từ ngày khởi phát. Tỷ lệ sống sót 36% trường hợp có điều trị y tế.
  • Suy gan cấp: Bệnh não gan, rối loạn đông máu và vàng da xuất hiện trong vòng 8 – 28 ngày ở người có chức năng gan bình thường trước đó. Dễ bị phù não hơn (80%).
  • Suy gan bán cấp: Xuất hiện từ 29 – 72 ngày, ít bị phù não nhưng dễ bị cổ trướng hơn. Tỷ lệ sống sót nhỏ hơn 14%.

Triệu chứng của bệnh suy gan cấp tính

Thông thường bệnh suy gan cấp xảy ra đột ngột ở người có tiền sử khỏe mạnh hoặc không có biểu hiện tiền sử bệnh lý nặng nề trước đó.

Các triệu chứng khởi phát điển hình là mệt xỉu, buồn nôn, chán ăn, vàng da, vàng niêm mạc, nước tiểu sẫm màu, chảy máu dưới da và niêm mạc, xuất huyết tiêu hóa cao và thấp, có thể xuất huyết não.

Theo Lucke và Mallory, phân chia suy gan cấp làm 3 giai đoạn đi kèm các biểu hiện như sau:

  • Tiền triệu: chưa thấy vàng da.
  • Giai đoạn trung gian: Xuất hiện vàng da.
  • Giai đoạn cuối biểu hiện của bệnh lý não gan.
Bệnh có thể xuất hiện với nhiều triệu chứng đa dạng, dễ nhận biết thông qua một số biến đổi bất thường trên cơ thể

Phân loại theo lâm sàng kinh điển, dựa vào khoảng thời gian từ khi biểu hiện vàng da đến khi xuất hiện bệnh lý não gan:

  • Suy gan tối cấp 7 ngày.
  • Suy gan cấp 8 – 28 ngày.
  • Suy gan bán cấp 5 – 12 tuần.

Có thể chia bệnh lý não gan thành 4 mức độ:

  • Độ I: Hưng phấn hoặc trầm cảm, nói nhịu, hơi lẫn, rối loạn giấc ngủ, run nhẹ.
  • Độ II: Lơ mơ, mất định hướng, u ám, run rõ.
  • Độ III: Ngủ lịm, nhưng còn đáp ứng, tăng phản xạ, run thường xuyên.
  • Độ IV: Hôn mê sâu, không còn run.

Nguyên nhân gây suy gan cấp

Một số nguyên nhân gây nên hiện tượng suy gan cấp bao gồm:

Bệnh nhân uống quá liều Paracetamol:

Tại Hoa Kỳ, đây là nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng suy gan cấp. Điều này là hệ quả của việc lạm dụng Paracetamol quá nhiều trong cùng một lúc hoặc uống nhiều Paracetamol trong khoảng thời gian dài. Nếu bạn hoặc người thân uống Paracetamol quá liều, đừng đợi tới khi triệu chứng suy gan cấp xuất hiện mà hãy đến ngay các cơ sở y tế và bệnh viện để nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ.

Bên cạnh đó, những loại thuốc kê đơn gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống co giật, thuốc giảm đau kháng viêm không steroid cũng có khả năng gây suy gan cấp nếu không được sử dụng đúng cách.

Mắc bệnh viêm gan và nhiễm các loại virus khác:

Một số bệnh viêm gan A, B, C và các loại virus như herpes simplex, cytomegalo và Epstein-Barr cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới suy gan cấp.

Các loại thuốc bổ có chiết xuất từ thảo dược:

Nếu uống quá nhiều không có sự chỉ định của bác sĩ thì những loại thuốc bổ có nguồn gốc từ thảo dược như ma hoàng, bạc hà hăng, cây kava, bán chi liên có thể khiến bệnh nhân bị suy gan cấp.

Nhiễm độc: 

Suy gan cấp tính có khả năng là hậu quả của việc ăn phải nấm độc Amanita phalloides hoang dã. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể suy gan cấp nếu như: Nhiễm phải một loại hóa chất công nghiệp tên là Carbon tetrachloride có trong chất làm lạnh, dung môi cho vecni, sáp hoặc các vật liệu khác.

Suy gan cấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là do thuốc và virus

Mắc bệnh rối loạn chuyển hóa:

Các bệnh như gan nhiễm mỡ cấp tính trong thời gian thai kỳ, bệnh Wilson là bệnh lý hiếm gặp về chuyển hóa cũng là nguyên nhân của suy gan cấp.

Bệnh lý tự miễn:

Suy gan còn có thể do bệnh nhân bị tình trạng viêm gan tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch quay sang tấn công chính các tế bào gan của cơ thể, khiến gan bị viêm và tổn thương.

Nhiễm trùng huyết: 

Tình trạng sốc và nhiễm trùng huyết sẽ khiến cho lưu lượng máu cung cấp tới gan bị suy giảm nghiêm trọng. Dần dần tạo nên hiện tượng suy gan cấp.

Bệnh lý tĩnh mạch gan: 

Hội chứng Budd – Chiari có thể làm tắc nghẽn tĩnh mạch gan dẫn tới suy gan cấp.

Ung thư: 

Bao gồm ung thư nguyên phát tại gan và ung thư di căn từ cơ quan khác tới gan.

Bên cạnh các nguyên nhân nêu trên, cũng có nhiều trường hợp người bệnh bị suy gan cấp mà không rõ nguyên do.

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Suy gan cấp tính có thể phát triển nhanh chóng ở một người khỏe mạnh. Và đe dọa đến tính mạng. Vì thế hãy đến cơ sở y tế thăm khám ngay lập tức nếu bạn hoặc người thân đột nhiên bị:

  • Buồn nôn, nôn.
  • Chán ăn.
  • Chướng bụng.
  • Da vàng, mắt vàng.
  • Đau vùng bụng trên, phía bên phải.
  • Chảy máu dưới da (do rối loạn đông máu).
  • Đại tiện phân ra máu.

Biến chứng nguy hiểm của suy gan cấp

Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh suy gan cấp

Suy gan cấp là một bệnh lý rất nguy hiểm. Biến chứng của căn bệnh này có thể kể đến như:

  • Phù não: Do mất cân bằng điện giải và dịch thể dẫn đến tình trạng phù não làm gia tăng áp lực lên hộp sọ.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng máu và hệ hô hấp.
  • Xuất huyết và biến chứng của xuất huyết: Chức năng gan suy giảm dẫn đến rối loạn quá trình sản xuất các yếu tố đông máu. Từ đó làm rối loạn đông máu khiến hệ tiêu hóa dễ bị xuất huyết. Thông thường rất khó để kiểm soát biến chứng này.
  • Suy thận: Biến chứng suy thận xuất hiện ở 55% trong số các trường hợp suy gan cấp tính khi được chuyển tới chuyên khoa điều trị. Thường bộc phát sau suy gan (hay còn được biết đến với tên gọi hội chứng gan thận). Cũng có khi suy thận. Đồng thời xảy ra với suy gan do các tác nhân khác ảnh hưởng tới 2 cơ quan này (ví dụ như uống quá liều paracetamol).
  • Rối loạn chuyển hóa: Hạ kali máu, nhiễm kiềm chuyển hóa, giảm phosphat máu, hạ đường huyết (do cholesterol trong máu tăng và glycogen ở gan bị giảm).

Chẩn đoán suy gan cấp như thế nào?

Hiện nay, suy gan cấp được chẩn đoán chính xác thông qua một số phương pháp xét nghiệm. Cụ thể gồm:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được thực hiện để kiểm tra hoạt động của gan, đo thời gian máu đông (xét nghiệm thời gian prothrombin).
  • Các xét nghiệm hình ảnh: Mục đích để xác định các tổn thương gan và nguyên nhân gây ra vấn đề. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị chụp cắt lớp vi tính ổ bụng (CT) hoặc chụp cộng hưởng (MRI) để quan sát gan và mạch máu. Từ các xét nghiệm này, một số nguyên nhân gây bệnh suy gan cấp sẽ được xác định (hội chứng Budd-Chiari, các khối u…).

Trong trường hợp không rõ nguyên nhân, có thể tiến hành sinh thiết gan qua tĩnh mạch cảnh để tránh chảy máu.

Phương pháp điều trị suy gan cấp

Điều trị suy gan cấp phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Nếu bác sĩ cho rằng bạn đã dùng quá nhiều acetaminophen, bạn có thể sẽ được sử dụng than hoạt tính để giúp cơ thể giảm lượng thuốc được hấp thu qua đường tiêu hóa. Hoặc có thể dùng N-acetylcystein, một loại thuốc dùng điều trị quá liều acetaminophen. Đôi khi nó cũng hữu ích cho những người bị suy gan cấp không phải do quá nhiều acetaminophen.

Nếu viêm gan siêu vi là nguyên nhân gây suy gan cấp. Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một số loại thuốc tùy thuộc vào loại viêm gan mà bạn mắc phải. Nếu bạn bị viêm gan tự miễn, bác sĩ có thể điều trị cho bạn bằng thuốc steroid.

Nếu bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân gây suy gan cấp. Bạn có thể được chỉ định sinh thiết gan. Xét nghiệm này có thể cung cấp thêm thông tin về gan của bạn. Từ đó giúp bác sĩ đưa ra quyết định điều trị.

Nếu việc điều trị không thể giúp chức năng gan hoạt động trở lại. Bạn có thể cần được ghép gan. Trong khi chờ đợi có gan, bạn có thể được sử dụng một số liệu pháp điều trị để duy trì sự sống.

Trên đây là những thông tin về bệnh suy gan cấp. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã có những thông tin hữu ích để nhận biết và có kế hoạch điều trị căn bệnh này. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]