Sâu răng: Triệu chứng và cách điều trị

19/03/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là trẻ em. Sâu răng có những biểu hiện gì? Có nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Sâu răng là gì?

Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ trên răng.

Sâu răng là căn bệnh phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đây là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng. Xảy ra do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ trên răng. Sâu răng là do sự kết hợp của các yếu tố, bao gồm:

– Vi khuẩn trong miệng,

– Ăn vặt thường xuyên,

– Sử dụng đồ uống có đường

– Vệ sinh răng miệng không tốt.

Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trên thế giới. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Nhưng bất cứ ai có răng đều có thể bị sâu răng, kể cả trẻ sơ sinh.

Nếu sâu răng không được điều trị, tình trạng bệnh càng nặng hơn và ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của răng. Chúng có thể dẫn đến đau răng, nhiễm trùng nghiêm trọng và mất răng. Thăm khám thường xuyên, đánh răng và dùng chỉ nha khoa là cách bảo vệ tốt nhất chống lại sâu răng.

Nguyên nhân gây sâu răng

 Vi khuẩn có sẵn trong miệng là nguyên nhân chính gây sâu răng. Loại vi khuẩn này chủ yếu là Streptococcus Mutans. Khi có thức ăn dính lên mặt răng đặc biệt là đường và tinh bột, các vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn. Từ đó tạo nên acid ăn mòn men răng tạo thành lỗ sâu.

– Vi khuẩn, acid, mùn thức ăn trên mặt răng sẽ tạo thành một màng dính vào răng gọi là màng bám răng. Màng này rất dính và có ở tất cả các mặt răng đặc biệt là răng hàm. Mảng bám răng không những gây sâu răng mà còn gây viêm lợi và viêm quanh răng.

– Mảng bám răng dần dần được khoáng hóa bởi các chất khoáng trong nước bọt. Và thức ăn tạo thành cao răng.

– Sau khi men răng bị ăn mòn thành lỗ, vi khuẩn và thức ăn càng có điều kiện bám vào. Acid càng được tạo ra nhiều hơn. Tổ chức cứng (men và ngà răng) càng bị phá hủy. Lỗ sâu được mở rộng và tiến về phía tủy răng.

– Những người bị tụt lợi hở cổ răng và chân răng thì màng bám răng sẽ bám lên. Và bắt đầu quá trình phân hủy thức ăn. Từ đó tạo acid trên bề mặt cổ răng và chân răng, mô cứng của răng bị ăn mòn tạo thành lỗ sâu.

– Người Việt Nam nói chung có thói quen dùng bàn chải cứng và chải ngang. Điều này khiến cổ răng bị mòn và chân răng làm lộ ngà chân răng. Khi ngà chân răng bị hở rất dễ bị sâu.

Triệu chứng sâu răng là gì?

Các dấu hiệu của sâu răng tùy thuộc vào mức độ và vị trí sẽ khác nhau. Khi lỗ sâu mới hình thành có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, lâu dần có thể xuất hiện các dấu hiệu gồm:

– Đau răng tự phát hoặc không có nguyên nhân rõ ràng.

– Chảy máu nướu răng hoặc các dấu hiệu khác của bệnh nướu răng.

– Đau khi cắn, ăn hoặc uống đồ quá nóng hoặc lạnh.

– Răng nhạy cảm.

– Hôi miệng hoặc có vị khó chịu trong miệng.

– Có thể nhìn thấy lỗ hoặc xuất hiện màu nâu, đen trên bất kỳ bề mặt nào của răng.

Nguyên nhân sâu răng có thể do một số chủng vi khuẩn có khả năng gây sâu răng cao nhất trong nghiên cứu thực nghiệm là Streptococus mutans.

Lỗ sâu răng có nguy hiểm không?

Sâu răng có nguy hiểm không là câu hỏi của nhiều người. Sâu răng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:

– Đau, sưng hoặc có mủ quanh răng, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

– Hỏng răng hoặc gãy răng.

– Gặp khó khăn khi nhai khiến sụt cân.

– Mất răng hoặc răng dịch chuyển sau khi mất răng gây ảnh hưởng ngoại hình, thiếu tự tin.

– Áp xe răng (một túi mủ do nhiễm vi khuẩn). Có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí đe dọa tính mạng.

Khi nào bạn cần gặp nha sĩ?

Bạn cần đến bệnh viện hoặc các nha khoa để thăm khám khi có các dấu hiệu sau đây:

– Chảy máu nướu răng.

– Sưng hoặc mủ quanh răng.

– Khó nhai.

– Dấu hiệu nhiễm trùng.

– Khuôn mặt bị sưng.

– Tình trạng đau răng không thuyên giảm.

Phương pháp chẩn đoán sâu răng

Các nha sĩ sẽ dùng những phương pháp sau để chẩn đoán sâu răng: 

– Hỏi về triệu chứng đau răng và sự nhạy cảm của răng

– Kiểm tra miệng và răng của người bệnh bằng dụng cụ nha khoa

– Chụp X-quang nha khoa có thể cho thấy mức độ sâu răng. 

Lưu ý: Kiểm tra răng miệng 2 lần/năm là cách tốt nhất để phát hiện sâu răng sớm và có các biện pháp khắc phục kịp thời.

Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách để giúp răng luôn khỏe mạnh

Phương pháp điều trị lỗ sâu răng

Có một số phương pháp điều trị sâu răng. Phương pháp điều trị bạn nhận được tùy thuộc vào mức độ sâu răng bạn gặp phải. Cụ thể:

– Phương pháp điều trị bằng florua: 

Nếu bạn bị sâu răng sớm, điều trị bằng florua có thể giúp men răng tự phục hồi.

– Trám răng: 

Nếu bạn bị sâu răng, nha sĩ sẽ loại bỏ mô răng bị sâu. Và sau đó phục hồi răng bằng cách trám lại bằng vật liệu trám.

– Ống tủy: 

Nếu tổn thương răng hoặc nhiễm trùng lan đến tủy răng (bên trong răng), bạn có thể cần lấy tủy răng. Nha sĩ sẽ loại bỏ phần tủy răng bị sâu. Và làm sạch bên trong răng và chân răng. Bước tiếp theo là trám răng tạm vào răng. Sau đó, bạn sẽ cần phải quay lại để trám răng vĩnh viễn hoặc mão răng (bọc trên răng).

– Nhổ răng: 

Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, khi không thể cố định tủy răng bị tổn thương, nha sĩ có thể nhổ răng. Nha sĩ sẽ đề nghị bạn cấy ghép implant để thay thế chiếc răng đã mất. Nếu không, các răng bên cạnh khoảng trống có thể di chuyển qua và thay đổi khớp cắn của bạn.

Trên đây là những thông tin về tình trạng răng có lỗ sâu. Để phòng ngừa bệnh này thì bạn cần vệ sinh răng sạch sẽ và đúng cách. Khám sức khỏe răng miệng định kỳ cũng giúp bạn kiểm soát tình trạng răng miệng của mình. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám. 

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tràn dịch màng phổi thai nhi có nguy hiểm không?

Tràn dịch màng phổi thai nhi có nguy hiểm không?

Tràn dịch màng phổi thai nhi là một bất thường xảy ra khi thai đang tăng trưởng. Vậy căn bệnh này có gây nguy hiểm cho thai nhi không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Tràn dịch màng phổi thai nhi là gì? Tràn dịch màng phổi thai nhi là tình trạng […]

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản là căn bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy hen phế quản có nguyên nhân là do đâu và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Hen phế quản […]