Nhịp tim chậm: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

15/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Nhịp tim chậm không chỉ gây ra vấn đề hoa mắt, chóng mặt mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi tim không bơm đủ máu giàu oxy cho cơ thể. 

Tìm hiểu về nhịp tim chậm
Tìm hiểu về nhịp tim chậm

Thông tin chung về nhịp tim chậm

Nhịp tim là số lần tim co bóp trong 1 phút. Tùy theo hoạt động và phản ứng cảm xúc, nhịp tim có thể thay đổi nhanh chậm khác nhau. Trái tim khỏe mạnh cùng nhịp tim phù hợp giúp cung cấp đủ máu giàu oxy đi nuôi các cơ quan trong cơ thể.

Nhịp tim chậm là gì?

Nhịp tim chậm (rối loạn nhịp tim chậm) là tình trạng nhịp tim lúc nghỉ ngơi dưới 60 lần/phút. Thông thường, nhịp tim ở người trưởng thành dao động trong khoảng 60 – 100 nhịp/phút do nút xoang phát xung nhịp từ 60 – 100 lần/phút.

Nhịp tim chậm có thể là dấu hiệu bất thường từ vị trí phát xung điện tự nhiên của tim – nút xoang hoặc con đường dẫn truyền xung điện trong tim bị tổn thương, không còn nguyên vẹn do một lý do nào đó.

Với những trường hợp nghiêm trọng, tim đập rất chậm khiến lưu lượng máu tuần hoàn thấp không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, biểu hiện thành các triệu chứng có thể nhìn thấy và có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh.

Nguyên nhân

Tim đập chậm trong một vài trường hợp không phải là vấn đề bệnh lý hay là vấn đề bất thường. Bởi lẽ, một số người thường có nhịp tim đập chậm. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, tim đập chậm lại là một bệnh lý. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

– Bất thường trong hệ thống tạo nhịp tim (nút xoang).

– Mô tim bị lão hóa.

– Hệ thống đường dẫn truyền nhịp trong tim bị tổn thương hoặc suy giảm.

– Bệnh tim bẩm sinh, mạch vành tim.

– Hậu phẫu thuật tim.

– Nhiễm trùng nặng.

– Suy giáp.

– Bệnh miễn dịch: Lupus ban đỏ hệ thống…

– Rối loạn điện giải.

– Ngưng thở khi ngủ.

Các yếu tố nguy cơ

Bên cạnh những nguyên nhân gây bệnh, nhịp tim chậm cũng có nguy cơ xảy ra cao hơn khi:

– Lớn tuổi.

– Mắc các bệnh tim mạch: tim bẩm sinh, nhiễm khuẩn cơ tim, biến chứng hậu phẫu thuật tim…

– Sử dụng một số loại thuốc như beta, digoxin,…

Tăng huyết áp

– Hút thuốc, sử dụng rượu, ma túy…

– Thường xuyên căng thẳng, lo âu…

Triệu chứng khi mắc nhịp tim chậm

Nhịp tim chậm khiến não và các cơ quan khác không nhận đủ lượng oxy cần thiết, dẫn đến nhiều dấu hiệu như:

– Choáng váng, chóng mặt.

– Mệt mỏi.

– Cảm giác sắp ngất, ngất xỉu.

Đau ngực, khó thở.

– Lú lẫn, trí nhớ kém.

– Ăn ít hơn bình thường.

Các triệu chứng của tim đập chậm nhìn chung khá mơ hồ và không rõ ràng. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân còn không xuất hiện biểu hiện bệnh khiến việc chẩn đoán và điều trị không được kịp thời.

Biến chứng của nhịp tim chậm

Trong đa số trường hợp, nhịp tim chậm không gây ra biến chứng. Các biến chứng xảy đến thường là từ nguyên nhân nền gây tim đập chậm.

Tuy nhiên, với những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như:

– Thường xuyên ngất xỉu.

– Co giật.

– Ngừng tim đột ngột.

– Đột tử, đe dọa tử vong.

Điều trị nhịp tim chậm

Chẩn đoán

Để chẩn đoán tình trạng tim đập chậm, người bệnh cần được:

– Khám lâm sàng và đếm nhịp mạch.

– Xét nghiệm cận lâm sàng: xét nghiệm máu và điện tâm đồ

Điều trị

Để điều trị tim đập chậm, người bệnh cần được xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng biểu hiện.

Người bệnh không cần phải điều trị nếu nhịp tim chậm không có triệu chứng.

Bác sĩ chỉ định điều trị với các trường hợp tim đập chậm liên quan đến các bệnh lý nền:

– Tim đập chậm do tổn thương của hệ dẫn truyền xung điện: bệnh nhân cần được đặt máy tạo tim nhân tạo để điều chỉnh lại tần số tim.

– Tim đập chậm do sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý: bác sĩ có thể chỉ định người bệnh giảm liều lượng thuốc đang dùng hay chuyển sang dùng loại thuốc khác.

– Người bệnh có biểu hiện của nhồi máu cơ tim: ngất xỉu, đau căng ngực, khó thở nghiêm trọng… cần nhận được sự hỗ trợ của người ngoài và cần liên lạc với bác sĩ hoặc gọi số máy cấp cứu ngay để tránh nguy cơ biến chứng.

Cách phòng ngừa nhịp tim chậm

Giảm nguy cơ phát triển bệnh tim là cách tối ưu và hiệu quả nhất để ngăn ngừa tình trạng tim đập chậm.

Với người có tiền sử bệnh tim, người bệnh cần được theo dõi nghiêm ngặt và tuân theo phác đồ điều trị phù hợp để giảm nguy cơ bệnh lý.

Để ngăn ngừa, hạn chế nguy cơ nhịp tim chậm, lưu ý:

– Xây dựng và duy trì nếp sống lành mạnh cho tim: tập thể dục và ăn uống điều độ, khoa học; hạn chế tiêu thụ các thực phẩm nhiều chất béo, đường, muối, tăng cường rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt…

– Duy trì cân nặng ổn định ở mức hợp lý.

– Kiểm soát huyết áp và nồng độ cholesterol ổn định. Sử dụng thuốc điều chỉnh huyết áp và cholesterol theo chỉ định của bác sĩ (nếu cần).

– Không hút thuốc, hạn chế rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích.

– Không sử dụng những loại thuốc hướng thần.

– Ổn định tâm trạng, hạn chế căng thẳng, áp lực.

Khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh lý. Thăm khám ngay khi phát hiện cơ thể có các dấu hiệu bất thường.

Trên đây là những thông tin chung về nhịp tim chậm. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến. Tình trạng này khiến sức khỏe và sinh hoạt của người mắc phải bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục khớp cắn sâu như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Khớp cắn sâu là […]

Mù màu: Những thông tin cần biết

Mù màu: Những thông tin cần biết

Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Vậy mù màu là bệnh gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh mù màu trong bài viết dưới đây. Mù màu là bệnh gì? Bệnh mù màu, hay còn gọi là loạn sắc, là một […]

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ? Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus […]