Nguyên nhân nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh

21/08/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Nhiễm khuẩn đường ruột là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Các triệu chứng không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Vậy đâu là nguyên nhân nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh cũng như cách chăm sóc thế nào, cùng tìm hiểu nhé!

Vài nét khái quát về nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh 

Nhiễm khuẩn đường ruột, hay còn có tên gọi viêm đường ruột, là bệnh lý thường gặp nhiều nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bệnh do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào hệ tiêu hóa, từ đó dẫn đến tình trạng tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh. Dễ dàng nhận biết nhiễm khuẩn đường ruột qua một số dấu hiệu đặc trưng như: Trẻ bị đau quặn bụng, đi tiểu ra phân nước trong vòng vài ngày liên tục, thậm chí có trường hợp phân có nhầy máu.

Với bệnh lý nhiễm khuẩn đường ruột, phụ huynh cần đặc biệt chú ý, bởi hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ dễ tổn thương do chưa được phát triển toàn diện. Trong khi đó, virus gây bệnh viêm ruột lại rất dễ lây lan, đặc biệt là ở trong những môi trường tập trung nhiều người như nhà trẻ hay trường học.

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng nặng nề đến hệ tiêu hóa của trẻ
Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng nặng nề đến hệ tiêu hóa của trẻ

Những nguyên nhân nào gây nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh 

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu thường do vi khuẩn có hại xâm nhập vào hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Từ đó dẫn đến những vấn đề như tiêu chảy nhiễm khuẩn hay đau quặn bụng. Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiêu hóa thường là các loại vi khuẩn dạng Campylobacter hoặc vi khuẩn Escherichia Coli (E.Coli).

Bên cạnh đó, một số yếu tố giúp vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn là:

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh do di truyền từ mẹ sang con 

Trong quá trình mang thai nếu việc giữ gìn vệ sinh thân thể không tốt, người mẹ có nguy cơ bị mắc nhiễm khuẩn dạng Campylobacter hoặc vi khuẩn Escherichia Coli (E.Coli). Khi sinh con, bé bị truyền bệnh từ người mẹ thông qua các cơ quan hô hấp như là mũi, miệng.

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn khá yếu 

Như đã đề cập ở trên, khi mới sinh, hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non nớt, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

Hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh còn khá yếu
Hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh còn khá yếu

Do môi trường sống không đảm bảo vệ sinh 

Khi môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, vi khuẩn có thể dễ dàng lây nhiễm từ gối, chăn màn hay nguồn nước ô nhiễm. Đây đều là những tác nhân nguy hiểm dễ lây vi khuẩn sang cơ thể trẻ sơ sinh.

Trẻ chưa được xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp 

Khi cơ thể trẻ không được đảm bảo về mặt dinh dưỡng sẽ dẫn tới giảm hình thành kháng thể. Lúc đó, hệ thống miễn dịch của trẻ trở nên yếu kém, dễ bị tấn công, thậm chí là phá hủy bởi vi khuẩn.

Ngoài ra, một số trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột trong quá trình ăn dặm. Khi trẻ được 6 tháng tuổi,  vi khuẩn dễ dàng tấn công từ những loại thực phẩm không an toàn và gây rối loạn đường tiêu hóa.

Những dấu hiệu nhận biết tình trạng trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột 

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh, bao gồm:

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột – Đau bụng 

Một trong những dấu hiệu điển hình nhất khi trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột là đau bụng. Lúc này, trẻ sẽ có biểu hiện đau quặn bụng, quấy khóc liên tục. Do đó, cha mẹ cần lưu ý để có thể phát hiện kịp thời. Ngoài ra, tùy từng trường hợp, trẻ cũng có thể có những biểu hiện khác như là sốt, đầy hơi hay chướng bụng.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột  – Tiêu chảy

Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, hệ tiêu hóa cũng sẽ xuất hiện vấn đề, một trong số đó là hiện tượng tiêu chảy. Trẻ tăng số lượng lần đi ngoài, phân thường lỏng và có chất nhầy. Thậm chí ở một số trường hợp, trẻ đi ngoài ra máu. Tình trạng này nếu như để kéo dài không điều trị có thể khiến cơ thể trẻ mất nước nghiêm trọng.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột – Nôn và buồn nôn

Nôn và buồn nôn là 2 trong số những triệu chứng cha mẹ không thể chủ quan. Như đã đề cập ở trên, nhiễm khuẩn đường ruột gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Điều này dẫn đến trẻ xuất hiện những cơn buồn nôn, nôn trớ thường xuyên. Khi thấy con có những biểu hiện này, cha mẹ đừng chần chừ mà nên lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra. Bởi nếu để kéo dài, bệnh sẽ ngày càng nguy hiểm và thậm chí gây ảnh hưởng tới tính mạng.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột – Chán ăn, bỏ bú 

Không chỉ với nhiễm khuẩn đường ruột mà ở các bệnh tiêu hóa nói chung, biểu hiện của trẻ thường là chán ăn và bắt đầu bỏ bú. Điều này gây ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như thể chất của trẻ.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột – Ho và sổ mũi

Khi đường ruột của trẻ bị nhiễm trùng, hệ hô hấp của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, lúc đó trẻ sẽ xuất hiện những dấu hiệu như ho, sổ mũi, đồng thời trẻ dễ trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống.

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh chăm sóc như thế nào? 

Bổ sung nước cho trẻ theo nguyên tắc  “đúng và đủ”

Cách điều trị bệnh viêm ruột hiệu quả nhất là cung cấp đủ nước cho trẻ. Tuy nhiên, không phải cứ uống nhiều nước là sẽ tốt, các mẹ cần chú ý tới một số điều sau khi cho trẻ uống nước, bao gồm:

– Không cho trẻ uống lượng nước lớn, nên cho trẻ uống nước nhiều lần trong ngày với số lượng nhỏ.

– Cho trẻ uống nước ngay cả thời điểm trẻ mới nôn xong.

Bổ sung nước cho trẻ theo nguyên tắc "đúng và đủ"
Bổ sung nước cho trẻ theo nguyên tắc “đúng và đủ”

Theo dõi sức khỏe con sát sao  

Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, cha mẹ cần theo dõi sức khỏe con sát sao. Trường hợp trẻ bị sốt nhẹ, cha mẹ nên bình tĩnh, cho con bú sữa đầy đủ và theo dõi sức khỏe sát sao. Nếu thấy trẻ sốt cao, nôn nhiều và đi phân lỏng có chất nhầy… cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Lưu ý, tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc đau bụng hay thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ bởi điều này có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.

Hy vọng rằng, bài viết này đã giúp bạn hiểu về nguyên nhân cũng như dấu hiệu gây nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh. Đừng quên ngay thời điểm phát hiện dấu hiệu bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám ngay lập tức để bác sĩ có phương án điều trị kịp thời.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hội chứng Reye tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy có tử vong. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng qua bài viết sau Hội chứng Reye là gì? Hội chứng Reye là một tình trạng […]

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng luôn là nỗi lo lắng hàng đầu đối với các bậc phụ huynh. Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa, tuy nhiên, ba mẹ vẫn có thể chủ động phòng bệnh. Ba mẹ theo dõi bài sau để tìm hiểu cách phòng bệnh tay chân miệng cho con. Tổng quan […]

Viêm phổi ở trẻ em: Khi nào trẻ cần nhập viện?

Viêm phổi ở trẻ em: Khi nào trẻ cần nhập viện?

Viêm phổi ở trẻ là tình trạng viêm phổi do vi khuẩn, vi-rút gây ra. Vậy viêm phổi có phải là bệnh nguy hiểm? Khi nào ba mẹ nên cho con nhập viện tránh những biến chứng? Ba mẹ cùng tìm hiểu theo bài viết sau. Viêm phổi ở trẻ là gì Viêm phổi ở […]

Viêm phế quản ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thời tiết thay đổi thất thường có thể khiến trẻ bị viêm phế quản cấp tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ nắm những thông tin cần thiết, đề phòng biến chứng nguy hiểm. Viêm phế quản ở trẻ em là gì? Viêm phế quản là tình trạng viêm phế quản, đường dẫn […]