Dinh dưỡng trong những năm tháng đầu đời ảnh hưởng lớn tới sự phát triển thể chất, trí tuệ, cảm xúc của trẻ. Vậy ba mẹ nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bé 1 tuổi như thế nào cho hợp lý? Để DoLife giúp mẹ qua bài viết bên dưới nhé!
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1 tuổi
Chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ 1 tuổi
Một năm đầu đời là giai đoạn chiều cao và cân nặng của trẻ có nhiều sự thay đổi nhất. Thông thường, khi tròn 1 tuổi, thông số chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ thường đạt:
– Bé trai: cao khoảng 70 – 75cm, nặng khoảng 9.6 – 10kg
– Bé gái: cao khoảng 70 – 74cm, nặng khoảng 8.5 – 8.9kg
Ở giai đoạn 1 tuổi, trung bình mỗi tháng trẻ tăng khoảng 0.2kg cân nặng và 2cm chiều cao. Trẻ cũng đã mọc từ 6 – 8 răng sữa nhỏ. Trẻ có thể tập ăn cơm bên cạnh việc uống sữa để cung cấp đa dạng và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1 tuổi
Để xây dựng được thực đơn dinh dưỡng phù hợp cho trẻ 1 tuổi, đầu tiên ba mẹ cần hiểu rõ được cơ thể và nhu cầu dinh dưỡng của con.
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, mỗi ngày trẻ cần được cung cấp tối thiểu 1000 calories. Cơ thể của trẻ có tốc độ chuyển hóa năng lượng lên tới 4 calories/giờ. Khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ, ba mẹ cần lưu ý đến việc cân bằng các dưỡng chất:
– Trẻ cần 700mg canxi/ngày để đảm bảo sự phát triển toàn diện của hệ xương, răng.
– Cung cấp 7-11mg sắt/ngày để hỗ trợ quá trình hình thành hồng cầu, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu ở trẻ.
– Bổ sung tối thiểu 600 IU vitamin D/ngày giúp trẻ hoàn thiện hệ xương, hệ miễn dịch, tăng trưởng chiều cao.

Bên cạnh đó, ba mẹ cần cân bằng đủ 4 nhóm chất theo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ:
– Tinh bột giúp cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động thể chất và trí tuệ của trẻ. Bổ sung đủ tinh bột cũng giúp trẻ không bị đói, hỗ trợ tế bào hoạt động ổn định.
– Chất đạm: dưỡng chất quan trọng cho việc hình thành, duy trì các mô tế bào, cơ.
– Chất béo là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho các hoạt động thể chất, hỗ trợ vận chuyển và tiêu hóa thức ăn.
– Vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm ở trẻ.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ 1 tuổi
Theo khuyến nghị từ chuyên gia dinh dưỡng, thực đơn dinh dưỡng 1 ngày cho bé 1 tuổi tối ưu gồm:
– Bú mẹ/ Ăn sữa: 3 – 4 cữ
– Ăn dặm: 3 bữa
– Bữa phụ: 2 – 3 bữa
Lưu ý khi cho trẻ bú mẹ
Về việc bú mẹ/ ăn sữa, trẻ cần được cung cấp khoảng 500 – 600ml sữa/ngày. Mẹ cần cân đối việc cho con bú với các bữa chính trong ngày, tránh để thời gian giữa các bữa quá gần hoặc quá xa nhau.
Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
Với các bữa ăn dặm, mẹ cần xây dựng theo thời gian biểu của 3 bữa chính. Bên cạnh cháo, bột, mẹ có thể cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm như bún, mì, nui, phở… Cần lưu ý đảm bảo đủ 4 nhóm nhất trong các bữa ăn của trẻ:
– Tinh bột từ ngũ cốc, bột, cháo, cơm nhão, mì, bún…
– Chất đạm từ thịt, cá, trứng, tôm (băm nhuyễn).
– Chất béo từ dầu ăn (khoảng 1 – 2 muỗng).
– Vitamin và khoáng chất từ rau củ quả luộc chín mềm/ xay nhuyễn.
Cùng với đó, ba mẹ có thể cho trẻ ăn tráng miệng sau bữa ăn với trái cây, sinh tố, nước ép trái cây…
Với các bữa phụ, trẻ có thể ăn trái cây, sữa chua hoặc váng sữa tùy theo sở thích của con và dinh dưỡng mà ba mẹ đang xây dựng cho bé.
Lưu ý cho thực đơn dinh dưỡng của trẻ
Khi lên thực đơn dinh dưỡng cho trẻ, để giúp con ăn ngon, ăn đủ, ba mẹ lưu ý:
– Thay đổi thực phẩm và cách chế biến thực phẩm thường xuyên để tránh trẻ cảm thấy nhàm chán.
– Để trẻ được ăn với tinh thần thoải mái, vui vẻ. Tránh để trẻ cảm thấy căng thẳng khi ăn.
– Hiểu nhu cầu ăn uống của trẻ, không nên ép con ăn khi con không muốn.
– Nên cung cấp đạm cho trẻ bằng các loại thực phẩm băm nhuyễn. Ba mẹ không nên lạm dụng nước hầm xương trong thực đơn của con. Bởi việc tiêu thụ quá nhiều canxi vô cơ có trong nước hầm xương có thể dẫn đến tình trạng thiếu canxi gây còi xương, chậm mọc răng ở trẻ.
– Cung cấp chất béo với lượng vừa phải, không nên hạn chế chất dinh dưỡng này.
– Ưu tiên thức ăn mềm, nhỏ, dễ nhai để tránh trẻ bị nghẹn.
– Với những loại thực phẩm mới, nên để trẻ có thời gian từ từ làm quen, không ép con ăn quá nhiều.
– Cho trẻ uống đủ nước để đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường, ổn định.
– Hạn chế gia vị khi chế biến thức ăn cho trẻ.

Những lưu ý về dinh dưỡng cho bé 1 tuổi
Với trẻ 1 tuổi, sữa vẫn là thức ăn quan trọng hàng đầu. Ba mẹ cần lưu ý cho con uống đủ sữa mẹ/sữa công thức và chế phẩm từ sữa để đảm bảo con được cung cấp đủ dinh dưỡng thiết yếu.
Lưu ý chế biến thực phẩm cho bé 1 tuổi
Với thực phẩm chế biến món ăn cho trẻ, ba mẹ cần đảm bảo:
– Thực phẩm tươi ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh.
– Các món ăn ít đường, ít muối.
– Cho trẻ ăn chín, uống sôi. Nói không với đồ tái, sống.
Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể chế biến, trình bày bữa ăn sao cho nhiều màu sắc, mùi vị để kích thích trẻ hứng thú với bữa ăn. Thời gian mỗi bữa ăn của trẻ không nên kéo dài quá lâu. Tối đa mỗi bữa ăn của trẻ chỉ nên từ 30 – 40 phút.
Một số thực phẩm nên hạn chế trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ 1 tuổi
Dạ dày của trẻ 1 tuổi vẫn chưa ổn định, sức đề kháng cũng chưa cao. Bởi vậy, khi thiết kế thực đơn cho bé, ba mẹ lưu ý tránh các loại thực phẩm như:
– Đồ chiên rán, thức ăn nhanh như khoai tây chiên, gà chiên… Lượng muối trong những loại thực phẩm này có thể vượt quá nhu cầu cần thiết với cơ thể của trẻ, gây ảnh hưởng đến thận.
– Kẹo ngọt, socola với hàm lượng đường cao ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ.
– Đồ uống có gas ảnh hưởng tới dạ dày của trẻ. Cùng với đó, lượng đường và caffein trong các loại đồ uống này cũng không hề tốt cho sự phát triển của trẻ.
– Nước trái cây đóng hộp có thể chứa nhiều axit, gây hại cho trẻ.
Có một thực tế, trẻ từ 1 tuổi sẽ có sức tăng trưởng chậm hơn so với thời gian trước đó. Tuy nhiên, không phải là trẻ không lớn lên. Trong trường hợp trẻ bị đứng cân, chậm phát triển chiều cao, ba mẹ nên đưa con đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để sớm phát hiện các vấn đề sức khỏe. Bởi 1 tuổi cũng là giai đoạn trẻ dễ gặp phải các vấn đề như: suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin, chậm phát triển trí tuệ…
Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường, ba mẹ liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ và đặt lịch thăm khám ngay!
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan

Những dấu hiệu phát hiện sớm bệnh giang mai
Giang mai là căn bệnh lây qua đường tình dục. Căn bệnh này để lại những hậu quả nặng nề cho sức khỏe. Vậy những triệu chứng của bệnh giang mai là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Bệnh giang mai là gì? Bệnh giang mai là căn bệnh xã hội […]

Bật mí chị em 4 cách giúp kinh nguyệt đều đặn
Cách giúp kinh nguyệt đều đặn hiệu quả và đơn giản luôn là vấn đề chị em quan tâm nhất. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin bổ ích giúp chị em duy trì được chu kỳ kinh nguyệt ổn định và có một cơ thể khỏe mạnh nhé! […]

Dấu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung: Nguy hiểm – mẹ bầu cẩn trọng ngay!
Bào thai ngoài tử cung không nhận được sự bảo vệ của tử cung gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm. Túi thai có thể bị vỡ, chảy máu ồ ạt vào ổ bụng gây biến chứng nghiêm trọng. Mẹ bầu cẩn trọng ngay với các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung! Dấu hiệu […]

Lợi ích không ngờ của kinh nguyệt đều. Cách điều trị kinh nguyệt không đều
Kết quả một số nghiên cứu khoa học cho thấy, tuổi thọ của phụ nữ dài hơn nam giới là do phụ nữ có kinh nguyệt. Dù “bị coi” là vấn đề phiền phức nhưng kinh nguyệt lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của chị em. Kinh nguyệt đều mang đến lợi […]