Hông đóng vai trò quan trọng trong việc chống đỡ trọng lượng của cơ thể, giúp bạn dễ dàng thực hiện hoạt động thường ngày như đi bộ, lên xuống cầu thang hay ngồi. Do đó, với những vấn đề xảy ra tại bộ phận này, ví dụ như loạn sản khớp háng (loạn sản xương hông) gây cản trở phần lớn đến sinh hoạt của người bệnh.
Định nghĩa về loạn sản khớp háng
Loạn sản phát triển khớp háng là vấn đề sức khỏe của khớp háng khi cấu trúc của khớp không được hình thành như người bình thường, hệ quả là việc hoạt động cũng không thể diễn ra bình thường. Loạn sản phát triển khớp háng cũng có thể xuất hiện từ thời điểm mới sinh ra, thường phổ biến ở bé gái hơn là bé trai.
Trong giải phẫu khớp háng bình thường, chỏm của xương đùi sẽ vừa khít với ổ cối khớp háng. Với trẻ bị loạn sản khớp háng, ổ cối có thể trở nên nóng hơn. Kết quả là đầu xương đùi bị trượt vào trong và gây ra trật khớp. Hiểu một cách đơn giản hơn, hiện tượng này xảy ra khi chỏm xương đùi bị dịch chuyển một phần hoặc hoàn toàn ra khỏi ổ cối của khớp háng.
Những triệu chứng phổ biến của bệnh lý loạn sản khớp háng
Tùy vào từng độ tuổi mà mỗi bệnh nhân sẽ có triệu chứng khác nhau, ví dụ:
– Với trẻ sơ sinh, bé sẽ có một chân dài hơn chân còn lại. Đối với những trẻ lớn hơn, một bên hông của con sẽ ít linh hoạt hơn và trẻ sẽ phải đi rất khập khiễng. Ở thiếu niên hay thanh thiếu niên, những dấu hiệu đầu tiên bạn có thể cảm nhận đó là đau hông hoặc bước đi khập khiễng. Ngoài ra, bạn cũng có thể nghe thấy tiếng lách cách hoặc bốp ở trong khớp, đây có thể là triệu chứng của các loại rối loạn khớp háng khác.
– Đau ở vị trí trước háng khi vận động. Ngoài ra, bạn cũng có thể có cảm giác khó chịu ở bên hông hoặc ở phía sau hông. Ban đầu, cơn đau chỉ thường khá nhẹ và ở tần suất thỉnh thoảng, tuy nhiên theo thời gian, cơn đau càng dữ dội và có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn.
– Ở những người mắc chứng loạn sản nghiêm trọng, cơn đau có thể làm họ đi khập khiễng. Ngoài ra, nếu như bạn có cơ bắp yếu, xương biến dạng hoặc khớp háng không còn gây đau đớn như ở người mắc chứng loạn sản.
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng loạn sản
Khi trẻ mới sinh, khớp háng chỉ là những sụn mềm. Theo thời gian, những sụn này sẽ cứng dần và trở thành xương. Đầu xương đùi trên cần phải khớp với ổ cối, nếu như không ổ cối sẽ không bao giờ phủ hết đầu xương đùi và dần trở nên nông hơn.
Trong những tháng cuối cùng của thai kỳ, phần khoảng trống ở trong bụng mẹ bầu quá ít làm cho đầu xương đùi của trẻ di chuyển khỏi vị trí ban đầu, gây ra nông ổ cối. Một số yếu tố có thể làm giảm không gian ở trong bụng mẹ bao gồm: Mẹ mới mang thai lần đầu, thai nhi quá lớn…
Ngoài ra, bệnh cũng thường có xu hướng di truyền và ảnh hưởng đến bé gái nhiều hơn là bé trai. Ngoài ra, với những trẻ sinh ra ở ngôi mông hoặc có dị tật bàn chân sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng loạn sản tăng cao hơn.
Tìm hiểu cách chẩn đoán và điều trị bệnh lý
Chẩn đoán loạn sản khớp háng như thế nào?
Trong những lần kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ kiểm tra vấn đề này bằng cách di chuyển chân của bạn theo nhiều hướng nhằm xác định khớp háng có ở đúng vị trí chính xác hay không.
Thực tế, với các trường hợp loạn sản nhẹ sẽ khó được chẩn đoán và không dẫn đến vấn đề nghiêm trọng ở người trưởng thành. Nếu như bác sĩ nghi ngờ bạn bị loạn sản khớp háng, họ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang hay siêu âm.
– Chụp X-quang: Phương pháp này để trình bày hình ảnh các mô ở bên trong, xương hoặc các cơ quan khác.
– Siêu âm khớp háng: Đây là công cụ sử dụng sóng âm với tần số cao và máy tính nhằm tạo ra hình ảnh của mạch máu, mô hay các cơ quan. Theo các nghiên cứu về sau, siêu âm có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tầm soát loạn sản phát triển khớp háng, từ đó có thể thay thế chụp X-quang và giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm bức xạ cho trẻ.
Điều trị loạn sản khớp háng thế nào?
Lưu ý, việc điều trị bệnh phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Nếu như được chẩn đoán sớm, bác sĩ có thể cho trẻ đeo nẹp mềm để cố định khớp háng trong khoảng vài tháng. Với trẻ trên 6 tháng có thể được cân nhắc băng bột hoặc làm phẫu thuật.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị thích hợp nhất cho trẻ lớn hoặc người trưởng thành. Nếu như trẻ chỉ bị chứng loạn sản nhẹ, bác sĩ có thể cân nhắc điều trị bằng hình thức phẫu thuật nội soi khớp.
Tuy nhiên, với trường hợp chứng loạn sản trở nên nghiêm trọng hơn, các bác sĩ có thể lấy phải ổ cối ra khỏi khung chậu, đồng thời đặt lại để khớp với đầu xương đùi. Phẫu thuật này hay còn được gọi là cắt xương chậu quanh ổ cối. Ngoài ra, hình thức phẫu thuật thay thế có thể thực hiện được nếu như khớp háng bị tổn thương nghiêm trọng.
Hy vọng rằng thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về chứng loạn sản khớp háng. Nếu như không được điều trị kịp thời, trong tương lai, vấn đề sức khỏe này có thể dẫn đến tổn thương phần sụn mềm ở xung quanh ổ cối khớp háng. Ngoài ra, trẻ cũng phải đối mặt với nguy cơ bị viêm xương khớp trong tương lai.
Bài viết liên quan
Đau nửa đầu sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục dành cho mẹ bỉm
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ phụ nữ gặp chứng đau nửa đầu sau sinh lên tới 39%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: thay đổi hoocmon, căng thẳng, thiếu máu lên não… Để DoLife mách mẹ những giải pháp hiệu quả để khắc phục vấn đề này! Cảnh báo […]
Viêm màng não ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Viêm màng não ở trẻ em là căn bệnh cực kì nguy hiểm, có thể để lại nhiều di chứng nặng nề nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy viêm màng não ở trẻ em có nguyên nhân từ đâu, triệu chứng và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết […]
Viêm não Nhật Bản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm não Nhật Bản là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Phương pháp phòng ngừa và điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Tìm hiểu bệnh viêm não Nhật Bản Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến […]
Thai to có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì?
Thai to liệu có thực sự tốt? Mẹ bầu mang thai quá lớn cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé! Thai nhi to là gì? Thai to là tình trạng thai nhi có cân nặng lớn hơn mức bình thường. Kích […]