Liên cầu nhóm B: và những điều cần biết!

24/10/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Liên cầu nhóm B trong thai kỳ là vấn đề sức khỏe cần chú ý với cả thai phụ và thai nhi bởi chúng có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng khôn lường. Do đó, xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B cần được thực hiện càng sớm càng tốt để ngăn chặn những hệ lụy không đáng có. 

Vài nét khái quát về liên cầu nhóm B 

Liên cầu nhóm B (có tên gọi tiếng anh là Group B Streptococcus, hay viết tắt là GBS). Loại vi khuẩn này chủ yếu trú ngụ và phát triển ở bên trong đường tiết niệu, đường sinh dục hay đường tiêu hóa. Theo số liệu thống kê, vi khuẩn này chủ yếu xuất hiện ở phụ nữ đang mang bầu và có thể gây hại tới sức khỏe trong thời gian dài mà không để lại những triệu chứng bất thường. 

Nhiều người cho rằng vi khuẩn sẽ lây qua đường quan hệ tình dục, tuy nhiên cho tới nay, khoa học vẫn chưa thể xác định được con đường lây truyền liên cầu nhóm B ở phụ nữ mang thai. Nhìn chung, loại vi khuẩn này có thể tồn tại trong cơ thể của tất cả chúng ta, kể cả những người khỏe mạnh nhất. Do đó, việc phát hiện cũng như tiêu diệt vi khuẩn sẽ gặp đôi chút khó khăn. 

Phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm liên cầu khuẩn có thể lây truyền bệnh cho thai nhi, bởi vì vi khuẩn có thể lây truyền từ mẹ sang con qua đường âm đạo. Lúc này, mẹ và thai nhi đều sẽ phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

chủ yếu trú ngụ và phát triển ở bên trong đường tiết niệu, đường sinh dục hay đường tiêu hóa.
chủ yếu trú ngụ và phát triển ở bên trong đường tiết niệu, đường sinh dục hay đường tiêu hóa.

Tìm hiểu một số triệu chứng liên cầu khuẩn nhóm B 

Triệu chứng liên cầu nhóm B ở trẻ sơ sinh 

Hầu hết trẻ được sinh ra đều khỏe mạnh dù mẹ mang liên cầu nhóm B. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp, trẻ bị nhiễm loại vi trùng này trong lúc sinh sẽ xuất hiện những loại bệnh lý nghiêm trọng. 

Ở trẻ sơ sinh, các bệnh lý do liên cầu khuẩn nhóm B có thể xuất hiện từ sớm (trong vòng 6 giờ sau sinh) hoặc muộn hơn (có thể đến vài tuần sau khi sinh). Một số triệu chứng thường gặp bao gồm: 

– Trẻ bị sốt cao khi nhiễm liên cầu khuẩn. 

– Trẻ không chịu bú, hoặc bố mẹ gặp khó khăn khi cho trẻ bú. 

– Trẻ thường xuyên trong trạng thái đờ đẫn, lừ đừ 

– Trẻ bị khó thở, bứt rứt, khó chịu. 

– Trẻ bị vàng da

Trẻ bị khó thở, bứt rứt, khó chịu.
Trẻ bị khó thở, bứt rứt, khó chịu.

Triệu chứng liên cầu nhóm B ở thai phụ 

Thông thường, phụ nữ mang thai khi bị nhiễm cầu khuẩn thường có xu hướng chuyển dạ từ sớm, có thể ở khoảng tuần thứ 35 đến 37 của thai kỳ. Ngoài ra, ở một số bệnh nhân có thể có hiện tượng vỡ ối từ sớm, từ trước tuần thứ 37 và không kèm theo dấu hiệu chuyển dạ nào. Trong những ngày tháng cuối của thai kỳ, chị em nên chủ động theo dõi triệu chứng của cơ thể để kịp thời xử lý khi có tình huống khẩn cấp cũng như đảm bảo cho mẹ và em bé luôn được khỏe mạnh. 

Với chị em từng mang thai trước đó sẽ là nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cực cao. Do đó, trong giai đoạn mang thai, tốt hơn hết là phụ nữ nên thực hiện xét nghiệm nước tiểu để có thể phát hiện sớm vi khuẩn.

Tìm hiểu khái quát về hình thức xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B ở thai phụ 

Xét nghiệm liên cầu nhóm B ở thai phụ là loại xét nghiệm sàng lọc lấy mẫu bệnh phẩm bao gồm nước tiểu hoặc dịch âm đạo của thai phụ. Xét nghiệm thường được thực hiện với những phụ nữ mang thai trong giai đoạn tuần thai thứ 35 đến 37 (trường hợp mang đơn thai) hoặc tuần thứ 32 đến 34 (ở trường hợp mang đa thai). 

Vào thời điểm cần thực hiện xét nghiệm liên cầu khuẩn, qua quá trình thăm khám phần phụ, bác sĩ sẽ sử dụng miếng gạc âm đạo cùng miếng gạc riêng biệt trực tràng để có thể lấy mẫu bệnh phẩm. Ngoài ra, mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm cũng có thể được lấy từ nước tiểu thu được trong quá trình khi bác sĩ kiểm tra tiền sản. 

Mẫu bệnh phẩm sau khi được thu thập sẽ gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích. Nếu trường hợp mẫu bệnh phẩm không thể chuyển đi ngay thì sẽ được lưu trữ trong ngăn mát tủ lạnh với thời gian là không quá 2 giờ. Kết quả sau nghiệm sẽ có sau khoảng từ 2 đến 3 ngày. 

Trường hợp xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B dương tính nên làm gì?

Thai phụ có kết quả xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B dương tính sẽ được làm kháng sinh đồ nhằm tìm ra loại thuốc kháng sinh phù hợp. Loại kháng sinh này sẽ được bác sĩ tiêm qua đường tĩnh mạch cho thai phụ ngay thời gian sau đó. Ngoài ra, trong trường hợp thai phụ chuyển dạ hoặc vỡ ối trước tuần thứ 37 hoặc có tiền sử sinh con bị GBS cũng sẽ được chỉ định tiêm kháng sinh dự phòng liên cầu khuẩn. Điều này sẽ có tác dụng làm hạ thấp mức tối đa tỷ lệ lây truyền dọc cho con. 

Một số triệu chứng ở thai phụ có thể cảnh báo nguy cơ sinh con bị nhiễm liên khuẩn B cao bao gồm: 

– Bị vỡ ối ở trước tuần thứ 37. 

– Bị vỡ ối trước 18 giờ hoặc sớm hơn trước thời điểm mới sinh. 

– Bị sốt khi chuyển dạ. 

– Bị liên cầu khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu trong suốt giai đoạn thai kỳ. 

– Có tiền sử sinh con bị nhiễm liên cầu khuẩn.

Kinh nghiệm phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con 

Mặc dù việc phòng ngừa nguy cơ nhiễm vi khuẩn cho mẹ bầu còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể hạn chế bằng cách đi tầm soát vi khuẩn GBS trong giai đoạn mang bầu. Thông thường, việc xét nghiệm kiểm tra sẽ được bác sĩ khuyến khích thực hiện ở giai đoạn tuần thứ 35 đến 37 của thai kỳ. Cụ thể, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra dịch âm đạo và hậu môn của phụ nữ nhằm phát hiện liên cầu khuẩn. 

Đối với thai phụ bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B, bác sĩ yêu cầu người bệnh truyền kháng sinh khi họ bắt đầu bị vỡ ối hoặc chuyển dạ đến khi em bé được ra đời. Biện pháp này giúp hạn chế nguy cơ lây truyền vi khuẩn từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở. 

Mẹ ơi đừng quên đi thăm khám sớm nhé!
Mẹ ơi đừng quên đi thăm khám sớm nhé!

Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ bầu chú ý tới việc chăm sóc sức khỏe, chủ động theo dõi cũng như phát hiện kịp thời nhiễm liên cầu nhóm B. Nhờ việc phát hiện từ sớm, chúng ta có thể kiểm soát, làm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn ở trẻ sơ sinh. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]