Khó tiêu chức năng: Nguyên nhân và cách điều trị 

23/10/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Khó tiêu chức năng là một trong những dạng rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất, đặc biệt là trong xã hội hiện đại khi con người ta phải đối mặt với nhiều áp lực. Nguyên nhân thường không rõ ràng, tuy nhiên có thể khiến cho chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng. 

Khái quát về chứng khó tiêu chức năng 

Khó tiêu chức năng (hay còn được biết đến với tên gọi khó tiêu không loét) mô tả tập hợp triệu chứng xuất hiện trong thực quản, dạ dày và ruột non. Hội chứng này gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa cũng như khả năng hấp thu thức ăn mà không có bất kỳ tổn thương cơ học hoặc bệnh lý nào được phát hiện thông qua quá trình chẩn đoán. 

Theo nghiên cứu, có khoảng từ 6 đến 10 người bị chứng khó tiêu được chẩn đoán là mắc chứng khó tiêu không loét. Mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng, tuy nhiên, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Ngoài ra, chứng khó tiêu cũng có thể gây ảnh hưởng đến người trẻ hơn là người lớn tuổi, phụ nữ nhiều hơn so với nam giới. 

Khó tiêu chức năng (hay còn được biết đến với tên gọi khó tiêu không loét) mô tả tập hợp triệu chứng xuất hiện trong thực quản, dạ dày và ruột non.
Khó tiêu chức năng (hay còn được biết đến với tên gọi khó tiêu không loét) mô tả tập hợp triệu chứng xuất hiện trong thực quản, dạ dày và ruột non.

Những dấu hiệu nhận biết điển hình của chứng khó tiêu 

Lưu ý, các triệu chứng có thể khác nhau ở từng người và không phải lúc nào cũng đồng nhất. Để đưa ra chẩn đoán chính xác, bắt buộc phải có quá trình đánh giá, loại trừ nguyên nhân có thể gây ra những triệu chứng tương tự. Do đó, cần tư vấn từ chuyên gia y tế để có kết luận chính xác, từ đó lên kế hoạch điều trị phổ biến. 

Dấu hiệu của chứng khó tiêu chức năng thường bao gồm: 

– Cảm giác nóng rát và khó chịu ở vùng bụng trên hoặc ở vùng ngực dưới. Những triệu chứng có thể giảm đi sau khi ăn hoặc khi sử dụng thuốc kháng acid. 

– Đầy bụng, hơi tích tụ ở trong dạ dày, cảm giác này thường xuất hiện sau khi ăn khẩu phần nhỏ thức ăn. 

– Triệu chứng ợ hơi, không kiểm soát được khi khí ra khỏi dạ dày thông qua hệ thống hô hấp. Hiện tượng này có thể dẫn đến cảm giác không thoải mái, khó chịu. 

– Ăn có cảm giác mau no: Đây là cảm giác no nhanh sau khi ăn lượng thức ăn nhỏ, dẫn đến cảm giác đầy hơi và khó tiêu.

– Buồn nôn, thường xuất hiện sau khi ăn hoặc khi bệnh nhân ở trong tình huống căng thẳng. 

Nôn và buồn nôn là những dấu hiệu điển hình của chứng khó tiêu.
Nôn và buồn nôn là những dấu hiệu điển hình của chứng khó tiêu.

Nguyên nhân của chứng khó tiêu là gì? 

Theo chuyên gia, nguyên nhân của chứng khó tiêu hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể mắc hội chứng này khi có cùng nguyên nhân với hội chứng ruột kích thích

Sau đây là yếu tố được các chuyên gia đánh giá có thể làm cho triệu chứng trở nên nặng nề hơn: 

Do yếu tố thực phẩm và lối sống 

Một số loại thực phẩm có thể làm cho những triệu chứng trở nên tồi tệ hơn như: Caffeine; thức ăn cay, nồng, chua; đồ uống có cồn…  Ngoài ra, một số thói quen gây hại như hút thuốc, uống rượu, thể trạng thừa cân… có thể là tác nhân dẫn đến hội chứng này. 

Do sử dụng các loại thuốc chống viêm 

Một số loại thuốc chống viêm như Ibuprofen hay Naproxen có thể gây ảnh hưởng đến quá trình vận động thực quản. Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng có thể gây tác dụng khó tiêu như kháng sinh, steroid, chất đối kháng canxi. Do đó, nếu có lo ngại các loại thuốc có thể gây khó chịu đến đường ruột. 

Do hội chứng ruột kích thích 

Các triệu chứng của hội chứng này có thể bao gồm đau bụng, đầy hơi, thay đổi tần số hoặc tính chất khi đại tiện, cảm giác vẫn tồn dư ngay sau khi đi đại tiện.  

Chẩn đoán và điều trị chứng khó tiêu chức năng như thế nào? 

Biện pháp chẩn đoán chứng khó tiêu chức năng

Do khó có thể tìm được nguyên nhân chính xác, do đó bệnh nhân bắt buộc cần phải thực hiện toàn bộ các xét nghiệm như là siêu âm bụng, nội soi, xét nghiệm tìm Helicobacter Pylori qua hơi thở, xét nghiệm máu, chụp Xquang khi uống barium và chụp CT Scan. 

Nhìn chung, khi có những dấu hiệu như chậm tiêu, khó tiêu… người bệnh nên đi thăm khám sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời. 

Biện pháp điều trị chứng khó tiêu chức năng

 Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý 

Một số người cảm thấy triệu chứng khó tiêu sẽ trở nên nặng nề hơn mỗi khi ăn xong. Do đó, điều quan trọng khi điều trị bệnh là cần tập trung vào việc xây dựng chế độ và thói quen ăn uống hợp lý, như: 

– Tập trung vào việc thưởng thức món ăn, tạo dựng thói quen ăn chậm, nhai kỹ. 

– Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì ăn ba bữa lớn. Lưu ý cần hạn chế việc nói chuyện khi đang nhai. 

– Tránh các loại thực phẩm béo, do chất béo có thể làm rỗng dạ dày. 

– Tránh việc ăn quá khuya, không nằm xuống ngay sau khi ăn. 

– Tránh việc uống nhiều rượu, bia hay thức uống có cồn. 

Đừng quên xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.
Đừng quên xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.

Sử dụng thuốc giảm axit 

Một số triệu chứng như đầy hơi, ợ chua, ợ nóng… có thể thuyên giả khi người bệnh sử dụng một số loại thuốc giảm axit dạ dày như: 

– Thuốc ức chế bơm proton có khả năng mạnh nhất trong các loại thuốc giảm axit để cải thiện cơn đau do đường tiêu hóa. 

– Thuốc kháng axit cũng được dùng để kèm theo các nhóm trên bởi tác dụng điều trị đơn độc những người mắc chứng khó tiêu chức năng. 

Sử dụng thuốc chống lo lắng và chống trầm cảm 

Liều thấp của những loại thuốc chống trầm cảm có thể giúp làm giảm triệu chứng khó tiêu ngay cả khi bạn không bị trầm cảm. Một trong số những nhóm thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng phổ biến đó là chống trầm cảm ba vòng, với khả năng cải thiện cơn đau cũng như nhu động đường ruột ngay cả khi ở những liều khởi đầu. 

Việc sử dụng thuốc cần thực hiện ít ngày để tránh những biến chứng gây tác dụng phụ khó tiêu. 

Trên đây là các thông tin về chứng khó tiêu chức năng. Nhìn chung, đây là một trong những rối loạn tiêu hóa thường gặp, đặc biệt là trong đời sống hiện đại. Do đó, một khi bệnh đã được xác định, cần kiên trì áp dụng những biện pháp để ổn định tâm lý và điều chỉnh lối sống. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]