Gù cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

05/12/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Gù cột sống là căn bệnh thường gặp hiện nay. Căn bệnh này không chỉ khiến người mắc bệnh tự ti mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy bệnh gù cột sống là gì? Có nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Gù cột sống là bệnh gì?

Gù cột sống hay còn gọi là gù lưng. Đây là tình trạng một phần cột sống cong về phía trước của lưng. 

Cột sống hơi cong là bình thường. Nhưng thuật ngữ “gù cột sống’ thường dùng để chỉ lưng bị cong quá mức. Mọi người đều có cột sống cong ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, còn hơn 45 độ được coi là nghiêm trọng và được gọi là gù cột sống.

Hiện tượng gù cột sống xảy ra khi đốt sống ở phần lưng trên ngày càng biến dạng thành hình chữ V

Phân loại gù cột sống

Có thể chia gù cột sống thành 3 loại chính:

  • Gù tư thế: Là tình trạng gây ra bởi việc duy trì tư thế lưng không đúng. Tuy nhiên, hình dạng đốt sống còn bình thường. Loại này thường dễ uốn nắn và cải thiện với các bài tập trị liệu và cải thiện tư thế lưng.
  • Gù Scheuermann: Biểu hiện là các đốt sống có dạng hình nêm (wedge). Loại gù này thì cứng hơn. Nên khó nắn chỉnh, trở nên tồi tệ hơn khi cơ thể đang trong giai đoạn tăng trưởng. Tình trạng này xảy ra ở 0.4% dân số, tỷ lệ ngang nhau giữa nam và nữ.
  • Gù bẩm sinh: Có sự khác biệt về hình dạng của một hay nhiều đốt sống. Sự khác biệt này xuất hiện lúc mới sinh. Đứa trẻ khi sau khi sinh ra cột sống đã bị cong vẹo và ngày càng nặng hơn khi cơ thể tăng trưởng.

Triệu chứng của bệnh gù cột sống

Các triệu chứng phổ biến của gù cột sống là:

  • Tư thế khom về phía trước, nhìn thường rõ nhất từ bên hông giống như bệnh nhân cúi gập người về phía trước
  • Đau lưng từ nhẹ đến nặng
  • Giảm chiều cao
  • Khó đứng thẳng, càng khó khăn hơn lúc cuối ngày
  • Mệt mỏi

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây gù cột sống

Bình thường các đốt sống sắp xếp với nhau thành một ống hình trụ gọi là cột sống. Gù cột sống xảy ra khi đốt sống ngực trở thành hình thang.

Nguyên nhân gây bất thường đốt sống có thể do:

  • Gãy xương. Gãy hoặc nứt đốt sống (gãy nén) có thể gây cong vẹo cột sống. Nếu gãy nhẹ thì thường không có triệu chứng rõ ràng.
  • Loãng xương. Bệnh loãng xương có thể gây cong cột sống, đặc biệt nếu đốt sống yếu gây gãy nén cột sống. Loãng xương thường gặp nhất ở phụ nữ lớn tuổi và người sử dụng corticoid kéo dài.
  • Thoái hóa đĩa đệm. Đĩa đệm có vai trò như miếng đệm nằm giữa hai đốt sống. Theo thời gian, đĩa đệm sẽ khô đi và co lại, gây gù lưng nặng hơn.
  • Bệnh Scheuermann (gù thiếu niên). Còn gọi là gù Scheuermann. Thường xảy ra trong quá trình phát triển trước khi dậy thì. Nam bị ảnh hưởng nhiều hơn nữ.
  • Dị tật bẩm sinh. Xương sống không phát triển bình thường trước khi sinh có thể gây gù cột sống.
  • Các hội chứng khác. Như hội chứng Ehlers-Danlos, hội chứng Marfan.
  • Ung thư và điều trị ung thư. Ung thư cột sống có thể làm các đốt sống yếu đi và dễ bị gãy do đè nén. Hóa trị và xạ trị cũng có thể gây yếu đốt sống.
Bệnh gù cột sống có thể phát triển ở mọi lứa tuổi và có thể ảnh hưởng đến cả hai giới, tuy nhiên phổ biến nhất ở phụ nữ lớn tuổi.

Biến chứng của bệnh gù cột sống

Gù cột sống không chỉ gây ra tình trạng đau lưng, mà kéo theo đó là rất nhiều những biến chứng khác. Cụ thể:

  • Vấn đề về hô hấp: Gù nặng có thể gây áp lực lên phổi, đường thở gây khó thở.
  • Chức năng vật lý hạn chế: Gù có liên quan đến việc cơ lưng bị suy yếu và khó thực hiện các nhiệm vụ như đi bộ và rời khỏi ghế ngồi. Độ cong của cột sống cũng có thể gây khó khăn khi nhìn lên hoặc lái xe và có thể gây đau khi nằm xuống.
  • Vấn đề về thần kinh: Đôi khi, những người bị gù cột sống sẽ xuất hiện các vấn đề thần kinh khi các dây thần kinh tủy sống bị chèn ép. Điều này có thể phá vỡ các tín hiệu dẫn truyền thần kinh và gây ra các triệu chứng như: tê hoặc yếu ở tay và chân, vấn đề với thăng bằng, mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột. Những biến chứng nghiêm trọng này đòi hỏi sự chăm sóc y tế khẩn cấp và phẫu thuật thường sẽ được chỉ định.
  • Vấn đề về tiêu hóa: Gù nặng có thể gây đè nén đường tiêu hóa. Dẫn đến các vấn đề như trào ngược dạ dày thực quản và khó nuốt.
  • Vấn đề hình dạng cơ thể. Những người mắc bệnh gù cột sống, đặc biệt là thanh thiếu niên, có thể có hình dạng cơ thể xấu đi xuất phát từ việc có lưng còng hoặc mang nẹp chỉnh gù. Đối với người già, hình dạng cơ thể xấu có thể dẫn đến sự cô lập xã hội.
  • Khó kiểm soát: Đau dai dẳng khó kiểm soát bằng thuốc.

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán bệnh gù cột sống hiện nay có 2 phương pháp chính. Đó là:

Phương pháp chẩn đoán bằng khám lâm sàng

Để chẩn đoán bệnh gù cột sống, bác sĩ cần kiểm tra chiều cao. Và có thể yêu cầu bệnh nhân cúi về phía trước từ thắt lưng để bác sĩ quan sát cột sống từ phía bên hông. Nếu bị bệnh gù cột sống, lưng trên cong có thể thấy rõ hơn ở vị trí này.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện một bài kiểm tra về thần kinh để kiểm tra phản xạ và sức cơ của.

Phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Tùy thuộc vào dấu hiệu và triệu chứng, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các phương pháp như:

  • Chụp X-quang, phương pháp này thường được sử dụng để xác định mức độ cong. Và có thể phát hiện dị tật của đốt sống, giúp xác định loại gù cột sống.
  • Chụp cắt lớp vi tính từ nhiều góc độ khác nhau để tạo thành hình ảnh cắt ngang của cấu trúc nội bộ.
  • Chụp cộng hưởng từ khi có nghi ngờ một khối u hoặc nhiễm trùng.

Phương pháp điều trị bệnh gù cột sống

Đeo đai chống gù là một biện pháp phòng ngừa bệnh gù cột sống

Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ triệu chứng.

Thuốc

  • Giảm đau: Các thuốc không kê toa bao gồm acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen sodium. Nếu không giảm triệu chứng, cần dùng đến các thuốc mạnh hơn được bác sĩ kê toa.
  • Thuốc điều trị loãng xương: Giúp ngăn ngừa gãy đốt sống về sau, ngăn bệnh nặng hơn.

Trị liệu

Các phương pháp trị liệu có thể giúp kiểm soát được một số loại gù cột sống.

  • Tập thể dục: Các bài tập kéo giãn giúp cải thiện độ linh hoạt của cột sống và giảm đau lưng.
  • Đeo nẹp: Trẻ em mắc bệnh Scheuermann có thể ngăn gù cột sống tiến triển bằng cách đeo nẹp vai, lưng.

Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể được đề nghị khi gù cột sống nặng gây chèn ép tủy sống hoặc rễ thần kinh. Hàn xương sống là thủ thuật thường dùng nhất để giảm gù. Nhà phẫu thuật sẽ chèn các mảnh xương vào giữa các đốt sống và cố định bằng vít.

Để duy trì mật độ xương tối ưu, bác sĩ sẽ đề nghị:

  • Chế độ ăn giàu canxi và vitamin D.
  • Không hút thuốc lá.
  • Hạn chế uống rượu bia.

Trên đây là những thông tin về bệnh gù cột sống. Lưu ý những thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng của mình. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]